Lịch sử phát triển của hệ thống nông nghiệp và hệ thống canh tác gắn liền với lịch sử phát triển nông nghiệp. Theo Đường Hồng Dật (1980); Cao Liêm, Trần Đức Viên (1990) và một số tác giả khác chia lịch sử phát triển của hệ thống nông nghiệp thành 3 giai đoạn, (Đào Châu Thu, 2002)[35].
- Giai đoạn nông nghiệp thủ công: Con người tác động vào thiên nhiên chủ yếu và phổ biến bằng lao động sống, lao động cơ bắp giản đơn, cịn trí tuệ chủ yếu là kinh nghiệm, vật tư kỹ thuật sản xuất và cơng cụ lao động cũng cịn rất đơn giản cho nên sản phẩm nông nghiệp tạo ra ít, năng suất cây trồng cịn thấp.
- Giai đoạn nơng nghiệp cơ giới hố: Được bắt đầu từ thế kỷ 18 cho đến những năm đầu của thập kỷ 70 của thế kỷ 20. Sản xuất nơng nghiệp ở giai đoạn này có những bước tiến nhảy vọt nhờ lao động sống được hỗ trợ bằng vật tư và công cụ sản xuất được cải tiến khơng ngừng và nhờ đó mà sản xuất nơng nghiệp tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm, năng suất tăng rõ rệt. Con người đã thực hiện 5 hoá trong sản xuất nơng nghiệp: cơ khí hố, điện khí hố, hố học hố, thuỷ lợi hố và sinh học hóa. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn mà con người trong sản xuất nông nghiệp đã sử dụng quá nhiều vật tư, năng lượng mà chủ yếu là năng lượng hoá thạch nên đã làm tổn thương đến môi trường sống. Mà những biểu hiện cụ thể là: tài nguyên thiên nhiên bị kiệt quệ, suy thối, ơ nhiễm mơi trường, thiên tai... dẫn đến những hiểm hoạ kinh tế- xã hội như chiến tranh, đói nghèo...
Sơ đồ 2.2: Mơ hình hệ thống nơng nghiệp của Shaner, 1982
- Giai đoạn phát triển nông nghiệp hiện đại trên cơ sở khoa học kỹ thuật tiên tiến: Những phản ứng tự nhiên của thiên nhiên đã buộc con người phải cân nhắc và có những biện pháp tích cực, thận trọng hơn trong sản xuất nông nghiệp. Các hoạt động sản xuất ở giai đoạn này được định hướng phù hợp với quy luật tự nhiên của hệ sinh thái và dựa trên cơ sở điều khiển sản xuất nông nghiệp bền vững bằng trí tuệ, các tri thức khoa học kỹ thuật hiện đại, tiên tiến. Tuy nhiên thực trạng sản xuất nông nghiệp trên thế giới cho thấy mới chỉ có một số nước phát triển bước vào giai đoạn thứ 3 này, còn ở các nước khác giai đoạn này chưa phát triển rõ rệt, chỉ mới thể hiện ở lý thuyết cấu trúc hệ thống và lý thuyết về hệ sinh thái.
Mơi trường tự nhiên:
Đất đai, khí hậu, nguồn nước, sinh học.
Điều kiện kinh tế:
Đầu tư, dịch vụ, thị trường, tín dụng
Điều kiện xã hội:
Thượng tầng kiến trúc, luật lệ, tín ngưỡng
Đất đai Đầu tư Lao động Quản lý
Quyết định của nông dân
Cây trồng Vật nuôi Ngành nghề khác phi nông nghiệp Ngành nghề
Sản phẩm sản xuất tiêu thụ được do bán sản phẩm
Nông nghiệp của nước ta hiện nay đang ở vào giai đoạn thứ 2. Tuy nhiên do điều kiện khách quan, công nghiệp nước ta chưa phát triển, chưa đủ sức để trang bị máy móc, vật tư, hố chất cho nơng nghiệp như ở các nước phát triển. Vì vậy, hầu hết các sản phẩm công nghiệp cần thiết cho nơng nghiệp chúng ta phải nhập từ nước ngồi. Những năm gần đây, do giao lưu với các nước ngày càng được mở rộng, chúng ta đã học tập và thu nhận được nhiều thông tin, kinh nghiệm của nhiều nước và cũng thấy được những vấn đề đang nảy sinh trong sản xuất nông nghiệp ở các nước trong giai đoạn thứ 2 của quá trình phát triển nơng nghiệp. Trên đồng ruộng Việt Nam, việc sử dụng phân bón hố học và thuốc trừ sâu bệnh trong thời gian dài đã gây ảnh hưởng rất mạnh đến cân bằng sinh thái nông nghiệp, do vậy trong thời gian tới chúng ta phải dần đưa nông nghiệp Việt Nam phát triển theo giai đoạn thứ 3. Nghĩa là xác định rõ ràng con đường đi lên của nơng nghiệp Việt Nam phải dựa vào trí tuệ, dựa vào kiến thức khoa học. Điều này thể hiện trước hết ở việc nắm bắt và vận dụng các quy luật khách quan của tự nhiên và xã hội vào trong sản xuất nông nghiệp.