Học tập Kafka - một bậc thầy của huyền thoại kinh điển, huyền thoại tự phát, huyền thoại đời thường, Borges cũng lồng vào tác phẩm của mình những câu chuyện huyền thoại xưa. Nhưng huyền thoại của Borges đầy tính siêu hình và triết lí, tìm kiếm những huyền thoại phổ quát của nhân loại thể hiện qua giấc mơ và mê lộ…“Thiết nghĩ rằng huyền thoại không kém phần thực so với điều chúng ta nhìn thấy trong thực tại. Huyền thoại là một ngụ ngơn mà chúng ta đọc bằng một hình thức cụ thể với sự sung kính rõ ràng, huyền thoại là cần thiết, vì chúng ta có thể ghĩ mà khơng cần huyền thoại, hoặc mơ mộng mà không cần huyền thoại. Huyền thoại là một hình thức quan trọng nhất. Cuộc sống kì bí biết bao đến độ tất cả đều có thể, ngay đến cả một sự lí giải nhỏ nhất cũng là cái mà con người đã tìm kiếm trong tơn giáo, trong triết học và cả trong logic”[10. tr.14].
Thế giới văn chương huyền ảo của Borges bị ám ảnh bởi các yếu tố huyền thoại, truyền thuyết dân gian và những cổ mẫu Kinh Thánh đã được bản địa hóa. Nhân vật Baltasar Espinosa trong truyện Sách phúc âm theo Marcos gần giống như thánh Marco trong huyền thoại về chúa Jesus. Ngài là một trong bốn vị thánh sử ghi chép Phúc âm. Biết được lòng dân ao ước được một bản chép đầy đủ về cuộc đời Chúa cứu thế nên thánh Marco đã dịch và ghi chép mạch lạc thành những chương mục cuộc sống của Chúa Jesus. Với cuốn sách này ngài đã đưa được nhiều người trở về với chúa. Thế nhưng bóng tối khơng bao giờ thích ánh sáng, những lương dân đã tìm cách ám hại ngài. Họ đã bắt ngài điệu qua các con phố với mục đích bêu xấu
hứng từ huyền thoại về thánh Marco và chúa Jesus, tương tự, nhân vật Espinosa cũng tìm được một cuốn Kinh thánh và dịch đúng vào chỗ bắt đầu Phúc âm theo Thánh Marcos. Từ đây, Espinosa được người dân tôn thờ như một vị thánh và hằng ngày cậu đọc cho họ nghe những lời dạy của Chúa. Việc họ đưa một cơ gái cịn trinh tiết đến ngủ với anh ta đó như là một sự trả ơn và thể hiện lịng hiếu kính. Thế nhưng khi Trận Đại Hồng thủy xuất hiện nhấn chìm hết tất cả mọi thứ thì anh ta, cũng như Chúa Jesus, mặc cho người ta giết mình để bằng cái chết cứu sống mọi người. Câu chuyện gợi nhớ huyền thoại Chúa Giêsu bị đóng đinh vào thập tự để cứu độ chúng sinh.
Borges sử dụng đa dạng các huyền thoại: từ huyền thoại kinh điển đến huyền thoại địa phương. Trong tác phẩm của ơng xuất hiện những hình ảnh của vua Minos và mê lộ, Persee và tấm gương, thần lửa, giấc mơ, hồng đế phương Đơng, hoàng đế phương Tây kẻ tử tù… Borges tái tạo lại cảm thức và sự suy tư về bản thể con người. Borges thường hướng đến huyền thoại vùng ngoại ô thủ đô Buenos Aires, huyền thoại về những con người phiêu bạt (Người đàn ơng góc phố hồng, Chuyện
của Rosendo Juárez). Ông ngưỡng mộ sự dũng cảm của những con người khơng tên
tuổi. Tìm hiểu huyền thoại về những người anh hùng, những kẻ giang hồ cũng là một cách tìm hiểu bản ngã ở mỗi loại người mà Borges luôn quan tâm (Đề tài về kẻ
phản bội và người anh hùng, Hình thù của đao quắm). Dẫu khơng mang màu sắc
chính trị trực tiếp tác phẩm của ông vẫn mang những bản sắc, phảng phất khơng khí của đất nước Mỹ Latinh.
Nếu các nhà văn thuộc khuynh hướng chủ nghĩa hiện thực huyền ảo luôn muốn độc giả tin vào những điều viết thì Borges lại muốn nhấn mạnh sự hư cấu, cái huyền ảo. Bởi bản thân huyền thoại là những câu chuyện khơng có thật, mang tính siêu nhiên, khơng có mốc lịch sử cụ thể. Người đọc tác phẩm của ông thoạt nhiên nghĩ rằng đây là những câu chuyện hoang đường khơng có thật trong lịch sử nhưng lại hoài nghi, phân vân về cái khơng có thật đó. Điều này làm cho tác phẩm của Borges ẩn chứa nhiều điều kì lạ, là chất xúc tác tạo nên cái bí ẩn.
Borges là người đối địch với văn học cam kết, không lấy làm thú vị với văn chương đạo đức, văn chương chính trị “Tơi là người đối địch với văn học cam kết, tơi khơng muốn những quan điểm của mình lẫn vào trong nó. Hơn nữa tất thảy bạn đọc của tơi đều biết rõ rằng tôi là người chống chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa cộng sản. Tơi muốn là người có lương tri với chính giấc mơ của mình chứ khơng muốn là người có lương tri với một thực tại thay đổi”[10. tr.15].Chính vì thế tác phẩm Borges rất ít màu sắc chính trị. Ơng khơng muốn thỏa hiệp quan niệm của ông với bất cứ thông điệp, ý tưởng nào. Borges chỉ hứng thú với các huyền thoại, với sự kì bí của vũ trụ, những cuộc suy tư và đối thoại tư tưởng. Thế giới huyền ảo của ông trao đổi thường xuyên với triết học Berkeley, Hume, Bergson, Schopenhauer và Nietzche... Từ đó những vấn đề sinh tồn của cuộc sống thường nhật được lồng trong ảo giác mông lung, phát lộ nên câu hỏi về bản thể tồn tại của cá nhân trong vũ trụ.