Khái niệm về hiệu quả

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2015 HUYỆN TUYÊN HOÁ, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 32 - 33)

Trong thực tế, có rất nhiều quan điểm về hiệu quả, trước kia do nhận thức của con người cịn hạn chế nên người ta thường có quan niệm kết quả là hiệu quả.

Sau này, khi nhận thức của con người phát triển cao hơn thì người ta đã thấy rõ sự khác nhau giữa kết quả và hiệu quả. Tuy nhiên, việc xác định bản chất và khái niệm về hiệu quả cần phải xuất phát từ những luận điểm triết học Mác và những luận điểm của lý thuyết hệ thống:

- Bản chất của hiệu quả là sự thực hiện yêu cầu tiết kiệm thời gian, biểu hiện trình độ sử dụng nguồn lực của xã hội. Các Mác cho rằng quy luật tiết kiệm thời gian là một quy luật có tầm quan trọng đặc biệt tồn tại trong nhiều

phương thức sản xuất. Mọi hoạt động của con người đều tuân theo quy luật đó, nó quyết định động lực phát triển của lực lượng sản xuất, tạo điều kiện phát triển văn minh xã hội và nâng cao đời sống con người qua mọi thời đại.

- Theo quan điểm của lý thuyết hệ thống thì nền sản xuất xã hội là một hệ thống các yếu tố sản xuất và các quan hệ vật chất hình thành giữa con người với con người trong quá trình sản xuất.

- Hiệu quả kinh tế là mục tiêu nhưng không phải là mục tiêu cuối cùng mà là mục tiêu phương tiện xuyên suốt mọi hoạt động kinh tế. Trong kế hoạch và quản lý kinh tế nói chung hiệu quả là quan hệ so sánh tối ưu giữa đầu vào và đầu ra, là lợi ích lớn hơn thu được so với một chi phí nhất định, hoặc một kết quả nhất định với chi phí nhỏ hơn, (Quyền Đình Hà, 2002)[14].

Từ những quy luật và lý thuyết hệ thống nói trên, chúng ta thấy rằng bản chất của hiệu quả được xem là:

+ Việc đáp ứng của nhu cầu của con người trong đời sống xã hội. + Việc bảo tồn tài nguyên, nguồn lực để phát triển lâu bền.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2015 HUYỆN TUYÊN HOÁ, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)