Nhân vật huyền ảo

Một phần của tài liệu Yếu tố huyền ảo trong truyện ngắn của Jorge Luis Borges. (Trang 42 - 45)

Nhân vật huyền ảo là những nhân vật được tạo ra nhờ trí tưởng tượng của nhà văn nhằm khái quát những phương diện đa dạng và những biến đổi không ngừng của đời sống theo khuynh hướng huyền ảo hóa. Nhân vật huyền ảo đó có thể là những bóng ma, oan hồn những con người có hình thù kì dị quái đản hay những nhân vật siêu nhiên có phép biến hóa kì lạ như ơng tiên, ông bụt, thần thánh... Truyện ngắn của J.L.Borges cũng tồn tại nhân vật mang nhiều yếu tố huyền ảo như kiểu nhân vật siêu nhiên, nhân vật có sự chuyển hóa kì lạ, nhân vật với cái tơi lưỡng phân...Song các kiểu nhân vật này hồn tồn khơng mang đến cảm giác ghê sợ, kinh dị cho người đọc mà nó ln gợi mở những chân trời mới hướng người đọc đến một thế giới khác - một thế giới nằm ngoài thực tại.

Nhân vật siêu nhiên là những nhân vật có khả năng thần kì như bụt, thần tiên, phù thủy… Trong truyện ngắn của Borges, ta thấy màu sắc huyền ảo được thể hiện qua các kiểu nhân vật siêu nhiên như Thượng đế, pháp sư, thầy pháp…“Chúng ta biết rằng: quá khứ, hiện tại, tương lai từng phút từng phút hiển diện trong kí ức tiên tri của Thượng đế, trong sự vĩnh hằng của Người; điều ngạc nhiên là con người bình thường thì lại nhìn phía sau một cách mơ hồ và khơng thể nhìn về phía trước” [11; tr.232]. Xuất phát từ niềm tin của con người vào những thế lực siêu nhiên, họ tôn vinh Thượng đế là người có quyền hạn cao nhất, có pháp lực và điều hành thế giới của họ.

Truyện ngắn của Borges không miêu tả sự xuất hiện trực tiếp của một đấng Thượng đế nào. Tuy nhiên hình ảnh Thượng đế thường xuyên hiện ra trong tâm tưởng của các nhân vật khác. Họ ln có thái độ biết ơn, tơn thờ, tin tưởng vào đấng tối cao này. Nhân vật Tzinacan, giáo sĩ của kim tự tháp Qaholom bị giam cầm trong một xà lim được chia hai bởi một bức tường sắt. Bên này của bức tường là Tzinacan, còn bên kia là một con Jaguar (một loại báo đốm Mỹ). Ở nhà tù này, người Tây Ban Nha chinh phục đã tra tấn ông nhằm buộc ông phải tiết lộ các bí mật về kho báu của vương quốc nhưng ơng đã từ chối, vì ơng tin Thượng đế sẽ “che chở ta trong những cơn giông bão” [11; tr.82] và “Thượng đế của ta sẽ cho ta lối đi tới niềm vinh dự của sự cảm nhận ra văn tự ấy” [11; tr.83]. Nhân vật trong truyện ngắn của Borges tin rằng tất cả những gì có trên mặt đất này đều được Thượng đế sáng chế ra “trên mặt đất có những hình hài cổ xưa, những hình hài khơng thể rữa nát và vĩnh hằng; bất cứ một hình hài nào trong số chúng đều có thể là biểu tượng được tìm kiếm. Một quả núi hay một con sơng hay một triều đại hoặc hình thể các tinh tú đều có thể là lời của Thượng đế” [11; tr.83]. Thượng đế là một nhân vật khơng hiện hình trong truyện ngắn này, nhưng sức mạnh huyền bí và uy quyền của người bao trùm lên tất cả. Ngài để lại những văn tự đầy sức mạnh trên những vằn đen dọc theo tấm da của loài báo Mỹ uyển chuyển, dẻo dai và hung tợn. Chỉ cần người pháp sư đọc bản văn tự huyền bí ấy lên, ơng sẽ có sức mạnh thốt khỏi ngục tối, khôi phục lại vương quốc, đánh đuổi người Tây Ban Nha xâm lược.

Con người trong thế giới hư cấu của Borges khơng bao giờ phủ nhận vai trị của Thượng đế trong đời sống tinh thần của họ mà ngược lại họ tin tưởng hồn tồn sự có mặt của Thượng đế “Thượng đế là sự thật, sự thật khơng thể nói dối được, vv..[11; tr.235]. Có thể trong nhận thức của con người, họ chưa hề biết mặt Thượng đế nhưng họ luôn tin sẽ nhìn thấy Ngài ở một thế giới khác: “Vào thời hiện tại chúng ta khơng nhìn thấy Thượng đế mà nhìn thấy người như ở trong một tấm gương và bên dưới những hình ảnh tối thì ngay lúc ấy mặt đối mặt chúng ta sẽ nhìn thấy Ngài. Bây giờ tôi không biết Người mà chỉ biết một cách khơng chính xác, nhưng ngay lúc ấy tơi sẽ biết Ngài với một cái nhìn sáng tỏ”[11; tr.25]. Thượng đế là ”Người Độ Lượng, là Người ẩn mình” [11; tr.280], tạo nên câu chuyện có phần kì diệu trong Chuyện hai kẻ nằm mộng. Tất cả nằm trong bàn tay sắp đặt của ngài.

Bên cạnh Thượng đế, pháp sư (thầy pháp) cũng là một nhân vật có những phép biến hóa khơn lường nhiều khi có quyền hạn cao lớn hơn hoàng đế. Thầy pháp là người có phép thuật được ví như những bậc tối cao nên nhân vật thầy pháp thường xuất hiện ở khá nhiều tác phẩm, gợi nhắc những ma thuật cổ xưa đầy màu sắc huyền bí. Trong truyện Bản thông báo của Brodie những người Yahoo man mọi thích ăn xác chết của các thầy pháp để làm tăng phẩm hạnh. Họ đặt niềm tin khá nhiều vào các pháp sư sẽ xây dựng thành trì của mình ở trên đỉnh một quả đồi, “bộ lạc nằm dưới sự chỉ huy của một hoàng đế, mà quyền lực của ngài là tuyệt đối, nhưng tơi ngờ rằng những người thực sự trị vì bộ lạc là bốn thầy pháp, những người hiện đang nâng đỡ ngài và từng lựa chọn ngài làm hoàng đế” [11; tr.229]. Ở bộ lạc của người Yahoo này chỉ có thầy pháp là có kí ức ở mức độ tối thiểu và có khả năng nhìn thấy trước tương lai trong thời gian ngắn. Thầy pháp trong Chiếc gương mực

có thể tạo ra chiếc gương mực từ mảnh giấy và câu thần chú. Nhìn vào gương ta có thể thấy được bất cứ điều gì nếu muốn kể cả cái chết của chính mình trong tương lai.

Truyện ngắn Phế tích vịng trịn là một truyện ngắn điển hình kể về sự hình thành của một vị pháp sư và đứa con do mình tự tạo. Vị pháp sư này có khả năng

Ơng mở lớp dạy nhiều mơn đồ nhưng khơng ưng ý đệ tử nào. Ơng quyết định tạo ra một đứa con bằng giấc mơ của mình. Hằng đêm ông đều mơ và mỗi đêm tạo ra một bộ phận chân, tay, óc,…cho đứa con. Cuối cùng pháp sư đã hồn thành sản phẩm của mình. Một vị thần mách bảo hãy đặt tên cậu bé là Lửa, pháp sư liền đặt tên Lửa cho con. Sợ đứa con biết rằng đó chỉ là ảo ảnh nên ơng đã xóa kí ức thành người cho đứa con và đưa nó đến một giáo đường phương Bắc. Một ngày, ơng nghe tiếng đồn có một người đàn ơng ở phương Bắc bị lửa đốt hồi không cháy. Vị pháp sư già rất lo sợ đứa con của mình bị lộ thân phận bởi thần Lửa là người duy nhất biết con trai ơng là cái bóng. Sự bất an của ơng ta dữ dội hơn khi vào một ngày khu giáo đường của pháp sư vì hạn hán cũng bị ngọn lửa thêu rụi. Ông định nhảy xuống nước nhưng rồi ông chấp nhận cái chết, đi thẳng vào lửa. Nhưng bất ngờ thay ông không bị lửa thiêu cháy, ơng chỉ có cảm giác khoan khối khi ngọn lửa dịu dàng mơn trớn. Ơng phát hiện ra rằng chính ơng cũng được tạo ra từ giấc mơ của kẻ khác. Như thế đứa con được tạo ta từ giấc mơ của người phù thủy già và chính ơng ta lại được sinh ra từ giấc mơ của kẻ khác.

Borges xây dựng nhân vật Thượng đế, pháp sư, thần thánh là những thế lực siêu nhiên nhằm tạo nên chất huyền ảo cho tác phẩm. Việc những thế lực này có khả năng biến hóa, tái tạo và quyết định sự sống của con người còn thể hiện niềm tin của người dân châu Mỹ Latinh vào những điều huyền bí. Họ mong muốn được gặp gỡ và nhận được sự giúp đỡ của những đấng tối cao.

Một phần của tài liệu Yếu tố huyền ảo trong truyện ngắn của Jorge Luis Borges. (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)