Kết cấu phân mảnh

Một phần của tài liệu Yếu tố huyền ảo trong truyện ngắn của Jorge Luis Borges. (Trang 52 - 57)

Kết cấu là toàn bộ tổ chức nghệ thuật sinh động, phức tạp của tác phẩm văn học. Việc sử dụng kết cấu như thế nào trong tác phẩm văn học thể hiện rõ tài năng, nhận thức và phong cách của nhà văn. Đến với văn học hiện đại, các nhà văn theo khuynh hướng huyền ảo khơng cịn giữ cấu trúc tác phẩm thơng thường nữa mà tác phẩm là một sự sắp xếp các chi tiết một cách ngẫu hứng, rời rạc, phi trật tự và hỗn độn. Kết cấu phân mảnh đã phá tan cốt truyện thành nhiều mảnh nhỏ và các mảnh chuyện này được sắp xếp chồng chéo, ghép đặt lên nhau một cách lộn xộn.

J.L.Borges cũng lựa chọn kết cấu phân mảnh để truyền tải chất huyền ảo vào tác phẩm một cách điêu luyện. Borges sử dụng kết cấu phân mảnh hầu như ở tất cả các truyện ngắn, nhưng nổi bật nhất là ở một số truyện như: Công viên những lối đi

rẽ hai ngã, Tìm hiểu Almotasim, Phương Nam, Văn tự của Thượng đế, Người bất tử, Tlon, Uqbar, Orbis Tertius… Cấu trúc của các truyện này đã bị phá vỡ hoàn toàn, các tình tiết bị phân mảnh không đi theo cấu trúc truyền thống. Mỗi một truyện sẽ xuất hiện chồng chéo những câu chuyện, tình tiết khơng liên quan đến nhau, hoặc các tình tiết được sắp xếp khơng theo thứ tự thời gian, khơng gian bởi

thế người đọc có thể dừng lại ở bất cứ đâu, rồi bước vào vô vàn ngã rẽ khác nhau, từ nơi này dẫn đến nơi khác để rồi trở lại một điểm bất kỳ nào đó trong tác phẩm.

Truyện Cơng viên những lối đi rẽ hai ngã là một tring những câu chuyện vĩ đại của Borges. Truyện được xây dựng bởi hai lớp văn bản được sắp xếp đan cài vào nhau. Mỗi lớp văn bản bao gồm nhiều mảnh ghép của các sự kiện lịch sử và những lời đính chính của tác giả rời rạc, mập mờ. Lớp văn bản thứ nhất đề cập đến một sự kiện lịch sử trong quá khứ, đó là trận chiến năm 1916 của quân Anh. Thông tin được lấy ra từ “trang 22 bộ Lịch sử chiến tranh châu Âu của tác giả Liddell Hart”. Cuộc tấn công của 13 sư đoàn Anh nhằm phá vỡ trận tuyến Serre - Montauban, ngày 24 tháng 7 năm 1916, trận tấn công lùi đến sáng ngày 29 tháng 7. Nguyên nhân của cuộc chậm trễ của trận chiến ấy là do “trận mưa rào như trút nước”. Sau đó, “tác giả” lại cho rằng lời mà đại úy Liddell Hart đưa ra khơng có ý nghĩa gì cả và lời khai của tiến sĩ Vũ Tuấn, một gián điệp người Trung Quốc làm việc cho Đức tại Anh mới là sự thật. Nhưng ngay sau khi lời khẳng định được nói ra, tức là tin vào bản tường trình của Vũ Tuấn thì sự kiện lập tức được đính chính là tài liệu “thiếu mất hai trang đầu”.

Lớp văn bản thứ hai cũng là phần nội dung của truyện, được bắt đầu từ lời khai mà văn bản được sử dụng để đính chính thiếu mất hai trang đầu. Câu chuyện này được lồng ghép bởi những câu chuyện khác tưởng chừng như không liên quan đến nhau. Câu chuyện mà Vũ Tuấn kể này chiếm gần hết dung lượng của truyện (theo bản dịch in trong Tuyển tập Jorge Luis Borges [11], truyện ngắn này dài 15 trang,

trong đó phần chuyện đầu chỉ chiếm chưa đầy nửa trang. Chuyện kể về cuộc chạy trốn của nhân vật Vũ Tuấn khỏi sự truy đuổi của đại úy Richard Madden khi tung tích của mình như đã bị lộ. Trong khi chạy trốn thì hàng chục câu chuyện được diễn ra nhưng lại không theo một trật tự tuyến tính nào cả. Thứ nhất là chuyện về vụ điệp viên người Phổ tên là Hans Rabener, biệt danh Victor Runeberg, bị bắt hay bị giết. Thứ hai là nhân vật Vũ Tuấn cảm thấy như mình đã bị lộ và bắt đầu cuộc hành trình chạy trốn khỏi sự truy đuổi của đại úy Richard Madden. Thứ ba, trong khi chạy trốn anh ta vẫn khơng qn nhiệm vụ của mình, anh ta đang nắm giữ bí mật về địa điểm

bãi pháo mới của qn Anh. Vũ Tuấn nhanh chóng thơng báo cho thủ lĩnh ở Berlin biết tên bí mật của thành phố cần phải tấn cơng. Thứ tư trong tình trạng bị truy đuổi, Vũ Tuấn nảy ra một ý định, anh ta lục lục lại cái túi và lấy ra đủ thứ trong đó có khẩu súng lục với một viên đạn. Kế hoạch của anh ta đã rõ ràng khi anh ta đọc thấy tên Stefan Albert một nhà ngôn ngữ học thông thái nằm trong danh bạ điện thoại. Vũ Tuấn sẽ giết Albert và rồi mượn tin tức trên báo về cuộc giết hại ấy truyền tin về địa điểm nơi sẽ là mục tiêu tấn công của quân Anh là thành phố Albert. Thứ năm, Vũ Tuấn đi đến nhà ga xe lửa, lúc này thời gian như bị đảo lộn “Chỉ trong vịng ít phút nữa con tàu sẽ khởi hành vào lúc tám giờ năm mươi phút. Ta rảo bước nhanh; con tàu sắp tới sẽ khởi hành lúc tám giờ rưỡi” [11; tr.215]. Anh ta sẽ đến làng Ashgrove nhưng con đường lại dẫn tới nhà Albert, mà theo lời chỉ dẫn thì: “Ngơi nhà ở cách xa đây, nhưng ông sẽ không bị lạc đường nếu đi theo con đường ấy và tại mỗi ngã ba đường ông cứ việc rẽ trái”[11; tr.217]. Thứ sáu, theo dòng tâm tưởng anh tìm hiểu về mê lộ của Thôi Bân lồng vào chiến hào chằng chịt tại mặt trận Albert. Thứ bảy, câu chuyện về mê lộ gợi dẫn đến cuốn tiểu thuyết của cụ cố tổ Thôi Bân. Tất cả các sự việc đều hiện ra một cách ngẫu nhiên, tình cờ nhiều khi bị đứt gãy. Sự chồng chéo, lắp ghép các câu chuyện tạo nên một mê lộ khiến độc giả bối rối và lạc bước trên hành trình đi tìm sự thật. Trong khi đang rất căng thẳng đi tìm manh mối của lịch sử thì vơ tình người đọc lại bị lạc sang mê lộ của Thôi Bân viết về cuốn tiểu thuyết mà ông đã cố công xây dựng trong suốt mười ba năm với một bức di thư: “Tôi để lại công viên những lối đi rẽ hai ngả của mình cho vài hậu thế (chứ khơng phải tất cả)”.

Truyện Phương Nam cũng xuất hiện một kết cấu như thế. Truyện ngắn bị

tách ra thành ba mảnh lớn. Mảnh thứ nhất chính là đoạn đầu của tác phẩm nói đến việc Juan Dahlmann mong muốn quay trở về phương Nam và vụ việc anh ta bị chấn thương ở trán do một cú va đập mạnh mà nguyên nhân là không biết do đâu. Tiếp theo văn bản được phân chia thành hai mảnh khác nhau dựa vào sự phân tách của chính nhân vật Dahlmann, một là câu chuyện anh ta đang nằm trong viện điều

(chiếm toàn bộ dung lượng của tác phẩm) là cuộc hành trình trở về phương Nam đầy bí ẩn của Dahlman. Trong mảnh này lại được chia thành những mảnh nhỏ khác lắp ghép với nhau bởi các câu chuyện mơ hồ. Nhân vật Dahlman trở về điền trang ở phương Nam. Con tàu chở anh đột nhiên dừng lại giữa đồng không mông quạnh và Dahlmann nhận ra đây không phải là nơi mình muốn đến. Anh ta “chấp nhận đi bộ như một cú mạo hiểm nho nhỏ”. Dahlmann ở lại một cửa hàng cơm và đột nhiên một người thổ dân chửi bới và sỉ nhục anh, mời anh vào một cuộc đấu tay đôi. Dahlmann được một ông già ném cho một con dao và anh ta bắt đầu vào cuộc. Truyện ngắn khép lại bằng chi tiết: “Dahlmann đâm mạnh con dao, mà có lẽ anh sẽ chẳng biết điều khiển nó, rồi anh đi thẳng ra cánh đồng bao la”.

Có thể thấy các câu chuyện diễn ra rất vơ lí, khơng có một cấu trúc nhất định. Nó như một cuộc phiêu lưu khiến người đọc phải tự suy đoán và tiếp tục viết đoạn kết cho câu chuyện. Mỗi mảnh vỡ của câu chuyện đưa cho người đọc đến một nhánh suy nghĩ khác nhau buộc người đọc phải nắm bắt các lớp nghĩa của văn bản. Tác phẩm bao gồm những trang khơng đóng lại và người đọc có thể hốn đổi, sắp xếp các tình tiết theo ý tưởng của riêng mình. Từ câu chuyện này sẽ gợi mở đến câu chuyện khác, nhiều khi bị đứt gãy giữa chừng rồi tiếp tục kể về một sự việc khác theo dòng suy nghĩ của người kể chuyện. Kỹ thuật phân mảnh còn được Borges sử dụng như một bút pháp nghệ thuật độc đáo để khắc họa hiện thực, lồng ghép, đan cài nhiều mạch truyện và pha trộn nhiều thể loại. Đôi khi dấu hiệu của những đường ghép được cố tình lộ rõ, khi lại được che dấu kín đáo khiến cho người đọc cảm thấy như lạc vào một trị chơi ngơn ngữ, với những mê cung đầy huyền ảo.

Lối phân mảnh của Borges không chỉ dùng để thể hiện sự phân rã của thực tại mà quan trọng hơn để khám phá tính đứt đoạn, phi logic, ngắt qng, nhảy cóc... của dịng tư duy con người – mọi thứ khác trong tác phẩm Borges đều khởi nguyên từ đây, thế giới thực tại là do ai đó mơ ra, nhân vật lạc trong giấc mơ, con người bị nổ tung bởi sức mạnh của tư tưởng. Truyện ngắn Văn tự của Thượng đế là một câu chuyện được lắp ghép bởi những cơn mơ lúc tỉnh lúc mơ và những dịng kí ức chập chờn hiện về với nhân vật Tzitacan. Lúc đầu là mảng thời gian hiện tại anh ta đang

ngồi trong nhà tù bằng đá của bọn Tây Ban Nha. Sau đó là liên tiếp những mảng thời gian quá khứ lần lượt xuất hiện, chồng chéo lên nhau. Từ nhà tù ông ta nhớ về một thời thanh niên trai trẻ với con dao sắc đã từng “rạch ngực các nạn nhân của mình” [11; tr.82], nhớ về vụ thiêu cháy Kim Tự tháp rồi ơng ta “cảm thấy mình đến gần với ki ức có giá; trước khi nhìn thấy biển du khách cảm thấy một sự xốn xang trong máu mình. Mấy giờ sau đó, ta bắt đầu vui mừng đón kí ức ấy” [11; tr.83]. Đang chìm đắm trong kí ức thì ơng ta lại kể về những giấc mơ của mình “các giấc mơ ấy nằm trong một giấc mơ khác và cứ như vậy cho đến vô tận”[11; tr85]. Mơ rồi lại tỉnh ông ta từ mê cung của những giấc mơ trở về với nhà tù rồi từ nhà tù ơng lại chìm đắm trong những giấc mơ trở lại của chính mình. Cứ như thế nhân vật cứ kể ra những điều mình nằm mơ, mình tưởng tượng. Mỗi câu chuyện tương ứng với một kí ức được nhớ lại một cách bất chợt rồi từ câu chuyện này nhảy sang câu chuyện khác khiến cho nhân vật mãi mãi lạc lối trong dịng chảy vơ thức của chính mình. Giữa những khoảng cách mơ – tỉnh của nhân vật Tzitacan là những khoảng trống vô định trong không gian và thời gian, nơi mà thực và ảo tan vào nhau khiến cho con người rơi vào thế bất định, khơng phân biệt được thực hư. Chính vì cái “khơng rõ” khơng chắc chắn này kiến cho tác phẩm của J.L.Borges luôn gợi cho người đọc sự mong manh của hiểu biết trước vũ trụ bao la với những thứ hỗn độn, lộn xộn mà con người thì nhỏ bé. Đây cũng là dụng ý của tác giả, xây dựng cái bí ẩn, huyền ảo bên trong vỏ bọc của ngơn ngữ. “Cái bí ẩn, huyền diệu của tác phẩm làm cho người ta ý thức về tình trạng hữu hạn, tiếp tục tìm kiếm và trãi nghiệm những thực tại khác, những nhãn quan khác”[27].

Ở một số truyện ngắn như Cái chết khác, Công viên những lối đi rẽ hai ngã,

Tìm hiểu về Almotasim…J.L.Borges cịn tạo ra những đứt gãy bởi những “chú thích

ở cuối truyện của tác giả”, những trích dẫn, ghi chú ở cuối trang hoặc là “tái bút năm 1947”…Đây còn là cách đánh lạc hướng người đọc, buộc người đọc muốn hiểu thì phải dừng lại xem chú thích, và khi độc giả xem chú thích thì mạch liên tưởng bị đứt đoạn và người đọc sẽ liên tưởng sang một câu chuyện mới một ngã rẽ mới. Điều

ý nghĩa mà truyện của ông được liên kết bằng mạch ngầm khuất sau bề mặt văn bản. Người đọc tự xâu chuỗi và tự tạo ra mạch liên kết cho truyện. Cứ như thế câu chuyện có nhiều mạch truyện khác nhau đưa đến cảm quan người đọc nhiều điểm nhìn, nhiều cách hiểu khác nhau.

Một phần của tài liệu Yếu tố huyền ảo trong truyện ngắn của Jorge Luis Borges. (Trang 52 - 57)