Lời tả và lời bình của Vũ Trọng Phụng trong phần tái hiện đối thoạ

Một phần của tài liệu (Trang 57)

6. Bố cục của khóa luận

2.3.2 Lời tả và lời bình của Vũ Trọng Phụng trong phần tái hiện đối thoạ

của nhân vật

Lời tả của Vũ Trọng Phụng trong phần tái hiện nhân vật như chính lời chỉ dẫn của người trần thuật trong việc giới thiệu sự việc, nhân vật đối với người đọc. Ở đây, lời tả có giá trị chỉ dẫn, diễn tả thái độ, hành động của nhân vật trước một sự việc hoặc trước lời phát ngôn của nhân vật khác. Điều đặc biệt của lời tả trong phần tái hiện đối thoại nhân vật là Vũ Trọng Phụng đã khắc

họa nên những con người khác biệt không trùng lắp, không giống ai. Người đọc không quên Xuân Tóc Đỏ với những hành động, cử chỉ, ngôn ngữ thiếu nhã nhặn nếu không muốn nói là thô tục của một kẻ ma cà bông, vô học như Xuân Tóc Đỏ. Đó là những hình ảnh hiện ra qua lời tả của người kể chuyện: hành động“sấn sổ đưa tay ra toan cướp giật ái tình”, “cười hí hí như ngựa”, “nhồm nhoàm nhai mía, lấy bã ném vào cái cột đèn”, “chùi tay vào quần”,....

Người đọc cũng nhận diện được bà Phó Đoan - me Tây chính hiệu qua một loạt những từ ngữ miêu tả sự thay đổi chóng vánh của thái độ, tính cách tùy vào mục đích của bà. Chỉ với một Xuân Tóc Đỏ mà bà Phó Đoan đã có những cách cư xử thay đổi đến chóng mặt: ‘hầm hầm”, “lầu nhầu” → “ngậm ngùi, thở dài” → “ngẩn người, thất vọng” → “ngơ ngác, nghĩ ngợi” → tủm tỉm cười → “mất công thủ tiết với hai đời chồng”→ nũng nịu, sung sướng→ “nổi trận lôi đình”→ “sợ hãi, vật mình vật mẩy”... Từ một người đáng tuổi mẹ tuổi cô, có quyền, có tiền, bà Phó Đoan thay đổi thái độ tùy vào mục đích của bà đối với Xuân Tóc Đỏ là gì.

Trong phần tái hiện đối thoại nhân vật, người kể chuyện tiếp tục dùng lời bình để đi vào bàn luận những trạng thái tâm lý, suy nghĩ của nhân vật.

- Câu đoán ấy khiến Xuân ta nghĩ ngợi, mơ mộng [15, tr. 608].

- Mười sáu phố cho hai người, việc tuần phòng thành ra gần như là việc tập đua xe đạp[15, tr.613].

- Ấy thế là Xuân Tóc Đỏ bắt đầu dự vào cuộc cải cách xã hội [15, tr. 634].

- Như vậy thật là sự đắc thắng của Bình dân vậy thay![15, tr. 661].

- Ấy là vì ông phán thấp cổ bé miệng nên tiếng than không thấu đến trời vậy![15, tr.680]

-Thế là việc làm cho đời một người con gái tử tế bị mang tiếng của Xuân đã được kết quả hoàn toàn rực rỡ[15, tr.698].

Qua những lời bình của người kể chuyện, cái tôi của tác giả phần nào được bộc lộ. Tuy hết sức ngắn gọn, nhưng những lời bình đó bộc lộ trực tiếp mục tiêu hàm nghĩa và biểu cảm của tác giả. Lời bình của tác giả như một dạng trữ tình ngoại đề làm rõ hơn về đối tượng miêu tả. Và chính lời bình làm cho lời kể chuyện trở nên sinh động và giàu sắc thái biểu cảm.

Chương 3: VAI TRÒ CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN NGÔN NGỮ ĐỐI VỚI NGÔN NGỮ NGƯỜI KỂ CHUYỆN CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG 3.1 Khả năng biểu đạt của các đơn vị tình thái đối với lời kể chuyện Vũ

Trọng Phụng trong Số đỏ

Như đã nói, một phát ngôn bao gồm hai thành phần cơ bản đó là nghĩa miêu tả và nghĩa tình thái. Nghĩa tình thái là một bộ phận quan trọng của phát ngôn. Nghĩa tình thái phức tạp, tinh tế, trừu tượng và được thể hiện thông qua các đơn vị tình thái.

Trong một văn bản tự sự nói chung và trong ngôn ngữ người kể chuyện nói riêng, các đơn vị tình thái có vai trò hết sức quan trọng trong việc thể hiện những nhân tố thuộc về cảm xúc, ý chí, thái độ, sự đánh của người nói đối với sự việc được nói đến.

3.1.1 Ngôn ngữ người kể chuyện giàu tính biểu cảm.

Các đơn vị tình thái có vai trò quan trọng trong việc tạo nên một lối kể chuyện giàu tính biểu cảm trong ngôn ngữ người kể chuyện của Vũ Trọng Phụng. Tình thái biểu cảm được thể hiện qua ngôn ngữ người kể chuyện trong Số đỏ là tình thái chủ quan. Đây là loại tình thái phong phú về ý nghĩa và phương tiện biểu đạt. Người kể chuyện được quyền thể hiện những đánh giá, cam kết tình thái của mình theo những thang độ rất rộng. Tình thái trong ngôn ngữ người kể chuyện qua Số đỏ thể hiện thái độ, trạng thái tâm lí, tình cảm của chính người kể chuyện đối với các sự tình được nói đến.

3.1.2 Ngôn ngữ người kể chuyện bộc lộ trực tiếp thái độ của tác giả

Bên cạnh việc tạo nên một lối kể chuyện giàu tính biểu cảm, ngôn ngữ người kể chuyện còn bộc lộ trực tiếp thái độ của tác giả. Thông qua các đơn vị biểu thị tình thái của ngôn ngữ người kể chuyện, Vũ Trọng Phụng đã bày tỏ thái độ nhận xét, đánh giá chủ quan đối với sự tình diễn ra trong xã hội lúc bấy giờ mang đậm cái tôi cá nhân. Cùng với giọng điệu kể chuyện hài hước,

các đơn vị tình thái góp phần tạo nên những tiếng cười châm biếm nhẹ nhàng nhưng không kém phần sâu cay.

Việc sử dụng hàng loạt các đơn vị tình thái trong ngôn ngữ người kể chuyện của Số đỏ giúp Vũ Trọng Phụng khắc họa chân dung, miêu tả tính cách, bản chất của nhân vật một cách cụ thể, sinh động. Và qua đó, lột tả hiện thực xã hội nhốn nháo, vô lí thời bấy giờ. Qua ngôn ngữ của người kể chuyện, ta nhận thấy được sự bất bình của tác giả đối với một xã hội giả dối, bịp bợm, mọi giá trị đạo đức, chuẩn mực xã hội đều bị đảo lộn.

3.2 Giá trị tu từ và hiệu quả nghệ thuật của các phương thức tu từ đối

với ngôn ngữ người kể chuyện Vũ Trọng Phụng trong Số đỏ

Như chúng ta đã biết, tiếng Việt có nhiều phương thức tu từ, mỗi phương thức có kiểu cấu tạo và chức năng riêng. Sự phong phú về phương thức tu từ là đều rất cần thiết cho sự diễn đạt. Chúng hoặc thể hiện chức năng nhận thức hoặc biểu cảm của người nói đối với vấn đề mà chúng ta cần đề cập. Dù mỗi phương thức tu từ có một mỗi kiểu cấu tạo và chức năng riêng, nhưng chung quy lại chúng có những giá trị cơ bản như sau:

Các phương thức tu từ làm cho sự diễn đạt phong phú về số lượng và chất lượng. Khi “cái tôi” của mỗi con người ngày được khẳng định và đề cao thì nhu cầu diễn đạt tư tưởng tình cảm đối với hiện thực xã hội ngày càng tăng. Tiếng Việt mặc dù phong phú về các đơn vị từ vựng ngữ pháp, nhưng đối với nhu cầu phong phú trên của con người thì vẫn còn giới hạn. Chính các phương thức tu từ đã góp phần làm cho sự diễn đạt phong phú cả về số lượng và chất lượng. Chẳng hạn chúng ta có thể đếm được các từ ngữ biểu thị sự chia ly ở trong từ điển tiếng Việt bởi vì chúng có hạn. Nhưng nhờ vào các phương thức tu từ mà chúng ta có nhiều cách nói với nhiều sắc thái khác nhau để biểu thị nội dung này.

Quá trình sử dụng cũng như quá trình tiếp nhận các phương thức tu từ luôn là một quá trình suy nghĩ, liên tưởng đi sâu phát hiện những đặc điểm nào đó của đối tượng miêu tả. Đó cũng là một quá trình mà con người luôn luôn bày tỏ sự đánh giá tình cảm. Cho nên các cách tu từ là công cụ của tư duy, công cụ khêu gợi tình cảm, phát triển trí tuệ. Chính trong quá trình sử dụng và tiếp nhận cách tu từ, con người tự bồi đắp tình cảm và trí tuệ cho mình. Ý thức được điều này, chúng ta sẽ tránh được sai lầm sáo rỗng trong khi khi sử dụng cách tu từ đồng thời chúng ta cũng có cơ sở chắc chắn để bình giá việc sử dụng cách tu từ.

Các phương thức tu từ là công cụ cho mỗi cá nhân thể hiện tài năng sáng tạo riêng của mình. Nó là cơ sở để cho mỗi nhà văn nhà thơ, tùy vào khả năng tổng hợp cả tâm hồn lẫn trí tuệ để tạo nên một dấu ấn riêng mang phong cách tác giả. Tùy vào nhân sinh quan, thế giới quan, tùy vào mục đích nhu cầu của người nghệ sĩ mà người ta chọn lựa các phương thức tu từ, vận chúng linh hoạt sáng tạo khác nhau ở mỗi người. Đó là lí do vì sao mà Nguyễn Tuân suốt đời đi tìm cái đẹp trong chủ nghĩa “xê dịch”, nhất là tìm về cái vang bóng một thời với những ngôn ngữ tao nhã, cổ kính. Đó là lí do vì sao cùng viết về đề tài nông dân nhưng Ngô Tất Tố chỉ miêu tả tình cảnh khốn khổ của nhân dân bằng những ngôn từ đầy thương xót tội nghiệp mà Nam Cao thì lại lạnh lùng chỉ ra ngoài những tình cảnh đáng thương, hay vì tình cảnh đáng thương của mõi người mà người nông dân vô tâm, bàng quang, tàn nhẫn với chính đồng loại của mình ( Chí Phèo, Lang Rận...).

3.2.1. Bức tranh hiện thực đa diện, đa dạng, đa sắc qua ngôn ngữ người kểchuyện. chuyện.

Nhờ các biện pháp tu từ, nhờ tính hình ảnh và tính biểu cảm của các phương tiện ngôn ngữ, qua ngôn ngữ người kể chuyện, Vũ Trọng Phụng vẽ nên một bức tranh hiện thực đa diện, đa dạng, đa sắc. Bằng một lối kể chuyện

hài hước nhưng bộc lộ được cái nhìn mỉa mai, châm biếm của Vũ Trọng Phụng đối với con người và xã hội lúc bấy giờ. Giá trị tu từ lớn nhất mà chúng ta nhận diện được qua ngôn ngữ người kể chuyện trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng chính là các phương thức tu từ thực sự trở thành những công cụ đắc lực cho việc khêu gợi tình cảm, huy động trí tưởng tượng của con người. Lối so sánh mà Vũ Trọng Phụng sử dụng luôn gợi ra cho người đọc phải tưởng tượng đến những hình ảnh thứ 2(hình ảnh so sánh) để hiểu về hình ảnh thứ nhất (hình ảnh được so sánh).

Chính nhờ vào cách sử dụng sáng tạo các phương thức tu từ theo lối riêng mà đã tạo nên một phong cách riêng của Vũ Trọng Phụng. Đó là nhà văn trào phúng bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực. Lối xây dựng nhân vật điển hình, được xây dựng tuân theo nghệ thuật của sáng tác trào phúng: hầu như không chú ý miêu tả nội tâm, thường tô đậm chất hài của ngoại hình nhân vật. Ngôn ngữ nghệ thuật thấm đẫm cá tính sáng tạo: phong phú, sinh động, đầy góc cạnh, thực sự sắc sảo. Một thứ ngôn ngữ vừa gai góc, sắc nhọn, vừa mỉa mai, chua chát như được tuôn trào từ một mối căm phẫn, uất ức cao độ với xã hội đương thời đầy bất công, phi nhân tính. Cũng là thứ ngôn ngữ hướng tới sự phô bày, lên án, tố cáo những mặt trái của xã hội nhưng ngôn ngữ Vũ Trọng Phụng quả có gai góc, “nóng” hơn, chua chát, phũ phàng hơn, cay độc, dữ dội hơn so với, các cây bút hiện thực khác.

3.2.2 Giọng điệu truyền cảm, giàu cung bậc

Thông qua các phương thức tu từ, Vũ Trọng Phụng đã tạo một lối kể chuyện hài hước nhưng với một giọng điệu truyền cảm, giàu cung bậc. Trên bề mặt ngôn từ, người đọc có thể cảm nhận thái độ có vẻ vô tâm, lạnh lùng của người kể chuyện, nhưng tận sâu bên trong chính là nỗi buồn da diết, sự thương cảm cho những con người không làm chủ được cuộc đời của mình, để cho sức mạnh của xã hội đời thường xô đẩy. Số đỏcủa Vũ Trọng Phụng vang

lên một chuỗi dài tiếng cười ròn rã. Nhưng cười không nhất thiết là để đùa. Một người có tâm phải đào sâu vào vào những điểm trắng, khoảng lặng phía sau ngôn từ để thấy được tinh thần nhân đạo của Vũ Trọng Phụng. Tiếng cười trào lộng chua cay chỉ là cái vẻ bề ngoài nhưng đủ đánh động vào tâm đen của những con người thật đứng phía sau cái bóng của các nhân vật mà Vũ Trọng Phụng đã dựng nên.

3.3 Khả năng biểu đạt của lời tả và lời bình của Vũ Trọng Phụng đối với

nội dung thể hiện trong Số đỏ

3.3.1 Lời tả là con đường dẫn dắt người đọc đi vào thế giới của Số đỏ

Lời tả của Vũ Trọng Phụng chính là cách giới thiệu, dẫn dắt người đọc đi vào thế giới của Xuân Tóc Đỏ, một thế giới nhố nhăng, kệch cỡm nhưng thật sự rất đáng thương. Bằng thủ pháp so sánh, Vũ Trọng Phụng đã miêu tả thành công chân dung nghệ thuật độc đáo của mỗi nhân vật với những chi tiết nghịch dị hài hước. Đối với toàn bộ các sự tình diễn ra, Vũ Trọng Phụng như đang dùng một chiếc máy quay quay từ xa để nhìn cái đại thể của hiện thực xã hội đương thời. Để rồi lại di chuyển ống kính thật sát vào hiện thực để bắt mạch những sự bịp bợm, giả dối giữa cái vẻ bên ngoài so với cái bên trong của con người.

Vũ Trọng Phụng đã miêu tả một cách tỉ mỉ và sâu sắc sự giả dối, vô nhân tính của con người trong xã hội mà Xuân Tóc Đỏ đang sống. Những trang viết “Hạnh phúc của một tang gia” đã tố cáo một cách toàn diện bộ mặt thật của lớp người vừa thượng lưu vừa hạ lưu trong cái xã hội hội hổ lốn, tạp pí lù.

3.3.2 Lời bình chân xác chính là cơ sở tạo nên tính chân thực, hấp dẫncủa ngôn ngữ người kể chuyện đối với người đọc trong Số đỏ. của ngôn ngữ người kể chuyện đối với người đọc trong Số đỏ.

Cùng với lời tả, lời bình chân xác, đúng lúc, đúng chỗ là cơ sở tạo nên tính chân thực và hấp dẫn của ngôn ngữ người kể chuyện trongSố đỏ.

Bằng những lời bình luận hóm hỉnh sâu sắc, người kể chuyện như trực tiếp tham gia vào câu chuyện để nói lên thái độ, nhận xét, đánh giá chủ quan của mình. Những lời bình chính là sợi chỉ xuyên suốt để thể hiện con người Vũ Trọng Phụng trong việc tái hiện nội dung được thể hiện trong Số đỏ một cách cụ thể, chi tiết. Vũ Trọng Phụng đã tận dụng sức mạnh của các đơn vị tình thái, các phương thức tu từ để tái hiện sự tình trongSố đỏ vừa mang tính khách quan vừa mang tính chủ quan, Khách quan ở chỗ người kể chuyện kể chuyện ở ngôi thứ ba, đứng phía bên ngoài các sự tình đang diễn ra để kể lại. Chủ quan ở chỗ bộc lộ trực tiếp suy nghĩ, thái độ của tác giả.

Thông qua lời bình, người đọc dễ dàng tiếp cận vấn đề được thể hiện từ góc độ của người kể chuyện. Và nhiệm vụ của người đọc là thông qua những lời bình ấy mà tiếp tục bàn luận, thẩm định nội dung thể hiện mà tác giả đã đưa ra.

KẾT LUẬN

Trên cơ sở nghiên cứu “Đặc điểm ngôn ngữ người kể chuyện trong tiểu thuyết Số đỏcủa Vũ Trọng Phụng”, bước đầu chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

(1) Nghĩa tình thái là một trong hai bình diện nghĩa của mọi phát ngôn. Nghĩa tình thái của phát ngôn bao gồm thái độ, tình cảm của người nói đối với điều được nói ra và thái độ, tình cảm của người nói đối với người đối thoại. Đối với thể loại tiểu thuyết, người đọc là một đối tượng tiềm năng nên phương diện nghĩa tình thái thứ nhất đậm nét hơn, rõ nét hơn phương diện nghĩa tình thái thứ hai. Khảo sát các đơn vị tình thái trong ngôn ngữ người kể chuyện của Vũ Trọng Phụng ởSố đỏ, chúng tôi nhận ra rằng: Một mặt, nghĩa tình thái chính là sự hiện thực hóa một sự tình của phát ngôn; một mặt, nghĩa tình thái đã làm cho lối thuật chuyện của Vũ Trọng Phụng sinh động đến mức như được nghe người kể chuyện trực tiếp, khi kèm theo từng nội dung luôn luôn có thái độ của người kể.

(2) Đồng thời, các phương tiện tu từ và biện pháp tu từ trong ngôn ngữ người kể chuyện của Vũ Trọng Phụng ở Số đỏ xuất hiện với một tần số tương đối

Một phần của tài liệu (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)