J.L.Borges có một nguồn cảm hứng vơ tận muốn bóc tách triệt để các vấn đề về bản ngã. Ông đặc biệt quan tâm đến sức mạnh nội tại của con người, nguồn sức mạnh có khả năng thay đổi thế giới, vẽ lại thế giới theo một cách hoàn toàn khác hẳn. Điều này liên quan đến sự sùng tín của Borges đối với triết học duy tâm. Thế giới tâm hồn và tâm linh, cõi tiềm thức và vơ thức, với sự huyền bí thẳm sâu khơng giới hạn, đã chuyển hóa lên bề mặt văn bản tạo nên những mê lộ ngôn từ huyền hoặc. Bằng chất liệu ngơn từ, Borges đã phát họa bản ngã của chính mình, làm sống lại một bản ngã đầy mãnh liệt, một sự chuyển động bên trong đầy phức tạp và mong manh. Ở đó, con người là “bản ngã hốn vị” mà bên trong tái hợp những đam mê và những tư tưởng. Đời sống tâm linh ảo diệu ln khao khát sự phóng vọt, ln tái sinh và đổi mới.
Đứng trước bản thể cá nhân, Borges thường viết về sự phân thân, tách rời nhân cách. Nhưng cảm hứng này khơng tạo ra khơng khí hồi hộp, rùng rợn ghê sợ như văn chương kì ảo hay những câu chuyện huyền thoại xưa. Nó tạo ra một sự bối
bí ẩn mà khơng thể. Truyện ngắn của Borges ln có sự hồi nghi về chính bản thân mình, nhân vật trong truyện ln đặt ra những câu hỏi: Ta đang ở đâu? Làm gì? Tại sao Ta lại ở đây? và luôn thấm đẩm màu sắc u buồn trước bản thể con người.
Phương Nam là một truyện ngắn nổi tiếng viết về sự mất phương hướng, nghi ngờ
bản thể của một người đàn ông tên là Juan Dahlmann, một thư kí của thư viện thành phố, trong một buổi chiều vội vã leo xuống cầu thang trong bóng tối, đã bị một vật đập vào trán khiến anh bị thương. Điều bí ẩn bắt đầu ló dạng. “Trong đêm đó, cơn sốt đã vắt kiệt sức Dahlmann”. Anh được đưa đến bệnh viện bằng xe cấp cứu, được bác sĩ phẫu thuật thông báo anh ta suýt chết vì bệnh nhiễm khuẩn máu và sắp phục hồi. Anh ta thấy mình được đưa về điền trang của gia đình ở phương Nam, trên một chuyến tàu. Ở nhà ga đợi tàu hoả, anh ta uống một tách cafe, rồi anh ta lên tàu, trong khi tàu chạy, anh bắt đầu đọc cuốn Nghìn lẻ một đêm. Đầu óc Dahlmann chập chờn qua những suy nghĩ, qua những cơn mơ. Con tàu đột nhiên dừng lại giữa đồng không mông quạnh và Dahlmann nhận ra đây khơng phải là nơi mình muốn đến nhưng vẫn “chấp nhận đi bộ như một cú mạo hiểm nho nhỏ”. Dahlmann ở lại một quán cơm và tại đây điều kì lạ tiếp tục xảy ra. Dahlmann bị ném bởi những viên bi bằng bánh mì, bị chửi bới và sỉ nhục, bị thách đấu dao tay đôi. Truyện ngắn kết thúc bằng chi tiết: “Dahlmann đâm mạnh con dao, mà có lẽ anh sẽ chẳng biết điều khiển nó, rồi anh đi thẳng ra cánh đồng bao la”[11; tr.97]. Có thể thấy câu chuyện bao phủ với những tình tiết lập lờ và mơ hồ. Vết thương gây sốt của Dahlmann là thực hay giả? Anh ta trở về điền trang thật hay đây chỉ là giấc mơ được giải phóng khỏi viện điều dưỡng? Và người đàn ông chủ quan là người quen gần điền trang hay là người của viện điều dưỡng? Tại sao Dahlmann có cảm giác mơ hồ về người này? Và tại sao anh bị thách đấu và kết cuộc anh ta là gì?
Câu chuyện chứa nhiều nếp gấp của tình tiết, một kết thúc bị bỏ lửng. Sự việc diễn ra lu mờ khó hiểu trước nội tâm phức tạp và dịch chuyển liên tục của Dahlmann. Có thể anh ta đang nằm mơ thấy cuộc trở về trước ngày gặp nạn hay vào đúng lúc anh ta bị giam cầm trong khu điều dưỡng. Quan trọng nhất, Dahlmann thấy mình một lúc là hai con người, là một bản thể phân đôi: “Một người đang đi
theo ngày thu và theo địa lý của Tổ quốc, cịn người kia giam mình trong viện điều dưỡng, phục tùng sự chăm sóc đúng phương pháp” Một cái tơi đang ở trong thực tại, một cái tôi đang du hành ở tận quá khứ hoặc tương lai. Kết thúc anh ta có thể chết trong cuộc đấu tay đơi nhưng kết thúc cũng có thể là sự tỉnh dậy của một giấc mơ nào đó.
Truyện ngắn của Borges hướng vào bản ngã bên trong, biểu hiện kín đáo qua những đề tài như: những giấc mơ, mê lộ, tấm gương, những con hổ… Ông thường xuyên triển khai ý tưởng về sự lặp lại của cá thể - cái Tôi của con người. Chẳng hạn như nhân vật Yakub trong truyện ngắn Chiếc gương mực nhìn thấy được tội lỗi của chính mình qua chiếc gương thần. Sau khi vị pháp sư ra lệnh “trói chặt hắn trên tấm da bò được căng ra và rằng hãy lột mặt nạ cho hắn” [11; tr.276] thì Yakub đã có thể nhìn thấy bộ mặt trong gương ấy – bộ mặt của chính mình. Hắn ta chìm đắm trong cơn sợ hãi và điên loạn. Vị pháp sư trị tội hắn ta bằng cách cho anh ta tự xem nghi lễ của cái chết của chính mình “Y đã bị tấm gương mực làm chủ đến mức không dám ngẩng mắt lên hay đổ mực đi. Khi thanh gươm bổ đơi đầu kẻ phạm tội ở trong hình ảnh tấm gương, y rên rỉ bằng giọng khiến tôi thương hại, rồi lăng đùng xuống sàn nhà, chết”[11; tr.277].
Bên cạnh cái bản ngã được nhìn qua gương thì nó cịn được thể hiện trong chính giấc mơ của các nhân vật trong khi nằm mơ, cá nhân tách làm hai: Một con người đang nằm ngủ say ở thực tại và một con người đang dần dần đi sâu vào giấc mơ (Phương Nam, Kẻ mất trí, Chuyện về kẻ thù…). Các nhân vật đó bị lạc lối trong giấc mơ của chính mình và cảm thấy mất hết phương hướng, lối thốt hình như càng xa dần với họ. Họ cảm thấy như mình đang đứng trước một cánh đồng hoang vu, khơng có bóng người và mọi thứ đều âm u, lạnh lẽo. Trước một thực tại trong mơ như thế họ luôn cảm giác sự cô đơn, bối rối và lo sợ. Họ băn khoăn khơng biết mình sẽ đi về đâu khi mọi con đường đều vô tận.
Nhân vật trong các giấc mơ đó có thể là chính họ hay một người khác khơng phải là họ. Cái huyền ảo của Borges xuất phát từ các Ta đa bội và phức tạp này.
đơn, bối rối trước thân phận của chính mình “Một con người bị nhầm lẫn với hình thù của số phận mình; theo chiều dài năm tháng, một con người là hồn cảnh của mình. Cịn hơn cả một kẻ đốn mộng hay một gã chiến thắng, còn hơn cả một linh mục của Thượng đế, ta là một người tù”[11; tr.86].
Có thể nói, cảm hứng về “bờ khác của thực tại” chính là niềm đam mê, sự thích thú của Borges trước những chủ đề huyền ảo, siêu hình, siêu tưởng. Kiến thức uyên thâm, đặc biệt là kiến thức về triết học đã hòa quyện cùng khả năng hư cấu độc đáo ở Borges, tạo nên một thế giới huyền ảo theo kiểu siêu hình đầy trí tuệ, buộc người đọc phải vận dụng hết khả năng liên tưởng logic để kết nối những mảnh vỡ rời rạc, vơ lý, để có thể xâu chuỗi những yếu tố tưởng ngẫu nhiên và khác biệt đó vào trong một hệ thống.