2.4.3.1 Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế
+ Hệ thống sử dụng đất phải có mức năng suất sinh học cao trên mức bình qn trong vùng có cùng điều kiện đất đai.
+ Năng suất sinh học được tính bao gồm các sản phẩm chính và sản phẩm phụ đối với cả trồng trọt và chăn nuôi.
+ Xu thế năng suất phải tăng dần mới thể hiện được tính bền vững về hiệu quả kinh tế.
+ Về chất lượng: sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn thị trường. Chỉ tiêu này phản ánh trình độ tiếp cận thị trường, việc giải quyết ách tắc về thị trường phải được bắt đầu ngay từ khâu sản xuất: Chọn giống thích hợp, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, bố trí thời vụ hợp lý nhất để bán sản phẩm được giá.
+ Giá trị sản xuất (GO), giá trị gia tăng (VA) trên một đơn vị diện tích là thước đo quan trọng nhất của hiệu quả kinh tế đối với một hệ thống sử dụng
đất. Các loại sản phẩm chính và sản phẩm phụ có đóng góp vào thu nhập đều phải được tính đến.
+ Các chỉ tiêu khác về hiệu quả kinh tế được xem xét trong từng điều kiện cụ thể về khơng gian và thời gian để góp phần đề ra các quyết định cho hệ thống sử dụng đất. Tuy nhiên, chỉ tiêu lãi rịng trong sản xuất ít nhất phải lớn hơn lãi suất tiền vay vốn ngân hàng.
+ Giảm rủi ro: Hệ thống sử dụng đất cố gắng giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai, sâu bệnh. Về thị trường tiêu thụ trước hết phải quan tâm đến thị trường nội địa. Sản phẩm dễ bảo quản, ít hư hao, thối hỏng, tránh cho người sản xuất không bị người mua độc quyền, ép giá.
2.4.3.2 Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả xã hội
+ Xác định hệ thống sử dụng đất trước hết cần quan tâm đến nhu cầu tối thiểu của người nông dân về ăn, ở và sinh hoạt rồi mới vươn lên để sản xuất hàng hoá. Sau nữa là quan tâm đến việc cho thu nhập thường xuyên, đều kỳ, phù hợp với số vốn của người nông dân.
+ Hệ thống phải phát huy được nội lực của nông hộ và nguồn lực của địa phương, được tổ chức trên đất mà người nơng dân có quyền hưởng thụ lâu dài, đất đã được giao với lợi ích các bên rạch ròi.
+ Nguồn vốn vay được ổn định với lãi suất và thời hạn phù hợp.
+ Người dân được tham gia triệt để vào việc ra quyết định về kế hoạch và phương án sản xuất, có quyền bình đẳng trong hưởng lợi đối với mọi hợp đồng có liên quan.
+ Về lao động xã hội: Bố trí sử dụng hợp lý nguồn lao động, quan tâm tới việc bình đẳng giới và quyền trẻ em: Không làm cho phụ nữ phải lao động nặng nhọc hơn, không lạm dụng sức lao động của trẻ em và tước đi quyền được học tập của chúng.
+ Hệ thống sử dụng đất phải phù hợp với luật pháp và hương ước cộng đồng: Chẳng hạn khơng bố trí cây trồng đối kháng nhau trong một vùng đất, cây có sức chống xói mịn yếu khơng bố trí trồng ở đầu nguồn, cây trồng không phù hợp với nền văn hoá dân tộc và tập quán địa phương sẽ không được cộng đồng ủng hộ.
2.4.3.3 Nhóm chỉ tiêu về mơi trường sinh thái.
+ Giữ đất không bị rửa trơi xói mịn: Giảm thiểu bằng sự giảm thiểu lượng đất mất hàng năm dưới ngưỡng cho phép. Ngưỡng này phải được xác định cho từng loại đất, từng thảm phủ thực vật ở mỗi địa phương.
+ Độ phì nhiêu đất tăng dần trong đó tuần hồn hữu cơ được cải thiện. + Đảm bảo nguồn sinh thuỷ không bị khai thác cạn kiệt, hạ mức nước ngầm, ô nhiễm nguồn nước.
+ Đảm bảo độ che phủ đạt ngưỡng an toàn sinh thái (>35%) che phủ liên tục trong năm.
+ Đảm bảo đa dạng sinh học thể hiện qua thành phần loài sinh vật (đa canh bền vững hơn độc canh, cây dài ngày có khả năng bảo vệ tốt hơn cây ngắn ngày...).
+ Bảo tồn quỹ gen: Tận dụng nhiều loại cây trồng bản địa vốn đã được chọn lọc từ lâu đời thích nghi với điều kiện địa phương; Bổ sung một số loài với đảm bảo cân bằng sinh thái.
Các tiêu chí thuộc 3 lĩnh vực trên được dùng để xem xét đánh giá một hệ thống sử dụng đất. Tuỳ theo từng đặc tính và mục tiêu của mỗi kiểu sử dụng đất, các tiêu chí và chỉ tiêu cũng có ý nghĩa khác nhau, cấp độ quan trọng khác nhau. Vì vậy, khi đánh giá xem xét trong từng trường hợp cụ thể mà đặt cho chúng những trọng số khác nhau.