0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Không gian vô hạn, bất định

Một phần của tài liệu YẾU TỐ HUYỀN ẢO TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA JORGE LUIS BORGES. (Trang 64 -68 )

Trong tác phẩm văn học, khơng gian nghệ thuật vừa là hình thức hiện hữu của con người và đời sống, vừa là kí hiệu nghệ thuật về thế giới sáng tạo của nhà văn. Nó vừa là đối tượng nhận thức, một cảm quan nghệ thuật của nhà văn vừa là phương thức xây dựng tác phẩm tạo ra một thế giới nghệ thuật sống động. Đó có thể là khơng gian thiên nhiên hay không gian sinh hoạt, không gian vật chất hay không gian ảo do nhà văn tưởng tượng ra, khơng gian hẹp có tính cố định hay khơng gian rộng lớn có tính bất định; khơng gian huyền thoại mang tư tưởng một dân tộc, thời đại hay không gian nỗi niềm, khơng gian cõi lịng…

Trong truyện ngắn của bậc thầy văn chương huyền ảo Mỹ Latinh - J.L.Borges, không gian là một phương tiện để nhà văn chuyển tải những chủ đề huyền ảo, nên bản thân nó cũng trở nên mơ hồ, hư ảo. Đấy là kiểu không gian rộng lớn đến vô tận nhưng bất định, trộn lẫn giữa cái thực và cái ảo. Ranh giới giữa thực và ảo trở nên mơ hồ, khó nắm bắt bởi Borges thường kể những câu chuyện xảy ra hoàn toàn ở thế giới khác, mở ra một miền không gian vô hạn của sự tưởng tượng, của những giấc mơ kì lạ nhưng lại được tái hiện lại như một sự thật hiển nhiên. Nếu như Marquez, trong tiểu thuyết Trăm năm cô đơn, đã dựng nên không gian ngôi

làng Macondo huyền thoại để tái hiện lại cả một giai đoạn lịch sử từ thuở hồng hoang của con người đến thời hậu hiện đại, thì J.L.Borges lại kiến tạo ra trong tác phẩm một miền khơng gian bất định ở ngồi thực tại.

Truyện ngắn Borges dường như vắng mặt những không gian của xã hội hiện tại. Đọc truyện, người ta cảm nhận một không gian hư hư thực thực và thường phải nhắm mắt lại để tưởng tượng. Có thể do sớm mất đi thị lực nên ơng đã nhìn đời bằng con mắt khác, con mắt của sự cảm nhận. Cho nên ơng chỉ có thể sống trong những khơng gian giấc mơ, không gian tâm tưởng, không gian trong quá khứ hoặc trong trí tưởng tượng hướng về tương lai. Tất cả các nhân vật trong truyện Borges,

khả năng giam giữ con người, những tưởng tượng về không gian mở ra liên tục và vô hạn. Thực chất không gian rộng lớn về thành phố Buenos Aires hay không gian trong và ngoài con tàu, quán ăn cũ, qn cà phê…là những hình ảnh khơng có thực, chỉ có sự phản chiếu tư tưởng và nội tâm liên tục gấp khúc lên nhau. Không gian như thế khiến cho nhân vật không đi lạc trong không gian mà đi lạc trong tâm thức của chính mình.

Cho nên, miền khơng gian vô hạn, bất định thường thấy trong truyện ngắn Borges là không gian trong mơ, trong cõi vô thức. Con người hiện đại bức bối, suy tư bởi những ngõ cụt trong nội tâm khơng lí giải được. Vì thế họ muốn phóng vọt ra ngồi bằng những cuộc hành trình, khám phá về những điều hoang tưởng, đầy hư ảo. Và bối cảnh càng hoang vu, rộng lớn nhường nào thì con người cảm thấy nhỏ bé, lạc lõng, cô đơn trước bản thể nhường ấy.

Để thể hiện được niềm suy tư và hồi nghi chính mình của các nhân vật, Borges đặt nhân vật của mình trong khơng gian rộng lớn của vũ trụ. Những hình ảnh được lặp đi lặp lại như cánh đồng, thành phố, điền trang giấc ngủ, đêm tối, hoang mạc, con đường, mê cung, đường hầm…gợi nên một cảm giác thật âm u, hẻo lánh, yên lặng và dường như khơng có bóng người sinh sống: “trên đồng không mông quạnh, thi thoảng chỉ có một chú bị tót (…). Con tàu vất vả dừng lại hầu như ở giữa đồng không mông quạnh. Nhà ga ở về một bên kia đường rây vốn chỉ có một đường ke và một túp lều. Tại đây khơng có lấy một chiếc xe” [11; tr.93]. Chỉ có trong mơ, trong cõi vơ thức thì mới xuất hiện những khơng gian như thế này.

Hay trong truyện Văn tự của Thượng Đế, Ngôi nhà của Asterion, Người bất

tử, Phương Nam… không gian cũng ngưng đọng ngấm sâu vào tâm thức, tiềm thức

của nhân vật. Văn tự của Thượng đế là một câu chuyện của một người đàn ông đang sống những ngày cực khổ trong nhà tù. Lúc thức lúc ngủ, ơng đã trở về với kí ức. Ơng “nhìn thấy biển, du khách, con Jaguar cống vật của Thượng đế, Kim Tự tháp Qaholom…“Ta tưởng tượng ra cái buổi sáng đầu tiên của thời gian, ta tưởng tượng ra Thượng đế của mình đặt thơng điệp của ngài lên làn da sống của chú báo…Ta mơ thấy trên sàn nhà tù có một hạt cát, ta lại ngủ, vơ tư, ta mơ thấy mình thức dậy

và có hai hạt cát. Ta lại ngủ tiếp; ta mơ thấy những hạt cát là ba. Cứ như vậy, các hạt cát được nhân lên cho đến khi đây ắp nhà tù và ta chết ở bên dưới cái khối cát bán cầu ấy” [11; tr.82]. Con tàu trong giấc mộng của Dahlmann đã chở anh ta trở về kí ức rộng lớn của miền Nam ấm áp: “những ngôi nhà nối nhau không dứt, vng góc và dài dặc, cứ nhìn mãi những con tàu chạy qua. Anh nhìn những kị sĩ trên những nẻo đường đất, nhìn những dịng suối những hồ nước, những nơng trại, nhìn những đám mây dài rạng rỡ giống như đá hoa cương” [11; tr.92].

Bên cạnh không gian tâm tưởng của cõi vô thức, truyện ngắn Borges cịn thấy xuất hiện những khơng gian trong q khứ xa xôi, ở giai đoạn mà con người chưa biết đến nền văn minh hay không gian trong tương lai nơi mà nhân loại chưa từng bước chân đến. Không gian ở đây thể hiện sự bất xác định về mặt thời gian, tỏ ra tính chất hư vơ và huyền bí trong dịng chảy lịch sử.

Với kiểu không gian trong quá khứ, Borges thường lấy bối cảnh từ huyền sử cổ đại, đặc biệt là cổ đại phương Đông như truyện Ngụ ngôn về cung điện, Chiếc gương mực, Tìm hiểu về Almotasim, Chuyện của hai kẻ nằm mộng, Người bất tử…

Phương Đông dường như khơi gợi nên ấn tượng về sự cổ kính khủng khiếp, sự bí ẩn của nền văn hóa, lịch sử, những con người man mọi và cái mơ hồ phức tạp của khơng gian vơ hạn. Nó ẩn chứa những khơng gian bí ẩn trong huyền thoại Hi Lạp cổ đạị. Chẳng hạn không gian trong truyện Bản thông báo của Brodie: “Những người Yahoo ngủ bất cứ chổ nào khi đêm tối thộp ngực họ, họ không ngủ một nơi cố định nào. Để gọi tên nhau họ lăn lộn trong bùn, để ăn họ ẩn mình đi hay nhắm mắt lại; những việc khác họ công khai làm trước mặt mọi người, y như những nhà triết học trơ trẽn vậy. Họ ăn sống nuốt tươi xác chết của các thầy pháp và các đức vua để khiến cho phẩm hạnh của họ như phẩm hạnh của các đấng tối cao; Họ cứ trần truồng mà đi lại; những nghệ thuật về may mặc và xâm hình cịn xa lạ với họ… họ có các thể chế và sống an lạc dưới sự trị vì của một ơng vua, sử dụng một ngơn ngữ dựa trên khái niệm chung như những người Hebreo và người Hilap, họ tin vào cội gốc thiêng liêng của thi ca và họ tiên đoán rằng linh hồn vẫn sống sau cái chết thể

như cuộc sống của con người sẽ rất bình yên. Thế nhưng họ cũng phải luôn đấu tranh cho sự sinh tồn của mình, họ khơng có kí ức nhưng miệng họ ln nói về những đau thương, mất mát do bọn người – vượn gây ra. Họ tin vào Thượng đế và chịu sự trị vì của một ơng vua.

Ngồi ra, truyện ngắn Borges cịn lấy bối cảnh là những mơ hình khơng gian giả tưởng về sự hiện tồn. Nơi đây, con người sống với những tập quán nguyên thủy, với thứ ngôn ngữ rắc rối, với chu kì thời gian tuần hồn và vô tận. Truyện ngắn

Người bất tử, Tlon, Uqbar, Orbis Tertius…chính là những khơng gian hư cấu về

một tương lai giả tưởng. Nếu Thomas Moore có một mảnh đất khơng tưởng mang tên Utopia thì Tlon là một hành tinh không tưởng của riêng Borges. Sự kì dị của Tlon ở chỗ nó được tạo ra từ những nhà duy tâm, tù sự ngạc nhiên thảng thốt của con người. Đó là một thế giới hỗn độn và vận hành theo nguyên tắc riêng.

Tất cả những khơng gian trên đều được xây dựng bằng trí tưởng của Borges. Ơng “mượn tạm” những khơng gian thật để đưa con người vượt ra giới hạn của thực tại. Chính vì vậy mà trong truyện Một nhà thần học trong cõi chết xuất hiện một

không gian đầy huyền ảo về một ngôi nhà được các vị thần xây dựng cho Melanchton khi ơng chết. “Đó là một ngơi nhà lộng lẫy như ngôi nhà của ông ta trên mặt đất (...) với hầu hết những người vừa mới đến cõi vĩnh hằng đều xảy ra điều tương tự và vì vậy họ tin rằng mình chưa chết. Đồ nội thất giống nhau hết: chiếc bàn, bàn viết với các ngăn kéo thư viện” [11; tr.297]. Từ không gian cõi chết, nhân vật vẫn cứ tưởng rằng mình vẫn cịn sống, họ chìm đắm trong công việc và làm những việc bình thường. Tuy là khơng gian trong cõi chết nhưng người đọc không cảm thấy ghê sợ, rùng mình. Khơng gian nghệ thuật trong truyện ngắn là không gian ảo tưởng về một thế giới xa lạ với thực tế, lấy không gian hoang đường làm nền cho cốt truyện. Đây cũng là dụng ý nghệ thuật của nhà văn nhằm phản ánh đời sống hiện tại. Tác giả dựng lên không gian huyền ảo như thế nhằm tái hiện một phần của cuộc sống, của những con người cô đơn lạc lõng trước vũ trụ bao la.

Trong cách mà nhà văn thổi khơng khí huyền ảo vào bối cảnh sống của nhân vật trong truyện ngắn, Borges đã tưởng tượng nên những miền không gian vô hạn

và bất định trên cơ sở những chất liệu từ thực tế cuộc sống đương đại hay từ lịch sử xa xưa. Quan trọng là, không gian huyền ảo kiểu Borges khơng kích thích lịng thương hại, tình u, nhục cảm hay nỗi khát khao về quyền lực…mà Borges khơi gợi sự suy tư, gợi lên sự cơ đơn về chính khơng gian tồn tại đích thực của con người. Trong khơng gian đó, hình ảnh thực đã bị biến dạng mà thay vào đó là những hồi niệm về bản thân và hồi niệm về một nền văn hóa xưa cổ. Một khơng gian khơng có thực nên chúng ta khó nhận định được các sự kiện diễn ra ở đâu, bối cảnh được dịch chuyển liên tục theo trí tưởng tượng vượt ra ngoài ranh giới thực, nhào trộn với không gian thực và không gian ảo. Không gian này nhập vào quá khứ và tương lai, là khơng gian hồi niệm về quá khứ và sự dằn vặt của con người. Vì thế, khơng gian trong truyện ngắn của Borges luôn gợi lên một thế giới vô hạn và bất định.

Một phần của tài liệu YẾU TỐ HUYỀN ẢO TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA JORGE LUIS BORGES. (Trang 64 -68 )

×