Mê cung, mê lộ

Một phần của tài liệu Yếu tố huyền ảo trong truyện ngắn của Jorge Luis Borges. (Trang 37 - 40)

Bên cạnh giấc mơ, mê lộ hay mê cung là biểu tượng huyền ảo để lại ấn tượng sâu đậm nhất khi người đọc tiếp xúc với văn chương Borges. Cũng như đề tài về giấc mơ, đề tài về mê cung, mê lộ cũng là đề tài xuyên suốt trong các truyện ngắn của ông. Với Borges, mê lộ là niềm ám ảnh, từ bỏ hay trốn tránh nó là một điều vơ ích.

Sẽ chẳng bao giờ có một cửa. Mi đã ở bên trong và thành qch ơm gọn thế giới

khơng có mặt phải, chẳng có mặt trái,

khơng có tường mặt ngồi cũng chẳng có sân trong kín đáo Chớ mong rằng sự đúng mực của con đường mi,

con đường ương ngạnh cứ rẽ vào lối khác sẽ kết thúc, số phận mi là sắt đá…

(J.L.Borges, Mê Lộ 2)

Theo Ngô Tự Lập, từ mê lộ có tính biểu tượng rất cao, “hầu hết các sản phẩm khác, kể cả những sản phẩm phức tạp và tân kì nhất, đều mơ phỏng một cái gì đó, hoặc đáp ứng một nhu cầu gì đó cụ thể, hữu hình …Chỉ có mê lộ hướng tới cái tồn thể. Mê lộ mơ phỏng tính vơ tận hỗn loạn và vĩnh cửu” [25]. Borges thật sự u thích biểu tượng mê lộ, ơng xem nó như một trị chơi của bản thân mình.

Truyện ngắn Borges được phân thành nhiều tầng mê lộ khác nhau: những mê lộ nhân vật thực sự bước vào, mê lộ của văn bản, mê lộ của tâm hồn, mê lộ của thời gian...Mê lộ của Borges là một hoang mạc, khơng có trung tâm, khơng có lối thốt, và lạc trong đó, con người sẽ phải thực hiện cuộc hành trình bất tận khơng bến đỗ. Mê lộ khiến con người đứng ở nhiều hướng khác nhau, hoang mang không biết nên đi về hướng nào. Truyện ngắn Công viên những lối đi rẽ hai ngã, là một truyện

ngắn nỗi tiếng về đề tài mê lộ của Borges. Nhân vật Vũ Tuấn là một điệp viên nước Đức bị phe đối địch truy đuổi, trên đường chạy trốn viên đại úy Madden và tìm cách thơng báo về thủ lĩnh của mình tại Berklin thì anh ta ln hình dung ra một mê lộ, mê lộ mà cụ cố Thôi Bân đã từng xây dựng nên bằng một thiên tiểu thuyết. Anh ta nghĩ ra một kế hoạch và quyết định tìm đến Stefan Albert, tiến sĩ ngơn ngữ học, cái tên duy nhất đủ khả năng truyền thơng tin bí mật về cho thủ lĩnh. Anh ta lên tàu và suýt chạm mặt với Madden. Anh ta dừng lại ở một đồng ruộng và anh nhìn thấy mấy đứa trẻ đang đứng giữa đường và chỉ đường cho anh đi. Vượt qua những lối vòng vo, anh cũng đến được nhà của Stefan Albert. Kì lạ thay, vị tiến sĩ cầm ngọn đèn bão chờ đón anh ngay ở cổng. Ông ta mời anh xem một tác phẩm của cụ tổ Thôi Bân “Công viên những lối đi rẽ hai ngã”. Họ nói về mê lộ, về thời gian, về bức thư của cụ cố Vũ Tuấn. Ngay lúc đó, đại úy Madden xuất hiện và Vũ Tuấn đã đưa súng lên cẩn trọng hướng về Alber bóp cị. Anh ta bị bắt và bị phán quyết án treo. Nhưng anh ta đã chiến thắng là đã báo tin thành phố phải tấn công là Albert cho thủ lĩnh bằng sự kiện đăng trên báo: Nhà ngơn ngữ học Stefan Albert đã chết vì một kẻ lạ mặt.

Như vậy, biểu tượng “mê lộ” trong truyện ngắn của Borges là một biểu tượng chứa nhiều tầng ý nghĩa. Mê lộ là một cuộc hành trình của Vũ Tuấn vào nhà cụ Albert đầy bí ẩn, nhiều ngã rẽ và chia tách thành nhiều hướng khác nhau khiến cho Vũ Tuấn có cảm giác như đang đi vào một mê lộ nhưng đây là mê lộ có lối thốt. Mê lộ cịn là một cuốn sách đó là Nghìn lẻ một đêm được Vũ Tuấn mang theo đọc giữa đường, là tác phẩm Công viên những lối đi rẽ hai ngã của cụ Thôi Bân.

tục một cách vơ tận. Vịng xốy của mê lộ đó khơng chỉ nói về sự li kì của thời gian, con đường mà nó cịn là mê lộ của những dịng suy nghĩ, chuyển động khơng ngừng của nhân vật. Một tâm trạng đầy hoang mang trước vòng vây của kẻ thù trước những khoảnh khắc phải chạy trốn kẻ thù. Anh ta đã hồn thành nhiệm vụ của mình nhưng kết thúc truyện anh ra phải bước vào ngõ cụt của sự ân hận và mệt mỏi đẩy anh đến một mê lộ khơng thể giải thốt ra được.

Borges chọn mê lộ làm biểu tượng trung tâm cho vũ trụ siêu hình và cho cả thế giới tâm linh của con người, đồng thời khơi gợi tính vơ tận và vĩnh cửu của nó, dẫn dắt người đọc đi sâu vào vòng xốy khơng lối thốt. Cuộc hành trình đi tìm thành phố của những người bất tử (Người bất tử) là một cuộc hành trình đi sâu vào cái mê lộ khơng lối thốt. Người bất tử khơng có q khứ, khơng có tương lai, khơng có mở đầu và cũng khơng có kết thúc. Tất cả mọi thứ đều trở nên vô nghĩa. Khi đến cuối truyện, khơng cịn những hình ảnh của kí ức, chỉ cịn những lời nói. “Chẳng nên ngạc nhiên khi thấy rằng thời gian đã nhầm lẫn những từ ngữ có lần đã trình diện trước ta với những từ ngữ là những biểu tượng cho vận may của ai đó đã theo ta boa thế kỷ. Ta đã là Homero; ngắn gọn thôi, ta sẽ CHẲNG LÀ AI, như Ulises; ngắn gọn thôi, ta sẽ là tất cả mọi người: ta sẽ chết”[11; tr.180]. Thành phố của những người bất tử là nơi mà nhân vật thách thức mình phải bước vào để trãi nghiệm. Để vượt qua được mê cung kinh hồng đó, anh ta phải tự thân vượt qua những chướng ngại vật và quyết khơng để mình ở lại bất cứ nơi đâu.

Biểu tượng mê lộ phần nào thể hiện sự hồi niệm về cái “Tơi”, về bản ngã luôn di động và lạc lối trước sự vô hạn của vũ trụ bao la. Truyện ngắn Hai vị hoàng

đế và hai mê cung lộ là câu chuyện tiêu biểu của Borges khi nói đến biểu tượng mê

lộ. Borges đã kể câu chuyện về hai vị hoàng đế họ đã thách đấu nhau bằng mê cung. Một người sử dụng mê cung nhân tạo và một người kia sử dụng mê cung của tự nhiên. Mê cung đã bắt đầu sự bất hòa và khép lại bằng cái chết của một trong hai vị hồng đế đó: “Hồng đế trị vì các đảo Babilonia đã triệu các kiến trúc sư và các bác thợ cả đến kinh đô và ra lệnh cho họ xây dựng một mê cung lộ hết sức rối rắm và kì bí đến độ những chàng trai cẩn trọng nhất cũng không dám bước chân vào” [11;

tr.288]. Và mê cung của vị hồng đế Ảrập là “nơi khơng có cầu thang để mà trèo, khơng có cửa ra vào để bước qua, cũng chẳng có những hành lang dài để mà chạy, cũng chẳng có tường thành nào để mà cản bước ngài” [11; tr.289]. Nhưng mê cung ở đây không chỉ là một kiến trúc khơng gian mà nó cịn thể hiện một tâm trạng bối rối, hoang mang của con người trước thực tại. “Mê lộ là biểu tượng rõ ràng cho tâm trạng bối rối rối – như Aristote nói, sự thảng thốt xuất hiện từ tâm trạng bối rối ấy – là một trong những sự cảm động thường tình nhất của cuộc đời tơi, cũng như của Chescherton, người từng nói rằng “Mọi thứ đều qua đi nhưng nỗi thảng thốt luôn luôn ở lại với chúng ta, nhất là nỗi thảng thốt thường ngày”[11; tr.29].

Có thể nói “mê lộ” là chìa khóa mở ra cánh cửa văn chương của Borges. Văn chương của Borges là một thế giới chứa đựng nhiều bí ẩn khơng giải thích được. Thế giới thì bao la rộng lớn như một mê cung ấy vậy mà con người vẫn không ngừng hướng đến. Chính vì thế nên, tác phẩm của ông chạm đến nỗi cô đơn sâu kín của con người.

Một phần của tài liệu Yếu tố huyền ảo trong truyện ngắn của Jorge Luis Borges. (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)