Đóng góp của Jorge Luis Borges từ phương diện nghệ thuật truyện ngắn

Một phần của tài liệu Yếu tố huyền ảo trong truyện ngắn của Jorge Luis Borges. (Trang 71 - 76)

nhìn thấy. Nhân vật cố gắng chạy trốn khỏi chính mình, khỏi cái hữu hạn của đời người thì lại bắt gặp sự vơ hạn của vũ trụ. Trên cơ sở này, thời gian trong truyện ngắn của Borges bị đảo lộn, xới tung. Truyện ngắn Công viên những lối đi rẽ hai ngã là xuất hiện hai chiều thời gian khác nhau. Một là thời gian đi theo dịng thời gian tuyến tính đi từ quá khứ đến hiện tại đến tương lai thể hiện qua nhân vật Vũ Tuấn. Anh ta bị truy lùng rồi anh ta phải chạy trốn khỏi sự truy sát đó, cuối cùng anh ta bị bắt. Sự xuất hiện các nhân vật trong lúc anh ta chạy trốn là những nhân vật kì lạ những đứa trẻ và Stephen Albert đó là dịng thời gian thứ hai họ sống trong chiều ngược lại, đi từ thời gian tương lai trôi về quá khứ. Họ dường như biết trước được tương lai.

Như vậy, bản thân thời gian đã trở thành đề tài chính, nhân vật chính trong truyện ngắn Cơng viên những lối đi rẽ hai ngã, đồng thời trở thành một cấu trúc vừa song hành vừa hội tụ, vừa hịa tồn vừa triệt tiêu. Một thời gian hay đổi bằng những ngã rẽ rồi lặp lại ở chặng đường khác. Một thời gian vừa tiến tới vừa giật lùi. Thời gian bị đồng hóa giữa hiện thực và giấc mơ và con người du hành vượt qua thời gian một cách vô thức xuyên qua sự giãn nở và qua những lỗ hổng thời gian. Ở cõi vơ hình đó, con người đã đụng đến sự rối loạn, va chạm với thời gian đã phá vỡ đi mọi mối quan hệ nhân quả. Khơng cịn thứ tự trước sau của sự việc được diễn ra. Sự việc nảy khơng cịn là ngun nhân dẫn đến sự việc kia. Mà chúng có thể diễn ra đồng thời, xáo trộn, đảo ngược.

Có thể nói, việc cố ý bóp méo thời gian, lắp ghép, chồng chéo, đảo lộn thời gian, thậm chí khiến thời gian biến mất đã làm cho truyện ngắn của Borges chất chứa nhiều yếu tố huyền ảo và thời gian như chiếc chìa khóa mở ra mọi thứ.

3.5. Đóng góp của Jorge Luis Borges từ phương diện nghệ thuật truyện ngắn ngắn

J.L.Borges được coi là một tác giả kinh điển của thế kỉ XX. Gần như cả cuộc đời ông đã dồn hết mọi tâm lực vào sáng tác văn chương. Đến đây, ông đã đóng góp rất nhiều cho nền văn học nhân loại. “Jorge Luis Borges đã để lại một cơng trình văn học trong đó ơng chỉ chơi hai khái niệm then chốt: Thời gian và không gian; sự hịa trộn giữa thời – khơng gian thực với thời – không gian ảo, tạo nên một thực thể văn học phong phú đa dạng có sức hấp dẫn và do đó nó là hình bóng chân thực của cuộc sống thực tế Mỹ Latinh”[11; tr.9]. J.L.Borges rất chú trọng đến việc xây dựng không thời gian ảo – thực lẫn lộn, xóa mờ ranh giới thực và mơ. Phát huy những đặc trưng nghệ thuật của chủ nghĩa hậu hiện đại, Borges sử dụng thành công các thủ pháp nghệ thuật như: kết cấu phân mảnh, người kể chuyện, tình tiết, giọng điệu, khơng thời gian nhằm xây dựng chất huyền ảo bên trong tác phẩm. Cách viết của ông “tinh tế đến độ như không, thơ và truyện của ông gồm rất nhiều khoảng trống, những điều ngập ngừng, chưa nói, khơng muốn nói, mặc dù biết, biết rất rõ” [11; tr.520]. Bên cạnh đó các chủ đề - biểu tượng quen thuộc như ví thực tại là một mê lộ, thời gian và sự vĩnh hằng, trò chơi của những chiếc gương đã cho thấy khả năng cách tân nâng cao thể loại truyện ngắn trở thành những tài sản vô giá trong kho tàng văn học thế giới.

Kế thừa truyền thống văn học Mỹ Latinh, truyện ngắn Borges cách tân đáng kể cả hai phương diện nội dung và hình thức. Trong khi dòng văn học thị trường phát huy tối đa trí tưởng tượng, sử dụng đậm đặc những cái khơng có thực thì truyện ngắn của Borges thể hiện những giá trị nghệ thuật khác như giảm tiết hư cấu huyễn tưởng nhưng gia tăng chiều sâu triết học trong tính phi lí. Khuynh hướng này bộc lộ tầm tư tưởng kín đáo trong phương thức tự sự mới mẻ. Khuynh hướng mang bóng dáng của thời đại mới: thời đại đặt lại câu hỏi về hiện thực và chân lí. Thời đại phá vỡ trung tâm và đại tự sự. Thời đại mở cánh cửa về phía vơ tận với tinh thần “khám phá một hiện thực thứ ba đích thực”. Bằng phương thức huyền ảo hóa J.L.Borges làm sống lại văn chương hư cấu đang đi vào lối khô khan và bế tắc của hiện thực.

J.L.Borges sử dụng yếu tố huyền ảo như một chất liệu nghệ thuật tạo sự thuận lợi cho việc thể hiện những ý tưởng độc đáo. Ông sáng tạo những thế giới viễn tưởng với những thứ hỗn độn do ông làm nên, nơi mà không thời gian không tồn tại, con người trở thành vật thể nhỏ bé trước vũ trụ. Trên hành trình tìm kiếm nguồn cảm hứng và những sáng tạo độc đáo Borges đã làm cho thế giới nghệ thuật của ông phong phú, đa dạng đến bất ngờ. Mỗi truyện ngắn của Borges có thể nói là một thể nghiệm đầy sáng tạo về một thế giới hư ảo nằm bên kia thực tại. Những truyện ngắn của ông thật sự đã chinh phục được độc giả mọi thời đại vì những nội dung và nghệ thuật độc đáo trong cách viết truyện của ơng.

Khơng chỉ đóng góp cho nền văn học nhân loại những kỹ thuật trong quá trình soạn tác một tác phẩm văn học, giúp ích được rất nhiều cho những nhà văn thế hệ sau mà Borges còn để lại cho đời những tác phẩm văn chương, đặc biệt là những truyện ngắn bất hủ với những nghệ thuật viết truyện độc đáo, hiện đại. Sự nghiệp văn học của ông được cả thể giới thừa nhận và được nghiên cứu, bình luận khắp nơi.

KẾT LUẬN

J.L.Borges là một trong những nhà văn lớn nhất và có ảnh hưởng lớn nhất của thế kỷ XX. Ông được coi là cha đẻ của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo. Là người có kiến văn sâu rộng, un bác từ cổ chí kim, từ Đơng sang Tây. Số phận đã lấy đi đơi mắt nhìn đời, nhìn người của ơng nhưng thay vào đó đã bù đắp cho ơng một khả năng sáng tạo, óc tưởng tượng phong phú về một thế giới khác. Không chỉ là người sáng tạo nên những tác phẩm văn học đặc biệt, Borges còn là một nhà lý luận, nhà phê bình văn học, dịch thuật... Những thành tựu của ơng đã góp phần khai mở nền văn học hiện đại châu Mỹ Latinh ra toàn thế giới.

Các truyện ngắn của Borges có một sức hút kì bí tốt lên từ những yếu tố huyền ảo nhà văn sử dụng. Yếu tố huyền ảo trong truyện ngắn của Borges không chỉ thể hiện ở mặt nội dung, thông qua nguồn cảm hứng từ bờ khác của thực tại,

qua thế giới nhân vật và biểu tượng đậm màu sắc huyền ảo lạ thường; mà nó cịn thể hiện trên bề mặt văn bản, ở kết cấu phân mảnh, người kể chuyện cải trang và sự hốn vị điểm nhìn, ở khơng gian – thời gian vơ hạn và bí ẩn. Yếu tố huyền ảo một mặt được sử dụng như một hình thái thẩm mỹ độc đáo tạo ra một cú sốc tâm lí, một cơn chấn động tinh thần cho người đọc; mặt khác xuất hiện như một kỹ thuật tự sự hấp dẫn khiến độc giả bị cuốn hút vào cuộc chơi của mê lộ. Với tinh thần khám phá thực tại thứ ba, truyện ngắn huyền ảo của Borges vượt ra khỏi ngưỡng hư cấu thơng thường, tiến gần hơn đến sự kiếm tìm những chiều sâu của sự tồn tại và nhân tính, chạm đến những vấn đề nhức nhối muôn thưở như thực trạng của châu lục, sự sinh tồn của con người, nỗi cô đơn, sự lạc lõng hoang mang…

Với những truyện ngắn huyền ảo của mình, quả thực, Borges đã đem đến cho người đọc những thể nghiệm mới mẻ cùng kỹ thuật viết sáng tạo và thế giới quan độc đáo của một trong những bậc thầy văn chương vĩ đại nhất thế kỉ XX.

Tài liệu tham khảo I. Sách, báo, tạp chí:

1. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ Văn học, Nxb Đại học quốc gia T.p. Hồ Chí Minh.

2. Lê Huy Bắc (200), Truyện ngắn Châu Mỹ, tập 1, Nxb văn học.

3. Lê Huy Bắc (2001), Hợp tuyển văn học châu Mỹ, Tập 1, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

4. Lê Huy Bắc (tuyển chọn & giới thiệu) (2003), Truyện ngắn hậu hiện đại thế

giới, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

5. Lê Huy Bắc (tuyển chọn & giới thiệu, 2004), Phê bình lí luận văn học Anh –

Mỹ, Tập 1, Nxb Giáo dục.

6. Lê Huy Bắc (2009), Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo và Gabriel Garcia Marquez, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

7. Lê Huy Bắc, “Jorge Luis Borges: Bậc thầy hiện thực huyền ảo Mỹ Latinh”, Tạp chí Văn học nước ngồi, số 131 - 2009.

8. Lê Nguyên Cẩn (2003), Cái kì ảo trong tác phẩm Banzac, Nxb Đại học Sư phạm.

9. Đặng Anh Đào (2008), Tzvetan Todorov: Dẫn luận về văn chương kì ảo,

Nxb Đại học Sư Phạm, Hà Nội.

10. Nguyễn Trung Đức (dịch), “Jorge Luis Borges – truyện ngắn – tiểu luận – thơ”, Tạp chí văn học nước ngồi số 1- 1999.

11. Nguyễn Trung Đức (tuyển & dịch) (2001), Tuyển tập Jorge Luis Borges,

Nxb Đà Nẵng.

12. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1999), Từ điển thuật ngữ văn

học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

13. Phương Lựu (1995), Tìm hiểu lí luận văn học Phương Tây hiện đại, Nxb

14. Phương Lựu (chủ biên, 2006), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục.

15. Phương Lựu (chủ biên, 2012), Lí luận văn học – Tập 3, Nxb Đại học Sư

phạm.

16. Nguyễn Đức Nam (1975), “Một khuynh hướng trong tiểu thuyết hiện thực tiến bộ ngày nay ở châu Mỹ Latinh: chủ nghĩa hiện thực huyền ảo”, Tạp chí nghiên cứu văn học, số 1, Viện văn học, Viện KHXHVN, Hà Nội.

17. Lã Nguyên (2001), “Văn học kì ảo - Nhìn từ hệ hình thế giới quan”, Tạp chí văn học nước ngồi, số 6, Hội nhà văn Việt Nam.

18. Lê Huy Oanh dịch (1968), “Miguel Angel Asturias: Về chủ nghĩa Hiện thực thần kì”, Tạp chí Văn học, số 109, Sài Gịn.

19. Octavio Paz (202), Cây cung mũi tên và điểm đích, Những bậc thầy văn chương, Nxb Hà Nội.

20. Lại Văn Toàn (chủ biên, 1999), Văn học Mỹ Latinh, Nxb Thông tin Khoa

học xã hội - chuyên đề, Hà Nội.

21. Lưu Đức Trung (2007), Giáo trình văn học thế giới, Tập 2, Nxb Đại học Sư phạm.

Một phần của tài liệu Yếu tố huyền ảo trong truyện ngắn của Jorge Luis Borges. (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)