Thời gian nghệ thuật là “hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Cũng như khơng gian nghệ thuật, sự miêu tả trần thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn nhất định trong thời gian. Và cái được trần thuật bao giờ cũng diễn ra trong thời gian được biết qua thời gian trần thuật. Sự phối hợp của hai yếu tố thời gian này tạo thành thời gian nghệ thuật một hiện tượng ước lệ chỉ có trong thế giới nghệ thuật” [12; tr.322].
Khác với thời gian khách quan được đo bằng đồng hồ và lịch, thời gian nghệ thuật có thể đảo ngược quay về quá khứ, có thể bay vượt đến tương lai xa xơi, có thể dồn nén trong trong một khoảng thời gian dài, trong chốc lát thành vô tận. Thời gian nghệ thuật được đo bằng nhiều thước đo khác nhau, bằng sự lặp lại đều đặn của các hiện tượng đời sống được ý thức: sự sống, cái chết, gặp gỡ chia tay, mùa mày mùa khác…tạo nên nhịp điệu trong tác phẩm.
Thời gian nghệ thuật thể hiện sự tự cảm thấy của con người trong thế giới. Có thời gian tuyến tính khơng tách rời chuỗi biến cố cốt truyện, có thời gian xây dựng trên dịng tâm trạng và ý thức, có thời gian trơi trong diễn biến sinh hoạt, có
thời gian gắn với các vận động của thời đại, lịch sử lại có thời gian có tính vĩnh viễn đứng ngoài thời gian.
Như chúng ta đã nói ở trên, truyện ngắn của Borges không có cốt truyện hoặc cốt truyện đã bị phân mảnh, nghiền nát và các tình tiết lấp lửng để lại nhiều khoảng trống trên văn bản. Vì thế thời gian cũng bị phá hủy thành nhiều chiều. Borges lấy thời gian trong tương lai trộn vào trong hiện tại, đem hiện tại thả vào quá khứ. Tác phẩm xuất hiện ba thì cùng một lúc: Quá khứ – tương lai – hiện tại gặp nhau giữa giao lộ đầy những ngã rẽ. Thời gian nhanh qua đi hoặc bị ngưng đọng, thời gian đảo ngược – xoay vịng, thời gian khơng nằm trên trục cố định mà nhảy cóc và biến hóa khơn lường, thậm chí thời gian triệt tiêu và mất dạng khỏi tác phẩm. Thời gian thực sự đã trở thành năng lượng xúc tác cho chất huyền ảo xuất hiện.
Trước hết, truyện ngắn của Borges luôn đặt trong mơi trường huyền ảo bằng cách xóa hết đường viền lịch sử. Tính phi thời gian khiến mọi trật tự bị mất đi, nhân vật bước ra ngoài thời gian và ngồi khơng gian để nhập vào một vũ trụ khác. Ở một số tác phẩm của Borges, ông không cài đặt đầu hiệu của thời gian khiến cho người đọc thường hiểu rằng mọi thứ đang được kể, đang được diễn ra ở thì hiện tại. Mở đầu truyện ngắn Hai kẻ nằm mộng, Borges viết “Nhà sử học Ả - rập El Ixaqui
đề cập tới sự kiện sau đây...”. Truyện Thầy pháp bị bỏ rơi cũng khởi đầu bằng việc khơng giới thiệu thời gian “Ở santiago có một tu viện trưởng vốn có tham vọng học nghệ thuật huyền ảo...”. Thời gian bị vứt bỏ, nhân vật trở nên “trống rỗng” khơng có q khứ, khơng có tương lai mà mọi thứ đều tồn tại ở thời điểm hiện tại. Sự vắng mặt của thời gian được người đọc ngầm hiểu đó là thời gian hiện tại và họ đang theo dõi một câu chuyện đang diễn ra. Tập trung vào thời điểm hiện tại tác giả cắt rời con người ra khỏi thời gian, ra khỏi dịng kí ức. Con người hiện lên như những mảnh huyền thoại. Thời điểm hiện tại khơng có bất kì một hệ quy chiếu nào. Mọi liên hệ về lễ nghi, về đạo đức về giá trị cuộc sống đều bị xóa bỏ. Sự giao tiếp giữa nhân vật và độc giả trở nên tương thông.
Borges thường xuyên mở đầu câu chuyện một cách bất ngờ, không giới thiệu một mốc thời gian cụ thể. Ở Văn tự của Thượng đế, sự nhập đề của ông như một sự
kết thúc của một người ngồi trong nhà tù đang chờ đợi cái chết: “Nhà tù bằng đá và sâu hun hút; hình khối của nó, hình khối của một bán cầu gần như hoàn hảo”. Chúng ta chỉ biết không gian truyện chính là nhà tù, nơi bọn xâm lược Pedro de Alvarodo giam hãm và hành hạ đạo sĩ Tzinacan, còn thời gian của câu chuyện dường như không xuất hiện.
Thỉnh thoảng, ở một số truyện ngắn ta cũng thấy sự xuất hiện của các mốc thời gian có vẻ cụ thể đẩy thời gian về quá khứ xa xăm. Thậm chí Borges gọi tên thời điểm diễn ra câu chuyện: tại Luân Đôn, vào đầu tháng sáu năm 1929 (Người bất tử); ngày 14 tháng Giêng năm 1922 (Emma Zunz); năm 1817 (Phương
Nam)…Những mốc thời gian này đều mang dáng vẻ của lịch sử nhưng thực chất là
giả lịch sử. Thời gian ở đây được cải trang dưới lớp vỏ của thời gian ảo khiến cho người đọc nhằm tin rằng đó là những câu chuyện thực. Và khi bước vào câu chuyện các tình tiết kì diệu nhanh chóng xóa tan đi mốc thời gian cụ thể ban đầu. Việc xây dựng thời gian thực nhằm mục đích che đậy những sự kiện không xác thực mở ra một khơng gian ảo và người đọc sẽ nhanh chóng quên đi thời gian ban đầu.
Bên cạnh sự vắng mặt của thời gian hoặc thời gian được che đậy bởi mốc thời gian cụ thể thì truyện ngắn của Borges cịn xuất hiện kiểu thời gian ghép lắp lộn xộn, chồng chéo lên nhau, thời gian của mê lộ. Truyện ngắn Công viên những
lối đi rẽ hai ngã thể hiện rõ kiểu thời gian này. Truyện ngắn tạo nên một cấu trúc
độc đáo đó là cấu trúc “mê lộ thời gian”. Thời gian là một khối hỗn độn, rối rắm với những ngã rẽ khác nhau và người đọc như bị cuốn sâu vào mốc thời gian đó khơng có lối thốt và khơng có trung tâm, lạc lối bởi kiểu thời gian vô định. Borges cho rằng: thời gian luôn rẽ hai hướng và tiếp tục phân đôi cho đến điểm tiếp nối. Thời gian được đặt chồng lên không gian trở thành công viên và là địa điểm gặp gỡ của những số phận. Tại mỗi ngã rẽ đó là sự giao thoa giữa khơng – thời gian. Tại thời điểm đó sẽ sảy ra độ căng của kịch tính sẽ đi hướng này hay hướng kia, câu chuyện cũng sẽ bị chuyển hóa từ cuộc đời này sang cuộc đời khác, từ thế giới này sang thế giới khác…cho đến vô tận, vô cùng.
Thực chất thời gian vốn khơng có điểm dừng và khơng gian vốn khơng có lối rẽ. Phải chăng tác giả tạo dựng nên kiểu không - thời gian đầy lối rẽ như thế để thỏa