Đối tượng, phạm vi, nội dung phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2015 HUYỆN TUYÊN HOÁ, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 37 - 41)

phương pháp nghiên cứu

3.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đất sản xuất nông nghiệp và các yếu tố sinh thái, các hệ thống sử dụng đất và các yếu tố kinh tế- xã hội tác động đến quá trình sử dụng đất nơng nghiệp trên địa bàn huyện Tun Hố, tỉnh Quảng Bình.

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là đánh giá hiện trạng, tình hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và môi trường của các loại hình sử dụng đất và định hướng sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2015 trên địa bàn huyện Tun Hố, tỉnh Quảng Bình.

3.2 Nội dung nghiên cứu

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội ảnh hưởng đến tình hình sử dụng đất nông nghiệp và phát triển sản xuất nông nghiệp.

- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp. - Định hướng và giải pháp sử dụng đất nông nghiệp.

3.3 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp điều tra nhanh nông thôn (RRA), điều tra có sự tham gia của người dân (PRA): Điều tra phỏng vấn về tình hình sản xuất và kinh doanh của các nông hộ thông qua bộ câu hỏi chuẩn bị trước.

- Phương pháp thu thập tài liệu: Thu thập những số liệu thống kê về đất đai, về các yếu tố tự nhiên, kinh tế- xã hội. Thơng qua các phịng chun mơn:

Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Thống kê. - Phương pháp xử lý tài liệu, số liệu: Các số liệu thu thập được về điều kiện tự nhiên, đất đai, chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các loại hình sử dụng đất được đưa vào xử lý trên các phần mềm máy tính (Word, Excel, Gis...).

* Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả được lựa chọn sử dụng trong đề tài: Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế:

Để đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất nơng nghiệp của các loại hình sử dụng đất trên địa bàn huyện Tuyên Hoá, đề tài sử dụng hệ thống các chỉ tiêu sau:

+/ Hiệu quả trên một đơn vị diện tích đất canh tác:

- Giá trị sản xuất (GO- Gross Output): Là toàn bộ giá trị sản phẩm tạo ra trong một thời kỳ nhất định trên một đơn vị diện tích đất canh tác.

GO = Sản lượng sản phẩm x Giá bán sản phẩm

- Chi phí trung gian (IE- Intermediate Expenditure): Là tồn bộ chi phí vật chất được sử dụng trong quá trình sản xuất.

- Giá trị gia tăng (VA- Value Added): Là giá trị tăng thêm hay giá trị sản phẩm mới tạo ra trong quá trình sản xuất.

VA = GO - IE

- Thu nhập hỗn hợp (NVA- Net Value Added): Là phần trả cho người lao động và tiền lãi thu được trên từng loại hình sử dụng đất. Đây chính là phần thu nhập đảm bảo đời sống người lao động và tích luỹ cho tái sản xuất mở rộng.

NVA = VA - Dp - T

+/ Hiệu quả trên một đơn vị chi phí vật chất:

- Giá trị sản xuất trên chi phí vật chất: HC

GO= GO/Dc - Giá trị gia tăng trên chi phí vật chất: HC

VA= VA/Dc - Thu nhập hỗn hợp trên chi phí vật chất: HC

NVA= NVA/Dc

Trong đó: Dc: Chi phí trực tiếp.

Các chỉ tiêu này chỉ ra hiệu quả sử dụng 1000đ chi phí trung gian hoặc chi phí trực tiếp. Khi sản xuất cạnh tranh trên thị trường thì các chỉ tiêu này sẽ quyết định sự thành bại của một loại sản phẩm.

+/ Hiệu quả trên một đơn vị lao động (1LĐ hoặc quy một ngày công chuẩn): - Giá trị sản xuất trên lao động: HL

GO= GO/LĐ - Giá trị gia tăng trên lao động: HLVA= VA/LĐ - Thu nhập hỗn hợp trên lao động: HL

NVA= NVA/LĐ Các chỉ tiêu này dùng đánh giá kết quả đầu tư lao động sống cho từng loại hình sử dụng đất.

Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội:

Để đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của các loại hình sử dụng đất trên địa bàn huyện Tuyên Hoá về mặt xã hội, đề tài sử dụng các chỉ tiêu sau:

+ Phù hợp với quy mô đất được giao của mỗi hộ nông dân.

+ Phù hợp với lao động trong hộ gia đình hoặc thuê ở địa phương. + Phát huy được tri thức bản địa.

+ Phù hợp với tập quán địa phương, pháp luật của Nhà nước, đường lối

chính sách của Đảng.

+ Thu hút lao động tại địa phương, tạo thêm công việc cho lao động

Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường:

Để đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của các loại hình sử dụng đất trên địa bàn huyện Tun Hố về mặt mơi trường, đề tài sử dụng các chỉ tiêu sau:

+ Không gây ra sự ô nhiễm về: Khơng khí, đất, nước, mơi trường sống...

+ Độ phì nhiêu đất được duy trì hoặc cải thiện.

+ Khai thác tối đa các loại cây trồng, vật nuôi bản địa, bảo tồn và làm

phong phú quỹ gen.

- Phương pháp minh hoạ bằng bản đồ: Các kết quả nghiên cứu được minh hoạ bằng bản đồ gồm các bản đồ: Bản đồ hành chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ định hướng sử dụng đất nông nghiệp và được thể hiện ở cùng một tỷ lệ.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2015 HUYỆN TUYÊN HOÁ, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)