Các loại hình sử dụng đất và hệ thống cây trồng

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2015 HUYỆN TUYÊN HOÁ, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 68 - 77)

2008 (ha) Diện tích (ha)

4.2.1 Các loại hình sử dụng đất và hệ thống cây trồng

Huyện Tun Hố có hệ thống cây trồng rất phong phú và đa dạng nhiều loại hình sử dụng đất. Loại hình sử dụng đất là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của một vùng với những phương thức quản lý sản xuất trong các điều kiện kinh tế, kỹ thuật nhất định. Đặc trưng là huyện miền núi, cho nên đất rừng chiếm diện tích khá lớn. Hiện trạng các loại hình sử dụng đất và hệ thống cây trồng được thu thập trên cơ sở những tài liệu cơ bản của huyện và kết quả điều tra hộ gia đình trên địa bàn huyện, thể hiện ở bảng 4.13, phụ lục 2 và 3.

Bảng 4.13: Hiện trạng các loại hình sử dụng đất và hệ thống cây trồng huyện Tuyên Hoá năm 2008

STT LUT Loại hình sử dụng đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Kiểu sử dụng đất

1 LUT1 2 Lúa 1.085,32 1,15 1. Lúa đông xuân- Lúa hè thu

2. Lúa xuân- Ngô đông

2 LUT2 1 Lúa- 1 màu 237,98 0,25

3. Lúa xuân- Khoai lang

3 LUT3 1 Lúa 9,87 0,01 4. Lúa nương

5. Dưa chuột- mướp đắng 6. Cải ngọt- cải cúc 7. Bí ngơ- đậu xanh 8. Dâu tằm

9. Cây sắn 4 LUT4 Chuyên màu và cây công nghiệp ngắn ngày 1.229,77 1,30

10. Lạc 11. Cao su

5 LUT5 Cây công nghiệp dài ngày 2.041,36 2,17

12. Hồ tiêu

6 LUT6 Cây ăn quả 436,56 0,46 13. Bưởi Phúc Trạch, cam, quýt, xoài,

nhãn, vải thiều...

7 LUT7 Vườn tạp 441,74 0,47 14. Các loại cây tạp

8 LUT8 Nuôi trồng thuỷ sản 25,97 0,03 15. Mặt nước nuôi trồng thuỷ sản

16. Rừng sản xuất

9 LUT9 Rừng 88.772,72 94,16

17. Rừng phòng hộ

Tổng 94.281,29 100,00

Qua bảng 4.13, phụ lục 2 và 3, cho thấy Tun Hố có 9 loại hình sử dụng đất chính và 17 kiểu sử dụng đất, như sau:

* LUT 1 (loại hình sử dụng đất 2 lúa), với diện tích 1.085,32 ha, chiếm 1,15% tổng diện tích đất nơng nghiệp; có kiểu sử dụng đất là Lúa đơng xuân- lúa hè thu, loại hình sử dụng đất này phân bố tồn huyện và có diện tích khá lớn ở các xã thuộc vùng ven sông, vùng đồng bằng, khả năng tưới tiêu bán chủ động: Văn Hoá, Tiến Hoá, Châu Hoá, Mai Hố, Phong Hố, Thạch Hố.

- Vụ đơng xn thường trồng các giống lúa chủ yếu như: Xi23, Khang dân, Nhị ưu 838, IR64, DT188, HT1, IR50404, C70,... thời gian sinh trưởng 105- 135 ngày. Lịch thời vụ gieo mạ từ 25/12 - 02/01, cấy từ 10/01 - 22/01, (gieo sạ thẳng ngày 31/12), thu hoạch vào tháng tư. Lượng phân bón cho một ha là 8,0 tấn phân hữu cơ, 380 kg urê, 220 kg supelân, 140 kg kaliclorua, 20 chai thuốc trừ sâu (sử dụng các loại thuốc: Ace 5EC, Bestox 5EC, Cobitox 5G,... thể tích dung dịch 80-100ml/chai), 20 chai thuốc trừ cỏ (sử dụng các loại thuốc: Mafa annong 50WP, Aloha 25WP, Amigo 10WP,... thể tích dung dịch 80-100ml/chai). Năng suất đạt 5,0 tấn/ha/vụ.

- Vụ hè thu thường gieo trồng các loại giống Xi23, Khang dân, D.ưu725, Nhị ưu 838, IR64, DT188, HT1, IR50404, C70, XR4707, VN95-20,... thời gian sinh trưởng 104- 112 ngày. Lịch thời vụ gieo mạ ngày 20/05 - 25/05, cấy ngày 10/06- 15/06, (gieo sạ thẳng ngày 06/05), thu hoạch vào cuối tháng mười. Lượng phân bón cho một ha là 3,5 tấn phân hữu cơ, 320 kg urê, 200 kg supelân, 120 kg kaliclorua, 20 chai thuốc trừ sâu (sử dụng các loại thuốc: Ace 5EC, Bestox 5EC, Cobitox 5G, Sapen-Alpha 5EC,... thể tích dung dịch 80-100ml/chai), 20 chai thuốc trừ cỏ (sử dụng các loại thuốc: Mafa annong 50WP, Aloha 25WP, Amigo 10WP,... thể tích dung dịch 80-100ml/chai). Năng suất đạt 4,2 tấn/ha/vụ.

* LUT 2 (loại hình sử dụng đất 1 lúa- 1 màu) với diện tích 237,98 ha, chiếm 0,25% diện tích đất nơng nghiệp; có kiểu sử dụng đất là 1 vụ lúa xuân

và vụ trồng màu, tập trung ở các xã có địa hình đồng bằng là chủ yếu. Các loại cây trồng vụ màu chủ yếu là ngô đông, khoai lang.

- Vụ xuân thường gieo trồng các giống Xi23, Khang dân, D.ưu725, Nhị ưu 838, IR64, DT188, HT1, C70, IR50404, XR4707, VN95-20,... thời gian sinh trưởng 105- 130 ngày. Lịch thời vụ gieo mạ ngày 31/12 – 07/01, cấy 16/01 – 26/01, thu hoạch vào tháng năm. Lượng phân bón cho một ha là 8,0 tấn phân hữu cơ, 380 kg urê, 220 kg supelân, 140 kg kaliclorua, 20 chai thuốc trừ sâu (sử dụng các loại thuốc: Ace 5EC, Bestox 5EC, Cobitox 5G,... thể tích dung dịch 80-100ml/chai), 20 chai thuốc trừ cỏ (sử dụng các loại thuốc: Mafa annong 50WP, Aloha 25WP, Amigo 10WP,... thể tích dung dịch 80- 100ml/chai). Năng suất đạt 5,0 tấn/ha/vụ.

- Ngô đông chủ yếu gieo trồng các giống CP888, VN2, VN10, C919, LVN99, LVN4,... thời gian sinh trưởng 102 – 116 ngày, thời vụ gieo trồng cuối tháng 09 đến giữa tháng 12. Lượng phân bón cho một ha là 2,8 tấn phân hữu cơ, 200 kg urê, 480 kg supelân, 16 chai thuốc trừ sâu (sử dụng loại thuốc: Actara 25WG, Selecron 500ND/EC, Ofatox 400EC/WP, Trebon 40EC, Vibasu 10H, Regent 0,2G,... thể tích dung dịch 80-100ml/chai), 16 chai thuốc trừ cỏ (sử dụng các loại thuốc: Acvipas 50EC, Atryl 80WP, Amesip 80WP, Atra annong 500 FW, Rada 720 EC, 600 DD, 80WP,... thể tích dung dịch 80- 100ml/chai). Năng suất đạt 4,5 tấn/ha/vụ.

- Khoai lang chủ yếu gieo trồng giống DT2 và một số giống khác thích hợp vùng đất đồi núi, đất dốc, nghèo dinh dưỡng, chống cỏ dại,... thời gian sinh trưởng 90 đến 105 ngày. Lượng phân bón cho một ha là 6 tấn phân hữu cơ, 300 kg supelân. Năng suất đạt 6 tấn/ha/vụ.

* LUT 3 (loại hình sử dụng đất 1 vụ lúa) với diện tích 9,87 ha, chiếm 0,01% diện tích đất nơng nghiệp, phân bố ở xã Sơn Hố; có kiểu sử dụng đất là 1 vụ lúa nương, diện tích được gieo trồng trên địa bàn xã Sơn Hoá. Lúa nương được gieo trồng giống Khang dân, C70, Nhị ưu 838,... thời gian sinh trưởng 105 đến 135 ngày. Lượng phân bón cho một ha là 1,5 tấn phân hữu cơ, 240 kg urê, 160 kg

supelân, 80 kg kaliclorua, 10 chai thuốc trừ sâu (sử dụng các loại thuốc: Ace 5EC, Bestox 5EC, Cobitox 5G,... thể tích dung dịch 80-100ml/chai), 10 chai thuốc trừ cỏ (sử dụng các loại thuốc: Mafa annong 50WP, Aloha 25WP, Amigo 10WP,... thể tích dung dịch 80-100ml/chai). Năng suất đạt 3,41 tấn/ha/vụ.

* LUT 4 ( loại hình sử dụng đất chuyên màu và cây công nghiệp ngắn ngày) với diện tích 1.229,77 ha, chiếm 1,30% diện tích đất nơng nghiệp; là loại hình sử dụng đất này đang được phổ biến trong vùng, do có sự thích hợp với điều kiện tự nhiên của vùng. Các loại cây trồng chủ yếu LUT này gồm: Dưa chuột, mướp đắng, cải cúc, cải ngọt, bí ngơ, đậu xanh, dâu tằm, cây sắn, cây lạc.

- Dưa chuột chủ yếu gieo trồng các giống địa phương, thời gian sinh trưởng 70 đến 85 ngày, thời vụ gieo trồng tháng 3 đến tháng 4. Lượng phân bón cho một ha là 6 tấn phân hữu cơ, 300 kg supelân, 10 chai thuốc trừ sâu (sử dụng các loại thuốc: Abamix 1.45WP, Mospha 80EC, Actara 25WG, Genol 0.3DD, Ridomil Gold 68WP,... thể tích dung dịch 80- 100ml/chai). Năng suất đạt 7,63 tấn/ha/vụ.

- Mướp đắng có thời gian sinh trưởng 72 đến 88 ngày, thời vụ gieo trồng tháng 9 đến tháng 10. Lượng phân bón cho một ha là 6 tấn phân hữu cơ, 350 kg supelân, 10 chai thuốc trừ sâu (sử dụng các loại thuốc: Actara 25WG, Antaphos 50EC, Cyper Alpha 5ND,... thể tích dung dịch 80-100ml/chai). Năng suất đạt 3,6 tấn/ha/vụ.

- Bí ngơ thời gian sinh trưởng từ 3 đến 4 tháng, thời vụ gieo trồng tháng 10 đến 11 năm trước, thu hoạch vào cuối tháng 1 đến đầu tháng 2 năm sau. Lượng phân bón cho một ha là 6 tấn phân hữu cơ, 300 kg supelân, 20 chai thuốc trừ cỏ (sử dụng các loại thuốc: Gramoxone 20SL, Hyvar-X 80XP, Piupannong 41SL,... thể tích dung dịch 80-100ml/chai). Năng suất đạt 6,82 tấn/ha/vụ.

- Cây đậu xanh thời gian sinh trưởng 75 đến 85 ngày, thời vụ gieo trồng và thu hoạch từ tháng 6 đến tháng 9. Lượng phân bón cho một ha là 5,8 tấn phân hữu cơ, 248 kg supelân, 20 chai thuốc trừ cỏ (sử dụng các loại thuốc: Gramoxone 20SL, Dibstar 50EC, Agri up 480SL, Piup annong 41SL, Dipoxim 80BHN, Hyvar-X 80WP,... thể tích dung dịch 80- 100ml/chai). Năng suất đạt 1,22 tấn/ha/vụ.

88.772,72 ha 25,97 ha 441,74 ha 436,56 ha 2.041,36 ha 1.229,77 ha 9,87 ha 237,98 ha 1.085,32 ha 0.00 10000.00 20000.00 30000.00 40000.00 50000.00 60000.00 70000.00 80000.00 90000.00 100000.0 0 LUT1 LUT2 LUT3 LUT4 LUT5 LUT6 LUT7 LUT8 LUT9 2 l ú a 1 lú a-1 m àu 1 l ú a C h u y ên m àu v à câ y c ô n g n g h iệ p n g ắn n g ày C ây c ơ n g n g h iệ p d ài n g ày C ây ă n q u ả V ư ờ n t ạp N u ơ i trồ n g th u ỷ s ản R ừ n g L U T Diện tích (ha)

Biểu đồ 4.3: Hiện trạng các loại hình sử dụng đất huyện Tuyên Hoá năm 2008

- Cây dâu chủ yếu là gieo trồng các giống Tam bội thể VH13, Sa nhị luân, Bầu trắng, và các giống địa phương khác,... thời gian nảy mầm vào cuối tháng 1. Lượng phân bón cho một ha là 6,5 tấn phân hữu cơ, 280 kg supelân, 20 chai thuốc trừ cỏ (sử dụng các loại thuốc: Hyvar-X 80WP, Gramoxone

20SL, Dibstar 50EC, Agri up 480SL, Piup annong 41SL, Dipoxim 80BHN,... thể tích dung dịch 80- 100ml/chai). Năng suất lá đạt 38 tấn/ha.

- Cây sắn chủ yếu là thâm canh giống sắn cao sản KM94, thời gian gieo trồng giữa tháng 1, thời gian chín từ 280 đến 285 ngày, thu hoạch vào tháng 11 cùng năm. Lượng phân bón cho một ha là 5,6 tấn phân hữu cơ, 260 kg supelân. Năng suất đạt 4,5 tấn/ha/vụ.

- Cây lạc bước đầu đem lại kinh tế cho người sản xuất, trên địa bàn huyện chủ yếu là giống L14 cùng một số giống địa phương khác, thời gian sinh trưởng 126 đến 130 ngày. Lượng phân bón đầu tư cho một ha là 6,2 tấn phân hữu cơ, 262 kg supelân, 20 chai thuốc trừ cỏ (sử dụng các loại thuốc: Dana-hope 720EC, Antaco 500ND, Selet 12EC, Hyvar-X 80WP, Gramoxone 20SL, Dibstar 50EC, Agri up 480SL, Piup annong 41SL, Dipoxim 80BHN,... thể tích dung dịch 80-100ml/chai). Năng suất đạt 2,8 tấn/ha/vụ.

* LUT 5 (loại hình sử dụng đất cây công nghiệp dài ngày) với diện tích 2.041,36 ha, chiếm 2,17% diện tích đất nơng nghiệp, LUT này với kiểu sử dụng đất tập trung vào 2 loại cây trồng chính có giá trị kinh tế cao là cây cao su và cây hồ tiêu.

- Cao su: Cây cao su được ổn định và phát triển diện tích trên địa bàn huyện theo quy hoạch. Thời gian sinh trưởng từ khi gieo trồng đến khi cho đợt thu hoạch lượng mủ cao su đầu tiên là 5 năm, khoảng thời gian thu hoạch mủ cao su vào tháng 7 hàng năm và được bắt đầu vào lúc sáng sớm. Lượng phân bón đầu tư cho một ha là 3,5 tấn phân hữu cơ, 700 kg supelân, 20 chai thuốc trừ sâu (sử dụng loại thuốc: V.K 16WP, V.K 32WP,... thể tích dung dịch 80- 100ml/chai). Năng suất mủ cao su đạt 5,6 tấn/ha/năm.

- Hồ tiêu: Là cây trồng có giá trị kinh tế tương đối cao, có khả năng trồng được nhiều ở địa phương trên địa bàn huyện, được duy trì và phát triển diện tích cây hồ tiêu vườn hộ ở các xã: Kim Hoá, Hương Hoá, Lê Hoá, thị trấn Đồng Lê, Đồng Hoá, Ngư Hố,... và phát triển mở rộng diện tích trên tất cả các xã cịn lại. Lượng phân bón đầu

tư cho một ha là 8 tấn phân hữu cơ, 530 kg urê, 1.000 kg supelân, 260 kg kaliclorua, 30 chai thuốc trừ sâu (sử dụng loại thuốc: Shetox 5EC, Vicol 80EC, Monster 75WP, Antaphos 100EC,... thể tích dung dịch 80-100ml/chai). Năng suất đạt 4,2 tấn/ha/vụ.

* LUT 6 (loại hình sử dụng đất cây ăn quả) với diện tích 436,56 ha, chiếm 0,46% diện tích đất nông nghiệp, được phân bố tập trung gần nơi ở của các hộ gia đình; kiểu sử dụng đất của LUT này tập trung hướng phát triển cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như: bưởi Phúc Trạch, cam, quýt, xoài, nhãn, vải thiều,...

- Bưởi Phúc Trạch là giống cây trồng có nguồn gốc tại xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Bước đầu cây trồng đã đem lại hiệu quả kinh tế cao và phù hợp điều kiện sản xuất trên địa bàn huyện, thời gian thu hoạch từ tháng 7 đến tháng 9. Lượng phân bón đầu tư cho một ha là 6,8 tấn phân hữu cơ, 400 kg urê, 650 kg supelân, 180 kg kaliclorua, 30 chai thuốc trừ sâu (sử dụng các loại thuốc: Mitac 20EC, Alphacide 10EC, Visit 5EC, Petis 24.5EC, Shawen 24.5EC,... thể tích dung dịch 80- 100ml/chai). Năng suất quả đạt 26 tấn/ha/vụ.

- Cam: Trên địa bàn huyện phổ biến là trồng giống cam Voi-Quảng Bình và cam Bù, cam Đường-Hà Tĩnh, với khả năng sinh trưởng cây khoẻ, sức chống chịu tốt, chịu nóng, thời gian thu hoạch vào dịp cuối năm. Lượng phân bón đầu tư cho một ha là 6 tấn phân hữu cơ, 400 kg urê, 650 kg supelân, 200 kg kaliclorua, 20 chai thuốc trừ sâu (sử dụng các loại thuốc: Mitac 20EC, Jasper 0.3EC, Alphacide 10EC, Taginon 95WP, Visit 5EC, Petis 24.5EC, Shawen 24.5EC,... thể tích dung dịch 80- 100ml/chai). Năng suất quả đạt 9,6 tấn/ha/vụ.

- Quýt hiện nay được trồng phổ biến trên địa bàn huyện là giống quýt Hương Cần, cùng một số giống trong nước kết hợp với giống nhập nội như quýt Clêôpat, quýt Dancy,... thời vụ thu hoạch tháng 7 đến tháng 8. Lượng phân bón đầu tư cho một ha là 6,5 tấn phân hữu cơ, 350 kg urê, 650 kg supelân, 200 kg kaliclorua, 20 chai thuốc trừ sâu (sử dụng các loại thuốc: Mitac 20EC, Alphacide 10EC, Taginon 95WP, Visit 5EC, Petis 24.5EC, Jasper 0.3EC, Shawen 24.5EC,... thể tích dung dịch 80- 100ml/chai). Năng suất quả đạt 9,0 tấn/ha/vụ.

- Xoài chủ yếu là gieo trồng xoài tượng Khe Sanh, thời vụ từ khi gieo trồng đến khi thu hoạch cho lứa quả đầu tiên là 3 đến 6 năm. Lượng phân bón đầu tư cho một ha là 4,5 tấn phân hữu cơ, 350 kg urê, 600 kg supelân, 180 kg kaliclorua, 20 chai thuốc trừ sâu (sử dụng các loại thuốc: Malate 73EC, Mospilan 20SP, Taginon 18SL, Butal 10WP, Binhnomyl 50WP, Bellkute 40WP,... thể tích dung dịch 80- 100ml/chai). Năng suất quả đạt 8,2 tấn/ha/vụ.

- Nhãn: Giống trồng tại huyện như nhãn lồng, nhãn đường phèn, nhãn nước, nhãn thóc,... thời vụ thu hoạch bắt đầu từ tháng 7. Lượng phân bón đầu tư cho một ha là 4 tấn phân hữu cơ, 300 kg urê, 750 kg supelân, 250 kg kaliclorua, 20 chai thuốc trừ sâu (sử dụng các loại thuốc: Bestox 5EC, Aliette 800WG, BordoCop Super 12.5WP, Tiper-Alpha 5EC,... thể tích dung dịch 80- 100ml/chai), 15 chai thuốc trừ cỏ (sử dụng các loại thuốc: Gramoxone 20SL, Agriup 480Sl, Dipoxim 80BHN, O.K 683DD, CO 720DD,... thể tích dung dịch 80- 100ml/chai). Năng suất quả đạt 14,8 tấn/ha/vụ.

- Vải thiều: là giống được trồng trên địa bàn huyện cho thời vụ thu hoạch bắt đầu vào tháng 6. Lượng phân bón cho một ha là 5 tấn phân hữu cơ, 350 kg urê, 600 kg supelân, 200 kg kaliclorua, 20 chai thuốc trừ sâu (sử dụng các loại thuốc: Bestox 5EC, Aliette 800WG, BordoCop Super 12.5WP, Tiper-Alpha 5EC,... thể tích dung dịch 80- 100ml/chai), 10 chai thuốc trừ cỏ (sử dụng các loại thuốc: Gramoxone 20SL, Agriup 480Sl, Dipoxim 80BHN, O.K 683DD, CO 720DD,... thể tích dung dịch 80- 100ml/chai). Năng suất quả đạt 10,5 tấn/ha/vụ.

* LUT 7 (loại hình sử dụng đất vườn tạp) với diện tích 441,74 ha, chiếm 0,47% diện tích đất nơng nghiệp; LUT này với kiểu sử dụng đất chủ yếu là các loại cây tạp thành vườn hộ có thu nhập thấp, loại hình sử dụng đất này được phân bố đều trên địa bàn huyện phục vụ cho các hộ gia đình. Lượng đầu tư cho một ha là 6,2 tấn phân hữu cơ, 270 kg supelân, 20 chai thuốc trừ cỏ (sử dụng các loại

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2015 HUYỆN TUYÊN HOÁ, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 68 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)