Phương tiện và biện pháp tu từ ngữ nghĩa

Một phần của tài liệu (Trang 49 - 52)

6. Bố cục của khóa luận

2.2.3. Phương tiện và biện pháp tu từ ngữ nghĩa

“Phương tiện tu từ ngữ nghĩa là những định danh thứ hai mang màu sắc tu từ của sự vật, hiện tượng” [11, tr. 45]. Phương tiện tu từ ngữ nghĩa bao gồm ba nhóm: nhóm so sánh tu từ, nhóm ẩn dụ tu từ và nhóm hoán dụ tu từ. Với khuôn khổ đề tài, chúng tôi chỉ đi sâu khảo sát nhóm so sánh tu từ. Bởi so sánh tu từ là phương tiện tu từ ngữ nghĩa chiếm một số lượng rất lớn, điển hình trong tiểu thuyếtSố đỏ.

Theo Bùi Trọng Ngoãn, so sánh tu từ hay so sánh nghệ thuật là cách công khai đối chiếu các đối tượng khác loại có cùng nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả một cách có hình ảnh và biểu cảm đặc điểm của đối tượng. Có bốn kiểu so sánh tu từ: A như (tựa, tựa như, như là) B, B bao nhiêu A bấy nhiêu,

kiểu A là B, so sánh song hành A Ø B. Trong ngôn ngữ người kể chuyện qua tiểu thuyếtSố đỏ của Vũ Trọng Phụng, có các dạng so sánh sau:

Qua khảo sát chúng tôi thấy, kiểu so sánh A như B là kiểu so sánh chiếm số lượng lớn nhất trong các kiểu so sánh của tiểu thuyếtSố đỏ.

Để miêu tả Văn Minh chồng một cách hình ảnh, Vũ Trọng Phụng đã sử dụng phương tiện tu từ so sánh khác loại giữa A (hai mắt của Văn Minh) với B (chỉ loài vật - ốc nhồi) dựa trên điểm tương đồng về hình dáng bên ngoài: to và lồi.

- Rồi đến một chàng thiếu niên cao ngẳng, gầy đét, lộ hầu, hai mắt như

ốc nhồi, tóc cũng uốn quăn, âu phục lối du lịch[...][15, tr. 608].

Tương tự như vậy là lối so sánh giữa tiếng lải nhải của cụ bà với cái chảo rách:

- Cụ bà lại nhai nhải nói như cái chảo rách[15, tr. 687].

Kiểu so sánh A là B xuất hiện không nhiều. Có thể phân tích ví dụ sau:

- Bà Phó Đoan có vẻ là linh hồn nước Việt Nam trên đường tiến hóa và

giải phóng[15, tr 645].

Ở đây là lối so sánh tu từ khác loại giữa A(Bà Phó Đoan) chỉ người với B(linh hồn nước Việt Nam trên đường tiến hóa và giải phóng) chỉ vật. Nếu sử dụng phương pháp cải biến, thay “là” bằng “như/như là” thì nghĩa của câu cũng không thay đổi. Hoặc:

- Hồ Trúc Bạch cứ là một hàn thử biểu, thời khắc biểu về những tấn bi

kịch...[15, tr. 667].

Kiểu so sánh B bao nhiêu A bấy nhiêu chỉ xuất hiện 1 lần trong ngôn ngữ người kể chuyện:

- Trước kia ông bực mình về nỗi thiên hạ cứ nhầm mãi Xuân bao nhiêu, thì bây giờ ông lại mừng thầm cũng vì điều ấy bấy nhiêu[15, tr.718].

trình tự tiếp nối của các đơn vị từ vựng (kể cả các phương tiện tu từ) thuộc một cấp độ trong phạm vi của một đơn vị khác thuộc bậc cao hơn[11, tr. 153]. Theo Bùi Trọng Ngoãn, các biện pháp tu từ ngữ nghĩa gồm: đồng nghĩa kép, liệt kê và tăng cấp, đột giáng, ngoa dụ, nói giảm, phản ngữ, chơi chữ, dẫn ngữ và tập Kiều. Tuy nhiên, với đề tài này chúng tôi chỉ đi tìm hiểu ở một số phương diện liệt kê, đột giáng, ngoa dụ.

 Liệt kê là phương thức sắp xếp một loạt các hình ảnh, các khái niệm...liền nhau theo một cách thức nào đó để tăng cường hiệu quả biểu đạt. Thủ pháp liệt kê có tác dụng thể hiện sự phong phú, đa dạng, nhiều mặt của sự vật, hiện tượng. Ví dụ:

Liệt kê hàng loạt những công việc mà Xuân Tóc Đỏ phải lặn lội bươn chải kiếm ăn:

- Nó đã bán phá xa, bán nhật trình, làm lính chạy cờ hiệu rạp hát, bán cao đan hoàn tán trên xe lửa, và vài ba nghề tiểu xảo khác nữa[15, tr. 608].

Liệt kê những loài hoa cỏ trước sân ngôi biệt thự của bà Phó Đoan trước con mắt ngạc nhiên, choáng ngợp của Xuân Tóc Đỏ và thầy số:

- Những cây liễu, cây phù dung, cây xương rồng lào, cỏ tóc tiên, những đôn sứ, những luống hoa lạ, hiện mập mờ....[15, tr. 619].

 Đột giáng là cách đưa ra một kết thúc bất ngờ trái với diễn biến của các tình tiết. Thủ pháp đột giáng luôn mang lại những kết quả bất ngờ đối với người đọc. Đây là một thủ pháp được khai thác triệt để trong nghệ thuật trào phúng nói chung và trong tiểu thuyết trào phúng Số đỏ nói riêng. Có thể dẫn ra nhiều ví dụ của thủ pháp đột giáng được sử dụng trongSố đỏ qua ngôn ngữ người kể chuyện:

- Chí bình sinh của cụ cố Hồng chỉ là được làm cụ cố [15, tr.646]. Người ta cần sự tươi trẻ, sức khỏe để có những chí nguyện thì thường lớn lao, nhưng chí nguyện của cụ cố Hồng thì chỉ mong được già đi.

- [...] và ba người của cái gia đình hành khất thì bắt chấy, bắt rận cho nhau một cách nên thơ [15, tr. 612]. Ở đây, tình cảnh đáng thương của gia đình hành khất lại biến thành một khung cảnh nên thơ chính là một cái kết thúc bất ngờ gây nên tiếng cười chua chát trong lòng người đọc.

- Bà Phó Đoan dù Nhật, ví da và chó bước xuống[15, tr. 619].

- Nó rất muốn trông thấy bà Phó Đoan, nhưng bà đã lên xe hơi với con

chó yêu quý của bà từ bao giờ...rồi[15, tr. 636].

Từ “và”, “với” là kết từ biểu thị quan hệ liên hợp giữa hai sự vật, hiện tượng, quá trình...cùng loại, cùng phạm trù. Ỏ đây, Vũ Trọng Phụng đã cố tình đặt ra một mối quan hệ ngang hàng giữa bà Phó Đoan (người) và chó(súc vật), làm cho phẩm giá của bà Phó Đoan bị đột ngột hạ bậc.

 Ngoa dụ là cách cường điệu các đặc trưng của sự vật, hiện tượng nhằm mục đích nhấn mạnh, làm nổi rõ bản chất của sự vật, hiện tượng [18, tr. 48]. Trong Số đỏ, Vũ Trọng Phụng cũng liên tục sử dụng thủ pháp này gây nên những tiếng cười hài hước, châm biếm.

- Trên lưng nguời đàn bà, cậu bé khổng lồ ấy còn ngây ngô rún rẩy....[15, tr. 621].

- Trong lúc gia đình nhốn nháo, thằng bồi tiêm đã đếm được đúng một

nghìn tám trăm bảy mươi hai câu gắt: “Biết rồi! Khổ lắm! Nói mãi!”.[15, tr.

714]

- Lúc này ông cụ đã hút xong điếu thuốc thứ sáu mươi nên thằng bồi

tiêm đã lui đi chỗ khác để mặc cụ hưởng những dư vị....[15, tr. 716]

Một phần của tài liệu (Trang 49 - 52)