Với văn chương kì ảo thế kỉ XIX, các nhà văn như E.A.Poe, Maupassant, Hofman…thường khai thác những đề tài liên quan đến đời sống tâm linh như quỉ thần, bóng ma, linh hồn, xác chết, thiên đường…Chính vì thế, tác phẩm của họ ln mang đến cho người đọc cảm giác hoang mang, lo sợ, rùng rợn. Thế nhưng đến với văn chương huyền ảo của Borges, chúng tôi nhận thấy tuy ông vẫn kế thừa và phát huy đặc trưng của văn chương kì ảo, song hệ đề tài của Borges lại thích xoay quanh hình ảnh về con người và tập trung xốy sâu vào sự huyền ảo trong thế giới nội tâm bí ẩn của con người hơn. Như nhà khoa học Robert Edwards (Nobel Y học 2010) từng nói: “Đối với tơi thì trên thế giới này chỉ có ba thứ mà tơi cảm thấy mơ hồ nhất, nó khiến cho tơi và dường như tất cả mọi người vơ cùng tị mị, đó là tâm linh, vũ trụ và bộ não con người”. Borges muốn thể hiện chính là những vùng đất bí ẩn trong bộ não con người, nơi mà ở đó những tư tưởng, cảm xúc, liên tưởng bất chợt luôn lấn át nhau và đan bện một cách kỳ quặc, “phi logic”. Huyền ảo kiểu Borges vì thế thường khơi lên cảm giác bối rối, hoảng sợ như thể ta đang lạc đường trong chính dịng tư duy của ta hơn là hoảng hốt vì những điều kì dị.
Để mô tả thế giới tư duy trừu tượng, siêu hình, rối rắm, phi logic, truyện ngắn của Borges có những đề tài xuất hiện thường xuyên và trở thành những biểu
tượng đa nghĩa, đó là những biểu tượng: mê lộ, giấc mơ, tấm gương. Những biểu tượng này có sức gợi dẫn, khơi dậy sức liên tưởng, tưởng tượng và có khả năng kết dính, xâu chuỗi các truyện ngắn lại với nhau.
2.2.1. Giấc mơ
Lấy cảm hứng từ bản thể cá nhân trước con người và vũ trụ, J.L.Bores khơi dậy những biểu tượng huyền ảo, đào sâu vào thế giới nội tâm, vơ thức, tiềm thức nhằm khám phá ra những bí ẩn sâu thẳm trong bản chất đời sống của con người.
Biểu tượng trong truyện ngắn của Borges xoay quanh những giấc mơ, một hình ảnh khá phổ biến trong văn chương kì ảo lẫn văn chương huyền ảo. Nhìn chung hình ảnh giấc mơ xuất hiện trong hầu như tất cả các truyện ngắn của Borges. Có những truyện giấc mơ chỉ có tính chất điểm xuyết, có những truyện giấc mơ chính là đề tài trung tâm chiếm lấy toàn bộ câu chuyện. Những nhân vật trong truyện ngắn của Borges đều xa rời với thực tại. Họ đều sống trong những giấc mơ chập chờn của bản thân. Có những lúc giấc mơ đi vào giấc ngủ say, nhưng cũng có lúc giấc mơ đó chỉ thống qua bởi chính nhân vật cũng lúc say lúc tỉnh, giấc mơ thoáng qua rồi lại đi mất.
Chẳng hạn, những nhân vật như Tzitacan trong Văn tự của Thượng đế,
Daihmann trong Phương Nam, hay Ta trong Người bất tử… đều thường xun cảm
thấy mình bị cơ đơn cùng với những thể nghiệm day dứt, bối rối trong cơn mơ của chính mình. Tlon, Uquar, Orbis Tertius lại cũng là một giấc mơ kì lạ, bối rối trước một hành tinh khác: “Ta mơ thấy mà không tài nào chịu nổi một mê cung lộ nhỏ nhoi và sạch sẽ, tại chính giữa có một chum nước, hầu như tay ta khơng đụng tới, mắt ta khơng nhìn nhưng những chỗ vịng thì thật là rối rắm đầy vẻ sợ hãi mà ta sẽ chết trước khi chạm tới nó” [11; tr.184]. Từ giấc mơ đó, nhân vật của Borges bắt đầu những cuộc phiêu lưu, du hành vào một thế giới khác, thế giới khác của thực tại.
Ở trong đời sống, ai cũng đã một lần mơ, một lần tưởng tượng đến một thế xa hơn thế giới mà chúng ta đang sống. Nhưng sau khi tỉnh dậy thì ngay lập tức giấc
vào vào đời sống tinh thần, khai mở những lời tiên đoán, dự cảm, mang đậm chất huyền ảo và những điều lạ thường. Giấc mơ ấy có thể là sự thật, có thể chỉ là mơ, giấc mơ luôn bị nhân đôi, nhân đôi lên vô hạn bao trùm và nhấn chìm nhân vật. Tzitacan trong Văn tự của Thượng đế đã kể lại một cơn mộng kì lạ: “Có một ngày hay một đêm – giữa ngày và đêm có gì khác? Ta mơ thấy trên sàn nhà có một hạt cát. Ta lại ngủ, ta mơ thấy mình thức dậy và có hai hạt cát, ta lại ngủ tiếp, ta mơ thấy những hạt cát là ba. Cũng như vậy, hạt cát cứ nhân lên cho đến khi đầy ắp nhà tù và ta chết dưới cái khối cát bàn cầu ấy. Ta hiểu rằng mình đang mơ và ta cố hết sức vùng vẫy để tỉnh dậy. Việc tỉnh dậy là vơ ích và thứ cát nhiều vô kể ấy khiến ta ngạt thở. Có ai đó bảo ta rằng: Mi chớ đánh thức sự tỉnh táo mà chỉ nên đánh thức một giấc mơ trước đấy. Cái giấc mơ ấy nằm trong một giấc mơ khác và cứ như vậy cho đến vơ tận, đó chính là con số của những hạt cát. Con đường mi đã quay trở lại là không thể kết thúc và mi sẽ chết trước khi thật sự tỉnh thức” [11; tr.85]. Giấc mơ của Tzitacan khơng chỉ là một mà đó là sự nối tiếp của nhiều giấc mơ. Các hạt cát cứ thế nhân lên, nhân lên và nội tâm của con người cũng nhân lên như những hạt cát, bao phủ, che lấp đến ngạt thở. Tzitacan đi tìm tư tưởng và bắt gặp những tư tưởng khác tranh chấp nhau trong giấc mơ.
Không chỉ trong truyện Văn tự của Thượng đế, nhân vật trong truyện ngắn
của Borges luôn bị những giấc mơ cuốn đi. Truyện Chuyện hai kẻ nằm mộng kể về một người giàu có ở Cairo nhưng vì tiêu xài phung phí nên đã trở thành trắng tay. Một hôm, ông nằm mơ thấy một người đàn ơng mách bảo mình đi tìm vận may ở thành phố Isfajan – Ba Tư. Ông vội vã đến thành phố xa lạ ấy nhưng chẳng may bị hiểu nhầm là kẻ trộm và bị viên đại úy khu vực tống giam vào ngục. Khi bị tra hỏi, người đàn ông thành thật kể lại cho viên đại úy về giấc mơ kì lạ đã thúc đẩy ơng tìm đến thành phố này. Viên đại úy cười to nhạo bán người đàn ông xuẩn ngốc, và cuối cùng nói rằng chính ơng cũng đã ba lần mơ thấy một kho báu chôn sâu dưới một ngơi nhà ở Cairo (theo miêu tả thì chính là ngơi nhà của người đàn ông đáng thương nọ). Viên đại úy vứt cho ông ta một đồng vàng và bảo ông ta hãy trở về quê nhà. Người đàn ông vội vàng quay về và quả thật đúng như giấc mơ của viên đại úy,
trong vườn hoa nhà mình, dưới gốc cây sung, ông ta đã phát hiện ra một kho báu. Chuyện của Borges là một giấc mộng hoang đường đến khó tin. Người này nằm mơ giấc mơ của người kia và giấc mơ đó cịn là sự thật. Như vậy, thế giới của Borges là thế giới của những giấc mơ và mọi người có thể mơ. Mọi ranh giới giữa mơ và thực đã bị phá vỡ.
Chất huyền ảo của biểu tượng giấc mơ không phải nằm ở sự báo mộng của thần thánh. Chất huyền ảo của nó cịn hiện ra ở sự hé mở nội tâm phức tạp của con người. Nơi đó con người có thể bày tỏ những khát vọng, ước mơ và bày tỏ lòng trắc ẩn của mình. Như giấc mơ của Dahlman trong truyện ngắn Phương Nam là một cách thể hiện tình cảm của anh đối với thành phố Buenoes Aires, nơi mà anh rất mong muốn được trở về sau một thời gian làm việc tại Phương Bắc lạnh lẽo. Nỗi khát khao ấy đã cùng giấc mơ đưa anh về với vùng đất phương Nam yêu dấu với những ngôi nhà, hàng cây, cánh đồng và phút chốc xuất hiện những người dân đang lầm lủi đi trên những con phố thân quen. Mọi thứ như ùa về với anh như tuổi thơ trở về trong kí ức. Hay nhân vật Tzitacan trong truyện ngắn Văn tự của Thượng đế mặc dù đang đối đầu với cái chết nhưng những cơn mơ hình như đã cho ơng sức mạnh, ơng nhìn thấy Thượng đế che chở cho mình và sẽ cho mình một lối thốt. Chính niềm tin này đã khơi dậy lịng dũng cảm của ơng, dù phải chết cũng quyết khơng khai ra vị trí của kho báu “Ta cầu mong những điều bí mật viết trên da những con hổ sẽ chết cùng ta”[11; tr.87]. Có thể giấc mộng là con đường đưa đến thế giới vô thức, hiển thị nhân cách, bày tỏ những kỉ niệm, những ẩn ý, mặc cảm sâu xa mà con người không thể tiết lộ được. Truyện của Borges “vốn như một giấc mơ đích thực, chúng có sự khơng phù hợp, sự lạ lẫm và sự thiếu vắng mục đích của các giấc mơ”. Và Borges “là người có lương tri với chính giấc mơ của mình chứ khơng khơng muốn là người có lương tri với một thực tại thay đổi” [11; tr.27].
Giấc mơ là một biểu tượng ám ảnh trong thế giới truyện ngắn Borges. Thông qua những sự vật, hiện tượng trong giấc mơ, người đọc có thể phát hiện ra những tầng sâu của vơ thức, những bí ẩn của các biểu tượng, nơi cất giấu những kinh
nghệ thuật cũng góp phần kiến tạo cấu trúc văn bản, một sự mã hóa nghệ thuật, tồn tại như một sự giao tiếp nghệ thuật. J.L.Borges lấy đề tài giấc mơ để phản ánh cuộc sống từ thực tại. Ơng gieo nhân vật của mình vào trong mỗi giấc mơ. Và chính nhân vật tự kể lại, nhưng đó cũng là một trị chơi được ơng điều khiển một cách tinh tế. Với Borges “Văn học khơng khác gì hơn là một giấc mơ trinh bạch”[11; tr.487]. Thưởng thức truyện ngắn của ông cũng như chúng ta đang nhìn thấy trọn vẹn một giấc mơ – một giấc mơ chưa bao giờ là thực “Cuộc đời và những giấc mơ đều là những tờ giấy của chính một cuốn sách. Và rằng việc đọc các tờ giấy theo trình tự là sống, lật giở chúng là mơ” [11; tr.446].