Lời bình chân xác chính là cơ sở tạo nên tính chân thực, hấp dẫn của

Một phần của tài liệu (Trang 64 - 76)

6. Bố cục của khóa luận

3.3.2 Lời bình chân xác chính là cơ sở tạo nên tính chân thực, hấp dẫn của

của ngôn ngữ người kể chuyện đối với người đọc trong Số đỏ.

Cùng với lời tả, lời bình chân xác, đúng lúc, đúng chỗ là cơ sở tạo nên tính chân thực và hấp dẫn của ngôn ngữ người kể chuyện trongSố đỏ.

Bằng những lời bình luận hóm hỉnh sâu sắc, người kể chuyện như trực tiếp tham gia vào câu chuyện để nói lên thái độ, nhận xét, đánh giá chủ quan của mình. Những lời bình chính là sợi chỉ xuyên suốt để thể hiện con người Vũ Trọng Phụng trong việc tái hiện nội dung được thể hiện trong Số đỏ một cách cụ thể, chi tiết. Vũ Trọng Phụng đã tận dụng sức mạnh của các đơn vị tình thái, các phương thức tu từ để tái hiện sự tình trongSố đỏ vừa mang tính khách quan vừa mang tính chủ quan, Khách quan ở chỗ người kể chuyện kể chuyện ở ngôi thứ ba, đứng phía bên ngoài các sự tình đang diễn ra để kể lại. Chủ quan ở chỗ bộc lộ trực tiếp suy nghĩ, thái độ của tác giả.

Thông qua lời bình, người đọc dễ dàng tiếp cận vấn đề được thể hiện từ góc độ của người kể chuyện. Và nhiệm vụ của người đọc là thông qua những lời bình ấy mà tiếp tục bàn luận, thẩm định nội dung thể hiện mà tác giả đã đưa ra.

KẾT LUẬN

Trên cơ sở nghiên cứu “Đặc điểm ngôn ngữ người kể chuyện trong tiểu thuyết Số đỏcủa Vũ Trọng Phụng”, bước đầu chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

(1) Nghĩa tình thái là một trong hai bình diện nghĩa của mọi phát ngôn. Nghĩa tình thái của phát ngôn bao gồm thái độ, tình cảm của người nói đối với điều được nói ra và thái độ, tình cảm của người nói đối với người đối thoại. Đối với thể loại tiểu thuyết, người đọc là một đối tượng tiềm năng nên phương diện nghĩa tình thái thứ nhất đậm nét hơn, rõ nét hơn phương diện nghĩa tình thái thứ hai. Khảo sát các đơn vị tình thái trong ngôn ngữ người kể chuyện của Vũ Trọng Phụng ởSố đỏ, chúng tôi nhận ra rằng: Một mặt, nghĩa tình thái chính là sự hiện thực hóa một sự tình của phát ngôn; một mặt, nghĩa tình thái đã làm cho lối thuật chuyện của Vũ Trọng Phụng sinh động đến mức như được nghe người kể chuyện trực tiếp, khi kèm theo từng nội dung luôn luôn có thái độ của người kể.

(2) Đồng thời, các phương tiện tu từ và biện pháp tu từ trong ngôn ngữ người kể chuyện của Vũ Trọng Phụng ở Số đỏ xuất hiện với một tần số tương đối cao, khiến cho lời người kể chuyện của Vũ Trọng Phụng vừa giàu tính hình tượng vừa giàu tính biểu cảm. Đặc biệt là một hệ thống từ vựng phong phú, hiếm có được chú ý sử dụng trong Số đỏ như: từ thi ca, từ cũ, từ thông tục, thành ngữ... Bên cạnh đó là một hệ thống cú pháp đầy biến hóa, nhiều kiểu câu được khai thác triệt để; nhiều biện pháp tu từ cú pháp được sử dụng. Các yếu tố ngôn ngữ đó đã giúp Vũ Trọng Phụng tái hiện được một bức tranh xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX đang trên con đường Âu hóa với tất cả mọi sự nhố nhăng, kệch cỡm của nó. Thế giới nhân vật của Số đỏhầu như có đủ mọi loại người từ một vị đốc tờ đến một nhà hoạt động tôn giáo, từ một viên

chức đương nhiệm đến một viên chức đã hưu trí, từ một nhà thiết kế thời trang cải cách xã hội trừ gia đình mình ra đến một bà me Tây, từ những ông cảnh binh giữ gìn trật tự xã hội đến loại người hạ lưu ma cà bông nổi danh nhờ những trò bịp bợm.... Mỗi nhân vật là một bức kí họa, hí họa. Phải có một hệ thống ngôn ngữ phong phú và phải giàu khả năng biểu đạt như vậy mới có thể giúp cho Vũ Trọng Phụng bao quát được một bức tranh xã hội vừa hãnh tiến vừa suy đồi ấy. Bằng một giọng điệu truyền cảm, giàu cung bậc, Vũ Trọng Phụng đã tái hiện bức tranh hiện thực đa diện, đa dạng, đa sắc.

(3) Trong ngôn ngữ người kể chuyên, bao giờ cũng phải có chỉ dẫn của người kể chuyện. Chỉ dẫn đó gồm có tái hiện hoàn cảnh, tái hiện hành vi, tái hiện cách phát ngôn của nhân vật. Trong những lời chỉ dẫn ấy, Vũ Trọng Phụng thường kèm theo những lời bình. Mặc dù vẫn đảm bảo vị trí khách quan của một người kể toàn thông, toàn tri, toàn năng, nhưng người kể chuyện trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng như tham gia vào nội dung sự kiện của truyện; và bao giờ cũng bày tỏ thái độ trước tất cả những điều mình kể ra. Qua đó, tính tình thái của lời kể như được nới rộng ra nhiều lần.

(4) Thực hiện đề tài này, một lần nữa chúng tôi có cơ sở khẳng tài năng trào phúng bậc thầy của Vũ Trọng Phụng. Vũ Trọng Phụng đã để lại cho văn học Việt Nam một tuyệt tác trào phúng hiện thực. Nói như Văn Tâm, Vũ Trọng Phụng thật sự là một cây cười trong rừng cười nhiệt đới Việt Nam. Nhưng, một lần nữa chúng tôi khẳng định, cười chứ không nhất thiết phải đùa, Số đỏ

của Vũ Trọng Phụng đã tái hiện một cách chân thực hình ảnh con người, xã hội Việt Nam trên con đường “Âu hóa”. Đến ngày nay, những vấn đề mà Vũ Trọng Phụng nêu ra trong Số đỏ vẫn đang tồn tại và phát triển mạnh mẽ làm ảnh hưởng nặng nề đến nền văn hóa xã hội, tính nhân văn của con người. Như vậy, chính Vũ Trọng Phụng đã sớm đặt ra cho con người và xã hội Việt

Nam một câu hỏi lớn: Đâu là con đường đúng đắn của một cuộc “Âu hóa”? Để tạo nên một tác phẩm có giá trị và đứng vững trước chiếc lưới sàng lòng của người đọc và thời gian, chúng ta phải định rằng ngôn ngữ người kể chuyện có một vai trò không nhỏ trong việc góp phần tạo nên thành quả đó. Bằng việc tận dụng tổng hợp sức mạnh của các phương tiện biểu thị tình thái, các phương thức tu từ, ngôn ngữ người kể chuyện trong Số đỏ đã đem đến cho người đọc một hiện thực sống động về con người và xã hội Việt Nam trên con đường “Âu hóa”. Sử dụng ngôn ngữ trào phúng với một giọng điệu mỉa mai châm biếm, Vũ Trọng Phụng đã mang đến cho người đọc những tiếng cười của bậc trí thức - những tiếng cười nhận thức về con người và xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Diệp Quang Ban, (2004), Ngữ pháp Việt Nam phần câu, Nxb Đại học Sư Phạm.

2. Lê Biên, (1999),Từ loại tiếng Việt hiện đại, Nxb Giáo dục, XN in 15. 3. Đỗ Hữu Châu, (1996), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Đại học quốc

gia Hà Nội.

4. Nguyễn Văn Điện, (2013),Các phương tiện biểu thị tình thái thuộc ngôn ngữ người tường thuật trong phóng sự của Vũ Trọng Phụng, Luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn, ĐHSP - ĐH Đà Nẵng.

5. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên), (2009), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục.

6. Nguyễn Thiện Giáp, (2012), Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ, Nxb Giáo dục Việt Nam.

7. Lê Bá Hán- Trần Đình Sử- Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên), (2010),Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục Việt Nam.

8. Nguyễn Văn Hiệp, (2009),Cú pháp tiếng Việt. Nxb Giáo dục Việt Nam. 9. Đỗ Đức Hiểu (chủ biên), (1984),Từ điển văn học 1, 2. Nxb Khoa học xã

hội.

10. Đinh Trọng Lạc (Chủ biên), (1993), Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục.

11. Đinh Trọng Lạc, (1995), 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục.

12. Đinh Lựu, (2004),Nghệ thuật tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng, Nxb Giáo dục. 13. Phương Lựu (Chủ biên), Lí luận văn học tập 1 - Văn học, nhà văn, bạn

14. Nguyễn Đăng Mạnh (1999), Những bài giảng về tác gia văn học Việt Nam hiện đại,Nxb Đại học Sư Phạm.

15. Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Hữu Tá (giới thiệu và tuyển chọn), (2011),

Tuyển tập Vũ Trọng Phụng, Nxb Văn học.

16. Nguyễn Phong Nam, (1997), Thi pháp nhân vật trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, Tạp chí khoa học xã hội (33-III), tr. 80-90.

17. Bùi Trọng Ngoãn, (2007), Tình thái trong ngôn ngữ và động từ tình thái trong tiếng Việt,Đại học Sư Phạm, ĐHĐN.

18. Bùi Trọng Ngoãn, (2013), Giáo trình phong cách học tiếng Việt - Chuyên đề dành cho sinh viên năm tư khoa ngữ văn, tài liệu lưu hành nội bộ, Đại học Sư Phạm, ĐHĐN.

19. Trịnh Quỳnh Đông Nghi, 2013, Tình thái trong câu đặc biệt, câu tỉnh lược và câu dưới bậc, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP- ĐHĐN.

20. Hoàng Phê (chủ biên), (2010),Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.

21. Trần Đình Sử (Chủ biên), (2007), Tự sự học - Một số vấn đề lí luận và lịch sử, Nxb Đại học Sư Phạm.

22. Trần Đình Sử (chủ biên), (2008),Lí luận văn học tập 2 - tác phẩm và thể loại văn học, Nxb Đại học sư phạm.

23. Trần Hữu Tá, (2005),Tuyển tập Văn Tâm, Nxb Văn hóa Sài Gòn.

24. Nguyễn Thành, (2013), Thi pháp tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng, Nxb Văn học.

25. Nguyễn Ngọc Thiện (chủ biên), (2003),Vũ Trọng Phụng về tác giả và tác phẩm, Nxb Giáo dục.

26. Cù Đình Tú, (1983), Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp, TP. Hồ Chí Minh.

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những nội dung nghiên cứu trong công trình này là của riêng tôi, hoàn toàn chưa có ai công bố. Tôi xin chịu trách nhiệm về những nội dung khoa học và thực tiễn trong khóa luận tốt nghiệp này.

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2015

Tác giả luận văn

LỜI CẢM ƠN

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng đã dẫn dắt, gợi mở cho chúng tôi được tiếp cận với những nguồn kiến thức chuyên ngành quan trọng. Đặc biệt, chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc sự hướng dẫn chu đáo, tận tình, khoa học của GVC. TS. Bùi Trọng Ngoãn đã giúp chúng tôi hoàn thành khóa luận này.

Xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè gần xa - những người đã luôn động viên, khích lệ chúng tôi trong suốt thời gian học tập và nhất là trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.

Chúng tôi đã làm việc nghiêm túc và nỗ lực hết sức mình để thực hiện một công trình nghiên cứu mang lại kết quả tốt nhất. Nhưng do thời gian có hạn, lần đầu tiên bước vào nghiên cứu chuyên sâu và năng lực bản thân còn nhiều hạn chế nên chúng tôi khó tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp đúng tâm, đúng tầm của quý thầy cô và các bạn để công trình được hoàn thiện hơn.

Người thực hiện

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU... 1

1. Lý do chọn đề tài...1

2. Lịch sử vấn đề... 2

3. Mục đích nghiên cứu...5

4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu... 5

5. Phương pháp nghiên cứu...6

6. Bố cục của khóa luận... 6

NỘI DUNG... 7

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG... 7

1.1 Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật...7

1.1.1 Khái niệm...7

1.1.2 Các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật...8

1.1.3 Đặc điểm ngôn ngữ nổi bật...15

1.2 Ngôn ngữ người kể chuyện... 19

Chương 2: MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ NỔI BẬT TRONG NGÔN NGỮ NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG... 21

2.1 Các đơn vị tình thái trong ngôn ngữ người kể chuyện của Vũ Trọng Phụng khảo sát quaSố đỏ... 21

2.1.1 Các phương tiện ngữ âm... 21

2.1.2 Các phương tiện từ vựng... 24

2.1.3 Các phương tiện ngữ pháp... 37

2.2 Các phương tiện và các biện pháp tu từ trong ngôn ngữ người kể chuyện của Vũ Trọng Phụng khảo sát quaSố đỏ...38

2.2.1 Phương tiện và biện pháp tu từ ngữ âm...39

2.2.2 Phương tiện và biện pháp tu từ từ vựng...40

2.2.3. Phương tiện và biện pháp tu từ ngữ nghĩa...48

2.2.4 Phương tiện và biện pháp tu từ cú pháp... 51

2.3 Lời tả và lời bình của Vũ Trọng Phụng trong nghệ thuật dẫn chuyện...54

2.3.1 Lời tả và lời bình của Vũ Trọng Phụng trong phần tái hiện nội dung sự việc...54

2.3.2 Lời tả và lời bình của Vũ Trọng Phụng trong phần tái hiện đối thoại của nhân vật...56

Chương 3: VAI TRÒ CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN NGÔN NGỮ ĐỐI VỚI NGÔN NGỮ NGƯỜI KỂ CHUYỆN CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG...59

3.1 Khả năng biểu đạt của các đơn vị tình thái đối với lời kể chuyện Vũ Trọng Phụng trongSố đỏ...59

3.1.1 Ngôn ngữ người kể chuyện giàu tính biểu cảm....59

3.1.2 Ngôn ngữ người kể chuyện bộc lộ trực tiếp thái độ của tác giả...59

3.2 Giá trị tu từ và hiệu quả nghệ thuật của các phương thức tu từ đối với ngôn ngữ người kể chuyện Vũ Trọng Phụng trongSố đỏ...60

3.2.1. Bức tranh hiện thực đa diện, đa dạng, đa sắc qua ngôn ngữ người kể chuyện.... 61

3.2.2 Giọng điệu truyền cảm, giàu cung bậc... 62

3.3 Khả năng biểu đạt của lời tả và lời bình của Vũ Trọng Phụng đối với nội dung thể hiện trongSố đỏ... 63

3.3.1 Lời tả là con đường dẫn dắt người đọc đi vào thế giới của Số đỏ....63

3.3.2 Lời bình chân xác chính là cơ sở tạo nên tính chân thực, hấp dẫn của ngôn ngữ người kể chuyện đối với người đọc trong Số đỏ.... 63

KẾT LUẬN...65

Một phần của tài liệu (Trang 64 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)