6. Bố cục của khóa luận
3.2 Giá trị tu từ và hiệu quả nghệ thuật của các phương thức tu từ đối vớ
với ngôn ngữ người kể chuyện Vũ Trọng Phụng trong Số đỏ
Như chúng ta đã biết, tiếng Việt có nhiều phương thức tu từ, mỗi phương thức có kiểu cấu tạo và chức năng riêng. Sự phong phú về phương thức tu từ là đều rất cần thiết cho sự diễn đạt. Chúng hoặc thể hiện chức năng nhận thức hoặc biểu cảm của người nói đối với vấn đề mà chúng ta cần đề cập. Dù mỗi phương thức tu từ có một mỗi kiểu cấu tạo và chức năng riêng, nhưng chung quy lại chúng có những giá trị cơ bản như sau:
Các phương thức tu từ làm cho sự diễn đạt phong phú về số lượng và chất lượng. Khi “cái tôi” của mỗi con người ngày được khẳng định và đề cao thì nhu cầu diễn đạt tư tưởng tình cảm đối với hiện thực xã hội ngày càng tăng. Tiếng Việt mặc dù phong phú về các đơn vị từ vựng ngữ pháp, nhưng đối với nhu cầu phong phú trên của con người thì vẫn còn giới hạn. Chính các phương thức tu từ đã góp phần làm cho sự diễn đạt phong phú cả về số lượng và chất lượng. Chẳng hạn chúng ta có thể đếm được các từ ngữ biểu thị sự chia ly ở trong từ điển tiếng Việt bởi vì chúng có hạn. Nhưng nhờ vào các phương thức tu từ mà chúng ta có nhiều cách nói với nhiều sắc thái khác nhau để biểu thị nội dung này.
Quá trình sử dụng cũng như quá trình tiếp nhận các phương thức tu từ luôn là một quá trình suy nghĩ, liên tưởng đi sâu phát hiện những đặc điểm nào đó của đối tượng miêu tả. Đó cũng là một quá trình mà con người luôn luôn bày tỏ sự đánh giá tình cảm. Cho nên các cách tu từ là công cụ của tư duy, công cụ khêu gợi tình cảm, phát triển trí tuệ. Chính trong quá trình sử dụng và tiếp nhận cách tu từ, con người tự bồi đắp tình cảm và trí tuệ cho mình. Ý thức được điều này, chúng ta sẽ tránh được sai lầm sáo rỗng trong khi khi sử dụng cách tu từ đồng thời chúng ta cũng có cơ sở chắc chắn để bình giá việc sử dụng cách tu từ.
Các phương thức tu từ là công cụ cho mỗi cá nhân thể hiện tài năng sáng tạo riêng của mình. Nó là cơ sở để cho mỗi nhà văn nhà thơ, tùy vào khả năng tổng hợp cả tâm hồn lẫn trí tuệ để tạo nên một dấu ấn riêng mang phong cách tác giả. Tùy vào nhân sinh quan, thế giới quan, tùy vào mục đích nhu cầu của người nghệ sĩ mà người ta chọn lựa các phương thức tu từ, vận chúng linh hoạt sáng tạo khác nhau ở mỗi người. Đó là lí do vì sao mà Nguyễn Tuân suốt đời đi tìm cái đẹp trong chủ nghĩa “xê dịch”, nhất là tìm về cái vang bóng một thời với những ngôn ngữ tao nhã, cổ kính. Đó là lí do vì sao cùng viết về đề tài nông dân nhưng Ngô Tất Tố chỉ miêu tả tình cảnh khốn khổ của nhân dân bằng những ngôn từ đầy thương xót tội nghiệp mà Nam Cao thì lại lạnh lùng chỉ ra ngoài những tình cảnh đáng thương, hay vì tình cảnh đáng thương của mõi người mà người nông dân vô tâm, bàng quang, tàn nhẫn với chính đồng loại của mình ( Chí Phèo, Lang Rận...).