Bức tranh hiện thực đa diện, đa dạng, đa sắc qua ngôn ngữ người kể

Một phần của tài liệu (Trang 62 - 63)

6. Bố cục của khóa luận

3.2.1. Bức tranh hiện thực đa diện, đa dạng, đa sắc qua ngôn ngữ người kể

chuyện.

Nhờ các biện pháp tu từ, nhờ tính hình ảnh và tính biểu cảm của các phương tiện ngôn ngữ, qua ngôn ngữ người kể chuyện, Vũ Trọng Phụng vẽ nên một bức tranh hiện thực đa diện, đa dạng, đa sắc. Bằng một lối kể chuyện

hài hước nhưng bộc lộ được cái nhìn mỉa mai, châm biếm của Vũ Trọng Phụng đối với con người và xã hội lúc bấy giờ. Giá trị tu từ lớn nhất mà chúng ta nhận diện được qua ngôn ngữ người kể chuyện trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng chính là các phương thức tu từ thực sự trở thành những công cụ đắc lực cho việc khêu gợi tình cảm, huy động trí tưởng tượng của con người. Lối so sánh mà Vũ Trọng Phụng sử dụng luôn gợi ra cho người đọc phải tưởng tượng đến những hình ảnh thứ 2(hình ảnh so sánh) để hiểu về hình ảnh thứ nhất (hình ảnh được so sánh).

Chính nhờ vào cách sử dụng sáng tạo các phương thức tu từ theo lối riêng mà đã tạo nên một phong cách riêng của Vũ Trọng Phụng. Đó là nhà văn trào phúng bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực. Lối xây dựng nhân vật điển hình, được xây dựng tuân theo nghệ thuật của sáng tác trào phúng: hầu như không chú ý miêu tả nội tâm, thường tô đậm chất hài của ngoại hình nhân vật. Ngôn ngữ nghệ thuật thấm đẫm cá tính sáng tạo: phong phú, sinh động, đầy góc cạnh, thực sự sắc sảo. Một thứ ngôn ngữ vừa gai góc, sắc nhọn, vừa mỉa mai, chua chát như được tuôn trào từ một mối căm phẫn, uất ức cao độ với xã hội đương thời đầy bất công, phi nhân tính. Cũng là thứ ngôn ngữ hướng tới sự phô bày, lên án, tố cáo những mặt trái của xã hội nhưng ngôn ngữ Vũ Trọng Phụng quả có gai góc, “nóng” hơn, chua chát, phũ phàng hơn, cay độc, dữ dội hơn so với, các cây bút hiện thực khác.

Một phần của tài liệu (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)