Nhân vật phân thân

Một phần của tài liệu Yếu tố huyền ảo trong truyện ngắn của Jorge Luis Borges. (Trang 48 - 52)

Kiểu nhân vật phân thân đã xuất hiện trong truyện ngắn kì ảo thế kỉ XIX, thể hiện rõ nét qua Ta và cái khác Ta, Ta và cái bóng của Ta. Nhân vật Peter Schlemihl trong truyện Người mất bóng của Adelbert Von Chamisso do bị vàng bạc che mắt nên đã đổi bóng cho ma quỉ. Bóng là minh chứng cho hiện hữu của mọi vật thể. Việc đổi chác này chính thể hiện việc đánh mất sự hiện hữu đời sống tinh thần của

một kiểu phân thân là cái bóng nổi loạn chống lại chủ nhân của nó. Cái bóng là một kiểu nhân cách hóa của tiềm thức ln chống lại vô thức ở mỗi người. Bản ngã song trùng là lương tâm của nhân vật chính. Khi anh ta giết nó, anh ta cũng sẽ chết.

Đến giai đoạn truyện ngắn huyền ảo của Borges, ông cũng bị ám ảnh bởi ý niệm bản ngã song trùng đó. Thế nhưng sự phân thân của các nhân vật Borges khơng diễn ra qua cái bóng và chủ nhân của nó mà trở thành sự nhân đơi bản thể, một cặp Borges và Borges khác, nhân vật và cũng chính nhân vật đó nhưng ở một môi trường khác. “Tôi đã trong Borges khơng ở trong tơi (nếu ai đó là tơi)”. Nhưng tơi nhận ra mình trong những cuốn sách của ơng ít hơn so với sách khác (...) Từ mấy năm nay tơi muốn tự giải thốt khỏi ông và tôi đã đi từ những huyền thoại vùng ngoại ô đến những trị chơi bằng thời gian và bằng điều vơ tận, nhưng những trò chơi ấy đều là của Borges bây giờ tơi cần phải nghĩ ra các trị chơi khác. Như thế cuộc đời tôi là một cuộc chạy trốn và tôi đã mất tất cả và tất cả là là của sự lãng quên hoặc của kẻ khác. Tôi không biết ai trong số hai người viết trang này” [11; tr.301]. Một Borges thật và một Borges ở đâu đó trong trí tưởng tượng hay trong giấc mơ của chính mình. Cái bản thể được nhân lên đó thể hiện rõ những tâm trạng suy tư, trăng trở về cuộc đời, họ luôn cảm thấy mình phải là người của hai dịng suy nghĩ một người sẽ làm những việc này và người kia sẽ làm những công việc khác tạo nên cảm giác lưỡng lự, phân vân trong dịng suy tưởng của chính mình.

Trong truyện ngắn Phương Nam, hình ảnh Dahlmann trở về phương Nam có thể là một Dahlmann khác đang thực hiện ước vọng của nhân vật Dahlmann thật khi anh ta đang bị ốm, nằm ở bệnh viện. Một lúc xuất hiện hai con người và làm những việc khác nhau: “Một người đang đi theo ngày thu và theo địa lý của Tổ quốc, còn người kia giam mình trong viện điều dưỡng, phục tùng sự chăm sóc đúng phương pháp” [11; tr.94]. Một cái tơi đang ở trong thực tại, một cái tôi đang du hành ở tận quá khứ hoặc tương lai. Một con người đang bất lực và cay đắng vì bị trói, bị lột trần, bị xâm phạm “người ta lột hết xống áo của anh, cạo trọc đầu anh, rồi bằng những tấm kim loại người ta ghì chặt anh đến xuống chiếc gường nhỏ, người ra rọi ánh sáng mạnh vào mắt cho đến khi anh bị mù và cảm thấy chóng mặt, người ta

nghe tim phổi anh và một người đeo mặt nạ tiêm cho anh một mũi vào cánh tay. Anh tỉnh lại với cảm giác buồn nôn, bị bịt mắt, trong một hầm sâu giống như một chiếc giếng và trong những ngày và những đêm người ra tiếp tục cuộc phẫu thuật, anh đã có thể hiểu được rằng cho đến lúc đó hầu như mình đang ở một làng ven địa phủ” [11; tr.91]. Trong khi một phân thân khác của bản thể Dahlmann đã thoát ra bên ngồi, thực hiện niềm mong mỏi sâu kín của anh, trở về phương Nam tự do với bầu trời rộng mở, chết một cái chết kiêu hùng ngẩng cao đầu như những dòng dõi tổ tiên người Argentine anh vẫn tơn sùng.

Nhân vật của Borges có sự phân thân, tách rời nhân cách nhưng không phải là biến thành một con người khác mà con người ấy là bản ngã của chính mình. Cái Tơi ln đứng trong thế phân vân, lưỡng lự. Cái Tơi hồi nghi về bản thân, hoài nghi trước vũ trụ bao la: Ta là ai? Ta đang ở đâu? Tại sao Ta lại ở đây?...Trong tâm hồn của họ có sự giao động dữ dội của ý thức, vô thức. Nhân vật Borges trong truyện ngắn Borges và tôi mặc dù được tách biệt ra thành hai nhân vật Borges – tơi nhưng hai người này lại có những tính cách giống nhau, sở thích giống nhau, người này là cái bên trong của người kia “tất cả mọi sự vật đều đều muốn mãi mãi nối tiếp trong bản thể của mình; đá mãi mãi muốn là đá, con hổ là con hổ. Tơi đã trong Borges” [11; tr.301]. Chính vì có sự phân tách ấy nên họ ln có cảm giác hồi nghi chính mình. Điều này càng thể hiện rõ hơn qua nhân vật Dahlman trong truyện ngắn Phương Nam, Dahlmann nằm trong bệnh viện và một Dahlman đang phiêu du trở về với miền Nam. Trên cuộc hành trình đó anh cảm thấy mình như lạc vào trong q khứ, chính anh cũng khơng thể hiểu được tại sao con tàu lại dừng lại ở giữa đồng không mông quạnh, tại sao mình lại có mặt ở một quán cơm, tại sao một người thổ dân chửi bới và sỉ nhục anh, mời anh vào một cuộc đấu tay đôi...Mọi thứ đều mơ hồ trước mắt anh, chính vì thế anh ln có cảm giác hồi nghi về sự tồn tại của chính mình, hồi nghi thực tại. Đó cịn thể hiện một nỗi lịng băng khoăn muốn vượt ra khỏi thực tại để sống một cuộc sống khác. Trong tiềm thức của chính mình anh dường như đứng trước hai sự lựa chọn: một bên là sự tù đọng của bệnh viện và

cái chết (bệnh viện) và một bên là sự sống (phương Nam), bên thực và bên ảo. Thật sự ngay chính tâm hồn họ cũng ln thường trực cái sự lo lắng, sự lựa chọn bên này hay bên kia là một việc làm khó khăn khiến họ phải day dứt, suy nghĩ chính bản thân mình. Bản ngã chính là con người thứ hai tồn tại bên trong chúng ta nhiều khi nó thuộc về cõi vơ thức, tiềm thức nhưng lại phản ánh đến cuộc sống đời thực của chính mình. Qua đây chúng ta có thể hiểu được những nội tâm ẩn, lòng trắc ẩn, những điều khó lí giải bên trong con người mình.

Có thể thấy J.L.Borges đã dành hết năng lượng của mình cho những sáng tác văn chương huyền ảo. Truyện ngắn là nơi mà ông thể nghiệm những tầng liên tưởng, tưởng tượng mới một cách thú vị. Văn chương của Borges là văn chương của người mù, chính sự mù lịa đã cho ơng sức mạnh sáng tạo ra thế giới của riêng ông. Khơi nguồn cảm hứng từ những bến bờ khác của thực tại, sử dụng thành công các biểu tượng: mê lô, chiếc gương, giấc mơ và nhân vật huyền ảo đã tạo nên cho các tác phẩm của ông những sắc màu huyền ảo. Với sự thành công trên ông xứng đáng là Homere của thế kỉ XX.

Chương 3: Yếu tố huyền ảo trong truyện ngắn Jorge Luis Borges – Nhìn từ phương diện nghệ thuật

Văn học trong quá trình vận động đã liên tục kiếm tìm chiều sâu của sự tồn tại và nhân tính, kiếm tìm những phương thức lạ hóa tác phẩm. Việc sử dụng thành công những yếu tố huyền ảo sẽ mang đến cho văn học một diện mạo mới như một hình thái thẩm mỹ độc đáo về nội dung và cả hình thức. J.L.Borges khơng những xây dựng thế giới văn chương của mình bằng những màu sắc huyền ảo thú vị đến từ cảm hứng, biểu tượng và nhân vật huyền ảo được nói ở trên, mà ơng cịn cho chúng ta thấy một kỹ thuật viết truyện ngắn đặc sắc, đậm đà chất liệu huyền ảo với kết cấu phân mảnh, người kể chuyện biến hóa khơn lường và không thời gian đa chiều, khiến cho các tác phẩm của Borges luôn nằm chênh vênh bên bờ vực thực - ảo lẫn lộn.

Một phần của tài liệu Yếu tố huyền ảo trong truyện ngắn của Jorge Luis Borges. (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)