Phương tiện và biện pháp tu từ từ vựng

Một phần của tài liệu (Trang 41 - 49)

6. Bố cục của khóa luận

2.2.2 Phương tiện và biện pháp tu từ từ vựng

Phương tiện tu từ từ vựng là những từ đồng nghĩa mà ngoài ý nghĩa cơ bản ra chúng còn có ý nghĩa bổ sung, còn có màu sắc tu từ được hình thành từ ba yếu tố: biểu cảm, cảm xúc, bình giá và phong cách chức năng. Để xác định giá trị tu từ của các đơn vị từ vựng tiếng Việt, các nhà Việt ngữ học đã có những cách phân loại khác nhau. Theo Bùi Trọng Ngoãn, phương tiện tu từ từ vựng bao gồm: những từ có điệu tính tu từ cao; những từ có điệu tính tu từ thấp; và thành ngữ, từ láy, biệt ngữ. Những từ có điệu tính tu từ cao bao gồm từ thi ca, từ cũ, từ Hán Việt, từ vay mượn. Những từ có điệu tính tu từ thấp gồm từ hội thoại, từ thông tục, từ nghề nghiệp, từ địa phương. Tuy nhiên do điều kiện về thời gian và khuôn khổ khóa luận, trong những từ có điệu tính tu từ thấp chúng tôi chỉ đi vào khảo sát ở phương diện từ hội thoại và từ thông tục.

Bảng 2.3 Các phương tiện tu từ từ vựng Những từ có điệu tính tu từ cao

Phân loại Số lượng %

Từ thi ca 16 3,7 Từ cũ 28 6,5 Từ Hán Việt 96 22,1 Từ vay mượn 26 6 Những từ có điệu tính tu từ thấp Từ hội thoại 37 8,5 Từ thông tục 4 2,3 Thành ngữ, từ láy, biệt ngữ Thành ngữ 17 3,9 Từ láy 204 47

Như vậy, qua thống kê chúng tôi thấy rằng, Vũ trọng Phụng đã tận dụng một cách triệt để các phương tiện tu từ vựng để khắc họa toàn bộ hình ảnh lộn trái của những con người, những câu chuyện trong Số đỏ qua ngôn ngữ người kể chuyện. Chúng tôi sẽ đi vào phân tích lần lượt các phương diện này.  Từ thi ca là những từ ngữ được sử dụng nhiều trong văn chương cổ. Trong ngôn ngữ người kể chuyện của tiểu thuyết Số đỏ, từ thi ca xuất hiện qua 16 từ (không kể số lần xuất hiện) chiếm 3,7 %.

- Đêm đêm, những bác phu xe ế khách [....] là vớt ngay được một tiểu thư

đẹp nõn nà lên , rồi đến bóp Hàng Đậu lĩnh tiền thưởng...[15, tr. 667].

- [...] vì những thiếu nữ hoặc khuê các hoặc không, cùng những ông sinh

viên hoặc trường cao đẳng hoặc trường luật học...[15, tr. 667].

- Người ta xúm quanh Xuân hỏi han nó về cuộc hành trình, về tin tức đền

bia, ai cũng có vẻ vồ vập nó như nó là một vị hoàng tử[15, tr. 654].

 Từ cũ bao gồm từ cổ và từ lịch sử, là những từ hiện nay không sử dụng nữa và được coi là những dấu vết của quá trình phát triển ngôn ngữ. Trong ngôn ngữ người kể chuyện tiểu thuyết Số đỏ, từ cũ chiếm 6,5 % so với các

phương tiện tu từ từ vựng khác.

- Xuân Tóc Đỏ phân vua ngay với mọi người[15, tr. 612].

- [...] đức vua Xiêm đã lộ ra mặt rồng tất cả sự thịnh nộ của vị thiên tử

thế thiên hành đạo ở cái nước có hàng triệu con voi[15, tr.754].

 Từ Hán Việt chiếm một số lượng rất lớn trong tiếng Việt nói chung và trong tiểu thuyết Số đỏ nói riêng. Có rất nhiều từ Việt và Hán Việt tương đương nhau về sắc thái ý nghĩa, sắc thái biểu cảm và màu sắc phong cách. Qua thống kê, chúng thấy từ Hán Việt chiếm 22,1% các phương tiện tu từ từ vựng khác. Vũ Trọng Phụng đã tận dụng tất cả những từ Hán Việt mang sắc thái trừu tượng, khái quát; từ Hán Việt mang sắc thái trang trọng, trang nhã, và từ Hán Việt mang sắc thái cổ kính.

- Ông phán vừa đi khỏi thì một mỹ nhân chạy tọt vào [15, tr. 664]

- Cho nên Xuân Tóc Đỏ diễn thuyết vừa xong, tiếng vỗ tay của nhân dân

ran lên như mưa rào [15, tr. 757].

- Ông thầy ngắm nghía cái đầu tóc đỏ, cái trán lép, cái quai hàm to, cái

nhân trung dài, hai cái tai đầy đặn ấy, rồi gật gù[15, tr.608].

- Một người đàn bà mà y phục tỏ ra là gia nhân vội chạy xuống đỡ

những cái đồ cồng kềnh cho bà chủ[15, tr. 619].

- Ở vào một tình thế chưa phân hắc bạch, rõ ràng, thì những người ấy

phân vân là phải[15, tr. 706].

 Từ vay mượn là những từ lấy từ tiếng nước ngoài cả từ gốc Hán lẫn từ gốc Ấn Âu nhưng đã phần nào thích nghi chuẩn mực tiếng Việt. Nhưng do thói quen mà nhiều người dùng chúng để gọi riêng những từ có nguồn gốc ngoài tiếng Hán.

Từ vay mượn du nhập vào tiếng Việt khá phong phú. Chúng có những đặc điểm tu từ khác nhau. Tốc độ phát triển quá nhanh chóng của nhiều ngành khoa học kỹ thuật đòi hỏi phải có từ ngữ mới, trong khi sự sản sinh từ

mới lại không theo kịp sự phát triển đó nên vay mượn là điều cần thiết. Trong tác phẩm tự sự, tận dụng từ vay mượn giúp người viết tái hiện được một cách chân thực - lịch sử của hiện thực xã hội được phản ánh trong tác phẩm. Mặt khác, nó cũng góp phần thể hiện bản chất nhân vật.

- [...] trong nửa năm đã trở nên bốn cua rơ đại tài[15, tr. 612].

- Cái áo lụa mỏng dính bên trong lại không có coócsê, cái quần lụa mỏng

dính, làm cho bà chẳng khác gì một tín đồ của chủ nghĩa khỏa thân và làm cho thằng Xuân cảm thấy mình là một đứa con nhà vô giáo dục[15, tr.622].

- Mỗi chiếc ma nơ canh ấy phô trương một kiểu áo [15, tr. 626]

- Cái sân mới hơi hơi thành hình; vì người ta mới đổ nền bằng gạch đập

vụn và tưới một vài nước bích loong[15, tr. 643].

- Sau những buổi cơm, cụ thường đem chuyện con giai cụ ra làm món

đét-se, mặc dù con giai cụ chỉ là ông Văn Minh[15, tr. 646]

- Cụ đã xưng toa moa với con, hết sức hoan nghênh đủ mọi việc và đủ

mọi cử chỉ Tây Tàu của con cụ[15, tr. 647].

- [...] đương chủ trương những tư tưởng cổ điển bí mật là gả cô Tuyết, cô

con gái rượu, gái yêu quý, cho Me-sừ Xuân?[15, tr. 661].

- Một vài người đánh ping poong[15, tr.669]

- [...] một giáo sư ten-nít với tất cả những danh dự mà cái chức ấy nhận

được [15, tr. 684].

- [...] khó lòng tránh khỏi của những cặp giai gái mỗi khi rủ nhau vào

ô-ten, bèn bưng mặt sụt sịt khóc như một người mẹ hủ lậu[15, tr. 688]

- [...] vì bà này cũng chỉ chờ có dịp là tranh cái cúp phụ nữ[15, tr.736].

- Tuyết cùng bà Văn Minh bữa ấy cùng mặc mốt ấy để lăng xê cho đám

thượng lưu Hà thành[15, tr.744].

- Không ai biết rằng lúc ấy, hai ngài vẫn còn nằm trên cái sàn lim có

 Từ hội thoại còn được gọi là từ khẩu ngữ, là những từ được dùng chủ yếu trong lời nói miệng trong giao tiếp hằng ngày. Từ hội thoại được coi là một dấu hiệu đặc trưng của phong cách chức năng ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày. Từ sinh hoạt có những đặc điểm tu từ như giàu tính hình ảnh và tính biểu cảm, rất cần thiết trong văn tự sự, sử dụng từ hội thoại cũng nhằm tăng cường tính đại chúng, tính sinh động của văn chính luận.

Trong tiểu thuyết Số đỏ, Vũ Trọng Phụng cũng khai thác các thế mạnh hội thoại, đưa vào sử dụng với một số lượng cũng khá lớn cá tính hóa hình ảnh nhân vật.

- Thành thử nhân viên sở cẩm cứ phạt lẫn nhau văng tê đi thôi, phạt nhau

hình như có thâm thù với nhau vậy[15, tr.613].

- Tha hồ chuyện với người yêu, chẳng sợ bị ai ám quẻ [15, tr. 732].

- [...], thấy hình ảnh của mình đăng trên báo, kèm với những cuộc phỏng

vấn ỏm tỏi[15, tr. 667].

- Nó chỉ gật đầu một cái là ăn thua ngay! [15, tr. 662].

- [...] có thể gợi xuân tình trong lòng một ông cụ già đã ăn khao bẩy

mươi[15, tr. 692].

 Từ thông tục là những từ chỉ dùng trong lời nói miệng của giao tiếp khẩu ngữ, mang tính suồng sã, có khi thô thiển. Từ thông tục cũng rất cần cho văn tự sự trong việc khắc họa tính cách nhân vật. Trong tiểu thuyết Số đỏ, Vũ Trọng Phụng dùng từ thông tục để khắc họa tính cách vô học, vô lại của Xuân Tóc Đỏ và chỉ những hành động đáng chê của nhân vật khác.

- Nó lẩm bẩm trong cổ họng: “Mẹ kiếp! Chứ con với chả cái!” [15, tr.621].

- Nhưng mà già như thế thì còn...nước mẹ gì![15, tr. 662]

 Thành ngữ là những cụm từ cố định vừa có tính hoàn chỉnh về nghĩa vừa có tính gợi cảm, được sử dụng như một đơn vị sẵn có. Thành ngữ có những

đặc điểm tu từ như: là phương tiện nhằm khắc phục sự hữu hạn của các từ và tính không hàm súc của lời nói, phản ánh hiện thực khách quan thông qua hình ảnh vật thực, việc thực nên có tính hình tượng và tính cụ thể, có khả năng khái quát cho mọi hành động mọi tình thế tương tự nhờ vào tính biểu trưng cao.

Trong tiểu thuyết Số đỏ, Vũ Trọng Phụng cũng tận dụng thế mạnh của thành ngữ vào lời đối thoại của nhân vật. Riêng trong ngôn ngữ người kể chuyện, thành ngữ xuất hiện 17 lần chiếm 3,7% toàn bộ các phương tiện tu từ từ vựng.

Há miệng mắc quai là thành ngữ chỉ đã ăn của người thì không thể nói gì, không tố cáo, phê phán điều xấu xa, việc làm sai trái của họ. Ở đây, cặp vợ chồng Văn Minh không trực tiếp ăn gì của Xuân Tóc Đỏ cả nhưng gián tiếp dùng “danh dự”, “tiếng tăm” của Xuân để lừa bịp ông bố. Thế nên, muốn lột mặt nạ Xuân ra cũng khó, chẳng khác gì tự tố cáo mình, rơi vào trường hợp gậy ông đập lưng ông.

- Chỉ có cặp vợ chồng Văn Minh là biết rõ sự thực, nhưng mà ở vào

trường hợp há miệng mắc quai[15, tr.659].

Ngoài ra, Vũ Trọng Phụng còn sử dụng một số thành ngữ sau:

- Ông Hai tuy là em ruột cụ Hồng, song vì an cư lạc nghiệp nơi thôn quê

nên bị coi rẻ [15, tr.654].

- Vì theo lẽ thói thường những kẻ nhũn nhặn hay bị coi khinh, nên Xuân

Tóc Đỏ càng kiêu ngạo, càng làm bộ làm tịch bao nhiêu, lại được thiên hạ

càng kính trọng[15, tr. 660].

- Cậu hay ngồi lỳ lỳ trầm tư mặc tưởng như một nhà triết học, không hay

quấy đến thiu thịt vú em nữa, lại cả đến em chã, em chã cũng không nữa[15, tr. 695]. Trầm: chìm, sâu kín; tư: ý nghĩ, suy nghĩ, tưởng: im, lặng lẽ; tưởng: suy nghĩ → Trầm lặng, đăm chiêu suy nghĩ.

- Nó thấy ở quầy bên kia rõ ràng có người chồng chưa cưới hụt của Tuyết

đương chén tạc chén thù với một người khác, quần áo ngắn, có búi tóc và

đội mũ cát két, chân đi giày Tàu [15, tr. 739]. Chén thù: chén rượu chủ rót mời khách, chén tạc: chén rượu khách rót mời lại chủ → Ăn uống, tiếp đãi thân mật nhau.

- Hầu sáng lúc ấy đã lần lượt bưng vào những món cao lương mĩ vị [15, tr. 739].

- Cho nên cụ cố Hồng tuy cứ nằm một cách lão giả an chi mà cũng phải

điếc cả tai, sốt cả ruột [15, tr. 761]. Giả lão an chi: người già cần được yên phận, không để tâm, lo lắng việc gì.

- Xuân nói nửa nạc nửa mỡ [15, tr.665]. Nửa nạc nữa mỡ: ỡm ờ, không dứt khoát, rõ ràng trong nói năng, khó đoán biết được thực hư như thế nào.  Từ láy là những từ được cấu tạo bằng cách nhân đôi tiếng gốc theo nhưng quy tắc nhất định, sao cho quan hệ giữa các tiếng trong từ vừa điệp, vừa đối, hài hòa với nhau về âm và về nghĩa, có giá trị tượng trưng hóa [11, tr. 33] . Ngoài việc chứa đựng thông tin cơ sở, từ láy luôn luôn hàm chứa thông tin bổ sung giàu sắc thái biểu cảm.

Trong tiểu thuyết Số đỏ nói chung và trong ngôn ngữ người kể chuyện của tiểu thuyết Số đỏ nói riêng, từ láy là phương tiện tu từ từ vựng được Vũ Trọng Phụng khai thác nhiều. Vũ Trọng Phụng sử dụng đa dạng các loại hình của từ láy như: sắc thái hóa về nghĩa, từ láy tượng thanh, từ láy tượng hình.

Từ láy sắc thái hóa là những từ mà trong đó có một yếu tố gốc và một hoặc hơn một yếu tố láy. Yếu tố gốc chi phối nghĩa của toàn bộ từ láy, yếu tố còn lại có tác dụng bổ sung một sắc thái nghĩa nào đó khiến cho từ láy khác với phần gốc khi nó đứng một mình và khác với từ láy khác có cùng yếu tố gốc. Ví dụ:

- Muốn xóa sự ngạc nhiên trên mặt Xuân và ông thầy số, bà này quay lại

hợm hĩnh, phân vua [15, tr. 620].

- Người ta tưng bừng vui vẻ đi đưa giấy cáo phó, gọi phường kèn, thuê xe

đám ma, vân vân...[15, tr.718].

- [...] trên mép và cằm đều đủ râu ria, hoặc dài hoặc ngắn, hoặc đen

hoặc hung hung, hoặc lún phún hoặc rầm rậm, loăn quăn,....[15, tr. 719]. Từ láy tượng thanh là từ láy trong đó không xác định được tiếng gốc, các tiếng được hình thành và được ghép lại dựa vào sự mô phỏng âm thanh của các sự sật, hiện tượng trong thực tế. Cụ thể, đấy có thể là sự nhại lại âm thanh của đối tượng.

- Xuân Tóc Đỏ vỗ tay đôm đốp như những khi nó thấy bọn quần vợt đánh

được một miếng hay[15, tr. 607].

- Cụ chưa kịp đáp đã giữ lấy ngực để ho sù sụ lên một hồi dài ghê gớm

như sặc thuốc lào[15, tr. 644].

- Bà Phó Đoan đang cười khúc khích bỗng phải hổ thẹn vội chạy tọt ra

gác sân[15, tr. 657].

- Bên ngoài, lúc ấy có tiếng kêu: “Em chã! Em chã!” rồi thấy hình như

cậu Phước chạy huỳnh huỵch xuống thang[15, tr. 734].

Từ láy tượng hình là từ láy gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.

- Xuân nhồm nhoàm nhai mía, lấy bã ném vào cái cột đèn[15, tr. 606].

- Cả ba đủng đỉnh vào sân [15, tr. 608].

- Trần truồng, nồng nỗng, cậu đứng lên cao tồng ngồng mà hôn mẹ [15, tr. 620].

- Bà chủ hiệu chạy ra đon đả[15, tr. 629].

 Qua khảo sát, chúng tôi thấy Vũ Trọng Phụng có sử dụng tiếng lóng trong ngôn ngữ người kể chuyện nhưng với số lượng hạn chế.

cầm cái vợt chạy ra cái sân bên kia[15,tr. 609].

- [...] những ngọn lửa tình do những kẻ chim bà không được khêu lên, bà

bắt ông phán phải rập tất cả[15, tr. 611].

- Hôm nay ông phán mày râu nhẵn nhụi, áo quần nho nhã bảnh bao,

trông rõ ra vẻ một người mọc sừng vô tâm, thấy cuộc đời là vui vẻ [15, tr. 679].

- Thằng xe lúc ấy đã rửa sạch hai cái chân ngựa người để gánh vác

trách nhiệm nặng nề của người bồi tiêm thuốc phiện[15, tr. 650].

Biện pháp tu từ từ vựng là những cách phối hợp sử dụng các đơn vị từ vựng có khả năng đem lại hiệu quả tu từ do mối quan hệ qua lại giữa các đơn vị từ vựng trong ngữ cảnh. Theo Đinh Trọng Lạc, có 3 biện pháp tu từ từ vựng: biện pháp tu từ từ vựng thuộc kiểu quy định, kiểu hòa hợp và kiểu tương phản. Biện pháp tu từ từ vựng chủ yếu được sử dụng trong thơ nhằm mục đích tạo nên những âm hưởng, nhịp điệu hài hòa. Mặt khác, nó ít được chú trọng đối với văn bản tự sự nên chúng tôi không đi vào khảo sát ở tiểu thuyếtSố đỏ của Vũ Trọng Phụng.

Một phần của tài liệu (Trang 41 - 49)