Dự kiến chu chuyển các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trong tương la

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2015 HUYỆN TUYÊN HOÁ, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 99 - 109)

2008 (ha) Diện tích (ha)

4.3.3 Dự kiến chu chuyển các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trong tương la

4.3.3.1 Những cơ sở chính làm căn cứ để chu chuyển các loại hình sử dụng đất nơng nghiệp

- Kết quả đánh giá hiện trạng sử dụng đất đai và việc xác định các loại hình sử dụng đất có triển vọng.

- Phương án quy hoạch phân bổ sử dụng đất đai của huyện đến năm 2015. - Chiến lược phát triển kinh tế, xã hội trong tương lai của huyện đã được các cơ quan chức năng đặt ra trong mục tiêu phát triển kinh tế đến năm 2015.

- Khả năng cải tạo hệ thống tưới, tiêu trong huyện.

- Điều kiện ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp. - Tiềm năng lao động và khả năng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

4.3.3.2 Dự kiến chu chuyển các loại hình sử dụng đất nơng nghiệp

* Đề xuất hướng sử dụng đất cho các LUT

Từ những kết quả phân tích ở trên, đề tài đề xuất hướng chuyển đổi các loại hình sử dụng đất trong tương lai cho huyện Tuyên Hoá như sau:

Trên cơ sở theo phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015 của huyện Tun Hố thì quỹ đất nơng nghiệp năm 2015 sẽ là 102.035,80 ha, tăng 7.754,51 ha và chủ yếu được lấy từ quỹ đất chưa sử dụng của huyện. Do vậy, việc định hướng sử dụng đất cho các LUT thể hiện thông qua bảng 4.20.

Bảng 4.20: Đề xuất hướng sử dụng đất cho các LUT huyện Tuyên Hoá năm 2015

Năm 2008 Năm 2015 STT LUT Loại hình sử dụng đất Diện tích

(ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Cân đối Tăng(+) Giảm(-) 1 LUT1 2 Lúa 1.085,32 1,15 1.096,99 1,08 11,67

2 LUT2 1 Lúa- 1 màu 237,98 0,25 243,99 0,24 6,01

3 LUT3 1 Lúa 9,87 0,01 0,00 0,00 - 9,87

4 LUT4 Chuyên màu và cây công nghiệp ngắn ngày

1.229,77 1,30 1.236,57 1,21 6,80

5 LUT5 Cây công nghiệp dài ngày

2.041,36 2,17 2.419,68 2,37 378,32

6 LUT6 Cây ăn quả 436,56 0,46 448,16 0,44 11,60

7 LUT7 Vườn tạp 441,74 0,47 445,94 0,44 4,20

8 LUT8 Nuôi trồng thuỷ sản 25,97 0,03 25,97 0,02 0,00

9 LUT9 Rừng 88.772,72 94,16 96.118,50 94,20 7.345,78

Theo kết quả của bảng 4.20, thì trong những năm tới khả năng về diện tích của các LUT đều có sự thay đổi, cụ thể như sau:

+ Đối với LUT1 (2 Lúa): Diện tích được đề xuất vào năm 2015 là 1.096,99 ha, chiếm 1,08% diện tích đất nơng nghiệp, tăng so với năm 2008 là 11,67 ha. Đồng thời diện tích LUT này tăng là trên cơ sở duy trì tiếp tục sản xuất diện tích hiện có, mở rộng một số diện tích đất chưa sử dụng có điều kiện thuận lợi phù hợp với yêu cầu của LUT1 là: khả năng chủ động và bán chủ động chế độ tưới, địa hình, vị trí,... trên cơ sở cải tạo lại hệ thống tưới tiêu và áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, để từ đó đưa vào sản xuất lúa gạo đối với diện tích chuyên canh cây lúa. Hiện nay, LUT1 xét trên khía cạnh giá trị lợi ích thực thu thông qua khối lượng sản phẩm thu được cùng với giá tương ứng thì cho hiệu quả đạt ở mức thấp. Tuy nhiên, xét trên khía cạnh hiệu quả về mặt xã hội và mơi trường thì LUT1 là ở mức thích hợp với địa bàn huyện. Nó đã đáp ứng được nhu cầu của người dân về lương thực, thực phẩm và một phần cũng đem lại thu nhập cho người dân. Ngoài ra, phù hợp với khả năng sản xuất của người lao động với vốn kiến thức còn hạn chế như hiện nay.

+ Đối với LUT2 (1 lúa- 1 màu): Đến năm 2015, diện tích của LUT2 được đề xuất là 243,99 ha, chiếm 0,24% diện tích đất nơng nghiệp, tăng so với năm 2008 là 6,01 ha. Hiện nay, LUT2 có hiệu quả kinh tế ở mức trung bình và thấp, nhưng về mặt hiệu quả xã hội và mơi trường thì khá phù hợp với điều kiện sản xuất của người dân địa phương. Cùng với việc chuyển đổi cơ cấu thời vụ, đa dạng cây trồng, phá thế độc canh cây lúa, đáp ứng nhu cầu về lương thực, thực phẩm và đem lại thu nhập cho người dân. Việc mở rộng diện tích LUT2 là sự xem xét kết quả đánh giá hiện trạng đất đai, ngồi ra nó cịn phụ thuộc rất nhiều vào thị trường tiêu thụ, nhu cầu của người dân. Cây trồng chủ yếu của LUT là: lúa, ngô, khoai lang.

+ LUT3 (1 lúa): Đến năm 2015, diện tích của LUT3 sẽ khơng cịn và bị giảm đáng kể là 9,87 ha so với năm 2008. Trên phương diện đánh giá hiệu quả sản xuất của LUT3 là không hiệu quả, đem lại thu nhập khơng cao. Do đó, tồn bộ diện tích của LUT3 này sẽ được chuyển sang các LUT có điều kiện sản xuất phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn như: LUT5, LUT6.

+ LUT4 (Chuyên màu và cây công nghiệp ngắn ngày): Diện tích đề xuất đến năm 2015 là 1.236,57 ha, chiếm 1,21% diện tích đất nơng nghiệp, tăng 6,8 ha so với năm 2008. Hiện tại, LUT4 cho hiệu quả kinh tế ở mức trung bình và thấp, tuy nhiên loại hình sử dụng đất này với hệ thống cây trồng rất phong phú. Ngoài ra, khá phù hợp với quy mô đất đai, nhu cầu về lương thực và thực phẩm, mơ hình sản xuất nhỏ, đem lại thu nhập cho người dân đồng thời được sự hưởng ứng của người dân. Loại hình sử dụng đất này khơng chỉ đáp ứng đủ nhu cầu sản phẩm tiêu thụ tại chỗ, mà cịn thích hợp và duy trì độ phì nhiêu của đất, giảm thiểu tình trạng xói mịn bề mặt và rửa trơi tầng đất. Cây trồng chủ yếu LUT4 là: rau các loại (dưa chuột, mướp đắng, cải cúc, cải ngọt, bí ngơ, đậu xanh...), cây cơng nghiệp ngắn ngày (cây dâu, lạc).

+ LUT5 (cây công nghiệp dài ngày): Năm 2015, diện tích LUT5 được đề xuất là 2.419,68 ha, chiếm 2,37% diện tích đất nơng nghiệp, tăng 378,32 ha so với năm 2008. Là LUT truyền thống trên địa bàn với hai cây trồng chủ lực là cao su và hồ tiêu, loại hình sử dụng đất này đã đem lại hiệu quả kinh tế tương đối cao, và có khả năng trồng được nhiều ở địa phương trên địa bàn, khá thích hợp với điều kiện tự nhiên của vùng. LUT này đem lại thu nhập cao cho người dân, nên được sự hưởng ứng của người dân. Chính vậy, diện tích tăng lên đối với LUT này là khá lớn, chủ yếu là từ diện tích đất chưa sử dụng và các loại hình sử dụng đất khơng hiệu quả khác được chuyển sang. Tuy nhiên, bước phát triển lâu dài cho LUT này là gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, huyện cũng phải có chính sách quản lý chặt chẽ diện tích sử dụng tránh tình trạng người dân ồ ạt chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ các loại hình sử dụng đất khác sang, đặc biệt là chuyển sang từ đất chuyên trồng lúa, rừng sản xuất, rừng phòng hộ, làm mất cân đối trong sản xuất nông nghiệp.

+ LUT6 (cây ăn quả): Đến năm 2015 diện tích được đề xuất là 448,16 ha, chiếm 0,44% diện tích đất nông nghiệp, tăng 11,60 ha so với năm 2008. Loại hình sử dụng đất này đem lại hiệu quả kinh tế ở mức cao và trung bình, là LUT truyền thống của địa phương, phù hợp với quy mô đất đai. Bước chuyển biến lâu dài cho LUT này là hướng chuyển dịch cải tạo các vườn tạp

thành vườn cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, quy hoạch xây dựng vùng chuyên canh cây ăn quả với trình độ kỹ thuật tiên tiến. Cây trồng chủ yếu của LUT là: bưởi Phúc Trạch, cam, qt, xồi,...

+ LUT7 (vườn tạp): Diện tích được đề xuất đến năm 2015 là 445,94 ha, chiếm 0,44% diện tích đất nơng nghiệp, tăng 4,20 ha so với năm 2008. Mặc dù là LUT cho hiệu quả kinh tế ở mức thấp, tuy nhiên LUT này khá gần gũi với hộ gia đình, đồng thời phù hợp với tập quán của người dân, đáp ứng được nhu cầu thực phẩm tại chỗ của hộ gia đình. Cây trồng chủ yếu của LUT này là: các loại rau, các loại cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày.

+ LUT8 (nuôi trồng thuỷ sản): Năm 2015, diện tích vẫn được duy trì và giữ nguyên so với năm 2008 là 25,97 ha, chiếm 0,02% so với diện tích đất nơng nghiệp. LUT này cho hiệu quả kinh tế ở mức cao, tuy nhiên bằng mọi hình thức huy động vốn vào loại hình sử dụng đất này là khơng nhỏ. Với kiến thức về kỹ thuật nuôi trồng thủy sản còn hạn chế, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất là rất khó khăn, người dân vẫn cịn lúng túng trong quá trình sản xuất. Do vậy, bước chuyển biến tiếp theo của LUT này sao cho hiệu quả là duy trì diện tích hiện có, tiến hành mở lớp tập huấn kỹ năng phù hợp cho người dân về kỹ thuật ni trồng và phịng trừ dịch bệnh trong ni trồng thuỷ sản. Có kế hoạch sản xuất cung ứng thức ăn thuỷ sản, quy hoạch quản lý mơi trường trên địa bàn, đưa nhanh giống có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, gắn kết với nhu cầu thị trường.

+ LUT9 (rừng): Trên phương diện quy hoạch tổng thể của huyện, diện tích rừng của huyện đến năm 2015 là 96.118,50 ha, chiếm 94,20% diện tích đất nơng nghiệp, tăng 7.345,78 ha so với năm 2008. Diện tích tăng đáng kể là việc huyện dần thực hiện mục tiêu sản xuất nông lâm bền vững, giao hết diện tích đất lâm nghiệp hiện có cho nơng dân và các chủ rừng, đẩy mạnh công tác định canh, định cư, bỏ dần tập quán chủ yếu khai thác tài nguyên rừng để kiếm sống của đồng bào các dân tộc. Quản lý bảo vệ và tu bổ rừng tự nhiên một cách chiến lược nhằm tăng vốn rừng, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên môi trường. Quy hoạch và phát triển mạnh diện tích rừng trồng trên diện tích đất hoang hố, đất trống đồi trọc.

* Khả năng về diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng của các LUT. Theo kết quả điều tra hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng tình hình sản xuất nơng nghiệp của huyện từ năm 2005 đến nay, về tất cả các yếu tố có liên quan như: Điều kiện tự nhiên, chính sách xã hội, nhu cầu thị trường, lực lượng lao động, trình độ dân trí, khả năng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, trình độ kỹ thuật tiên tiến vào trong sản xuất nông nghiệp... Dự kiến khả năng về diện tích, năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế các loại cây trồng các LUT của huyện đến năm 2015 như trong bảng 4.21 và 4.22.

Hiện nay, với nhiều giống cho năng suất cao, điều kiện cơ sở vật chất và vốn đầu tư tốt hơn, việc tưới tiêu dần đi vào ổn định, đảm bảo hơn nên năng suất cây trồng ngày càng cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Trong thời gian tới, được sự đầu tư đúng hướng của Nhà nước, cùng với các dự án hỗ trợ, đặc biệt là đầu tư về cơ sở hạ tầng giao thông, hệ thống thuỷ lợi đáp ứng nhu cầu về khả năng tưới tiêu nước trong sản xuất nông nghiệp, tập trung đầu tư thâm canh chiều sâu tăng năng suất, sản lượng. Với những điều kiện như vậy, thì dự kiến đến năm 2015 (bảng 4.22) hiệu quả kinh tế có giá trị lợi ích thực thu (NVA: lãi thuần) các LUT thay đổi, cụ thể: LUT1 (loại hình sử dụng đất 2lúa) tăng 8,64 triệu đồng; LUT2 (loại hình sử dụng đất 1lúa- 1màu) tăng 5,48- 6,82 triệu đồng; LUT4 (loại hình sử dụng đất chun màu và cây cơng nghiệp ngắn ngày, kiểu sử dụng đất cây dâu tằm) tăng 8,0 triệu đồng; LUT5 (loại hình sử dụng đất cây công nghiệp dài ngày) tăng 8,4- 17,6 triệu đồng; LUT6 (loại hình sử dụng đất cây ăn quả, kiểu sử dụng đất bưởi Phúc Trạch) tăng 18,0 triệu đồng; LUT8 (loại hình sử dụng đất ni trồng thuỷ sản) tăng 14,10 triệu đồng so với hiện trạng năm 2008.

Qua bảng 4.21 và 4.22, cho thấy khả năng chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo định hướng sử dụng đất nơng nghiệp thích hợp trong tương lai cho huyện Tuyên Hố có chiều hướng chuyển biến tích cực. Diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây trồng đã tăng đáng kể theo hướng sản xuất đa dạng hố sản phẩm nơng nghiệp, cùng với đó là hiệu quả kinh tế mà cây trồng mang lại bằng việc sản xuất lương thực theo hướng thâm canh, sử dụng giống có giá trị kinh

Bảng 4.21: Khả năng về diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng các LUT có triển vọng giai đoạn 2008- 2015

Hiện trạng năm 2008 Dự kiến năm 2015 STT Cây trồng Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn)

1 Lúa đông xuân 1.333,17 5,00 6.665,85 1.340,98 5,60 7.509,49 2 Lúa hè thu 1.085,32 4,20 4.558,34 1.096,99 4,80 5.265,55 3 Ngô 168,16 4,50 756,72 182,56 4,70 858,03 4 Khoai lang 69,82 6,00 418,92 61,43 6,50 399,30 5 Cây sắn 68,86 4,50 309,87 66,43 5,00 332,15 6 Lạc 678,56 2,80 1.899,97 703,16 3,20 2.250,11 7 Dâu tằm 233,62 38,00 8.877,56 249,68 42,00 10.486,56 8 Đậu xanh 72,69 1,22 88,68 78,56 1,40 109,98 9 Bí ngơ 68,35 6,82 466,15 75,32 7,00 527,24 10 Dưa chuột 86,78 7,63 662,13 66,38 8,00 531,04 11 Mướp đắng 82,40 3,60 296,64 65,23 3,80 247,87 12 Cải ngọt 89,26 7,10 633,75 72,36 7,20 520,99 13 Cải cúc 83,29 6,80 566,37 70,25 7,20 505,80 14 Cao su 1.296,78 5,60 7.261,97 1.593,50 6,20 9.879,70 15 Hồ tiêu 744,58 4,20 3.127,24 826,18 5,00 4.130,90 16 Bưởi Phúc Trạch 90,68 26,00 2.357,68 98,62 32,00 3.155,84 17 Cam 78,25 9,60 751,20 85,69 10,20 874,04 18 Quýt 74,32 9,00 668,88 78,25 9,60 751,20 19 Xoài 66,25 8,20 543,25 66,62 8,60 572,93 20 Nhãn 64,68 14,80 957,26 60,23 15,20 915,50 21 Vải thiều 62,38 10,50 654,99 58,75 12,00 705,00 22 Cá 25,97 - - 25,97 - - 23 Rừng 88.772,72 - - 96.118,50 - -

tế cao, ứng dụng khoa học kỹ thuật, vận dụng những kinh nghiệm, kiến thức của người dân sẵn có áp dụng trong sản xuất nơng nghiệp đã làm cho năng suất cây trồng ngày một tăng. Điều này đã đem lại hiệu quả rõ rệt đối với một huyện miền núi điển hình như ở huyện Tuyên Hoá. Tạo sự đa dạng hoá cây trồng trên địa bàn, phù hợp với điều kiện và tập quán sản xuất của người dân, đáp ứng đủ nhu cầu lương thực, thực phẩm, đặc biệt là tăng mật độ che phủ bề mặt giảm thiểu tình trạng đất hoang hố dẫn đến tình trạng xói mịn và rửa trơi. Thực hiện phát triển theo chiều sâu trong trồng trọt trên cơ sở duy trì ổn định diện tích chuyên trồng lúa, nhằm đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn. Đồng thời cũng chú trọng phát triển các loại cây công nghiệp đem lại giá trị kinh tế cao: Dâu tằm, cao su, hồ tiêu... cây ăn quả đặc trưng: bưởi Phúc Trạch, cam Voi- Quảng Bình, qt Hương Cần, xồi Khe Sanh,...

Bên cạnh đó cũng cần duy trì và ổn định diện tích cây thực phẩm, rau các loại và tập trung chuyển giao ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và sử dụng các loại giống rau có giá trị cao vào sản xuất. Đây cũng là biện pháp nhằm tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích đất trên năm, tăng thu nhập cho người dân, đồng thời giải quyết việc làm cho một khối lượng lao động lớn trên địa bàn.

Là huyện miền núi với điều kiện địa hình khá hiểm trở, hiện tượng lũ quét, sạt lở thường xuyên xảy ra ở vùng thượng nguồn các sông suối nhỏ bé, núi dốc, thung lũng hẹp, núi đá, lớp phủ thực vật thưa thớt, tầng đất mỏng, dịng chảy mặt tích luỹ nhanh nhất là những tháng cao điểm mùa mưa trong năm. Trong thời gian tới huyện đã chú trọng tăng diện tích lớp phủ thực vật đối với vùng đất hoang hoá, chưa sử dụng, đất bị khai hoang,... nhằm giảm thiểu tình trạng gây xói mịn, rửa trơi và đất dần bị thối hố, ngăn cản tốc độ dịng chảy bề mặt. Đặc biệt là huy động đồng bào các dân tộc miền núi tham gia bảo vệ rừng, trồng rừng.

Bảng 4.22: Hiệu quả kinh tế một số cây trồng các LUT giai đoạn 2008- 2015

LĐ T Hiện trạng năm 2008 Dự kiến năm 2015 So sánh 2008-2015

NVA HL

NVA NVA HL

NVA

STT LUT Loại hình

sử dụng đất Kiểu sử dụng đất Công Triệu

đồng Tr.đồng Mức Tr.đồng Tr.đồng Mức Tr.đồng NVA tăng(+) giảm(-)

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2015 HUYỆN TUYÊN HOÁ, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 99 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)