Kết luận và đề nghị

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2015 HUYỆN TUYÊN HOÁ, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 114 - 117)

5.1 Kết luận

5.1.1 Về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội

Tuyên Hoá là huyện miền núi phía Tây Bắc của tỉnh Quảng Bình, có tổng diện tích đất nơng nghiệp là 94.281,29 ha, trong đó đất sản xuất nơng nghiệp là 5.460,80 ha, chiếm 5,79% diện tích đất nơng nghiệp của tồn huyện. Với các loại đất chính là: Đất phù sa trung tính, phù sa chua gley; Đất xám cơ giới và đất xám lẫn đá nhiều; Đất xám Feralit đá nông, sâu và lẫn nhiều đá ở nông, sâu; Đất xám kết von; Đất tầng mỏng chua điển hình,... Nhìn chung, đất của huyện Tun Hố có độ phì thuộc loại trung bình khá, trung bình và xấu so với các huyện khác trong tỉnh. Đất của huyện có chất lượng xấu: nghèo dinh dưỡng, có tầng đất mỏng, lẫn nhiều sỏi đá, chua, thường xuyên xảy ra lũ lụt trên diện rộng,... có thể nói là mang tính chất điển hình và thuộc loại “đất có vấn đề”. Do vậy, để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và phát triển nơng nghiệp thì huyện cần phải đầu tư cải tạo bồi dưỡng đất thì sử dụng mới có hiệu quả.

Là huyện miền núi với thu nhập chính từ nơng lâm nghiệp, xuất phát điểm của nền kinh tế còn thấp, thiên tai lũ lụt, nắng hạn thường xảy ra, đời sống của người dân cịn gặp nhiều khó khăn, với thu nhập bình quân 2,38 triệu đồng/người/năm. Năm 2008, dân số tồn huyện có 81.414 người, độ tuổi lao động là 43.808 người, trong đó lao động nơng nghiệp là 30.235 người, chiếm 69,02% tổng lao động trong huyện. Thực trạng đặt ra đối với lao động trên địa bàn là kiến thức cịn hạn chế, trình độ dân trí chưa đồng đều, thiếu kinh nghiệm trong sản xuất, tập qn sản xuất cịn mang tính tự cung, tự cấp, chất lượng sản phẩm chưa đem lại hiệu quả cao, sức cạnh tranh trên thị trường còn yếu kém. Kinh nghiệm trong thâm canh sản xuất nơng nghiệp cịn yếu kém, dẫn đến hạn chế trong việc ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Thực tế, huyện cũng đã và đang có những chính sách phù

hợp để khuyến khích người dân sản xuất như: đẩy mạnh các hoạt động về công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư trên địa bàn với các mơ hình chương trình khảo nghiệm và trình diễn có hiệu quả để người dân làm theo. Đồng thời thực hiện các chương trình kinh tế trọng điểm của huyện (chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nơng thơn), chương trình xố đói giảm nghèo; giải quyết việc làm; xóa mái nhà tranh; kiên cố hố trường học; dồn điền, đổi thửa; chú trọng sản xuất các mặt hàng xuất khẩu,... dần đẩy mạnh nền nơng nghiệp huyện Tun Hố phát triển theo hướng hàng hoá trong thời gian tới.

5.1.2 Về hiện trạng sử dụng đất và hệ thống cây trồng

Tun Hóa có 9 loại hình sử dụng đất, trong đó 5 loại hình sử dụng đất trồng cây hàng năm: 2lúa, 1lúa- 1màu, 1lúa, chuyên màu và cây công nghiệp ngắn ngày, cây công nghiệp dài ngày. Trong đó, diện tích độc canh cây lúa là 1.095,19 ha, chiếm 1,16% diện tích đất nơng nghiệp. Hiện nay, loại hình sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế có lãi thuần ở mức cao là: LUT5 (loại hình sử dụng đất cây cơng nghiệp dài ngày) từ 31,830- 36,185 triệu đồng/ha; LUT4 (loại hình sử dụng đất chuyên màu và cây công nghiệp ngắn ngày, kiểu sử dụng đất cây dâu tằm) là 34,505 triệu đồng/ha; LUT6 (loại hình sử dụng đất cây ăn quả, kiểu sử dụng đất bưởi Phúc Trạch) là 32,510 triệu đồng/ha. Loại hình sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế ở mức thấp là LUT3 (loại hình sử dụng đất 1lúa) đạt 5,022 triệu đồng/ha. Vậy 6 loại hình sử dụng đất có triển vọng để phát triển trong tương lai là: Loại hình sử dụng đất 2lúa (LUT1); Loại hình sử dụng đất 1lúa- 1màu (LUT2); Loại hình sử dụng đất chuyên màu và cây công nghiệp ngắn ngày (LUT4); Loại hình sử dụng đất cây cơng nghiệp dài ngày (LUT5); Loại hình sử dụng đất cây ăn quả (LUT6); Loại hình sử dụng đất ni trồng thuỷ sản (LUT8).

5.1.3 Đề xuất định hướng và giải pháp sử dụng đất nông nghiệp

Cơ cấu cây trồng thay đổi theo hướng đưa các giống cây trồng có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, thực hiện thâm canh tăng năng suất, tăng hiệu quả sử

dụng đất trên một đơn vị diện tích trong năm. Dự kiến đến năm 2015, diện tích của các LUT được đề xuất như sau: LUT1: 1.096,99 ha, tăng 11,67 ha so với năm 2008; LUT2: 243,99 ha, tăng 6,01 ha so với năm 2008; LUT4: 1.236,57 ha, tăng 6,8 ha so với năm 2008; LUT5: 2.419,68 ha, tăng 378,32 ha so với năm 2008; LUT6: 448,16 ha, tăng 11,60 ha so với năm 2008; LUT8: vẫn được duy trì và giữ nguyên so với năm 2008 là 25,97 ha. Về hiệu quả kinh tế (lãi thuần) một số cây trồng các LUT giai đoạn 2008- 2015, như sau: LUT5 (hồ tiêu) và LUT6 (bưởi Phúc Trạch) đạt mức tăng từ 17,60- 18,00 triệu đồng so với năm 2008; LUT4 (dâu tằm) và LUT5 (cao su) đạt mức tăng từ 8,0- 8,4 triệu đồng so với năm 2008; LUT4 (cải ngọt- cải cúc) và LUT6 (nhãn) tăng lãi thuần thấp nhất đạt 1,60- 2,25 triệu đồng và hiệu quả ngày công lao động tăng thấp nhất đạt 3 nghìn đồng/ngày so với năm 2008.

5.2 Đề nghị

1. Phát triển ổn định cây lương thực, cây thực phẩm, rau an toàn trên cơ sở đầu tư hoàn thiện mạng lưới thuỷ lợi tưới tiêu trên toàn huyện, đảm bảo ổn định việc tưới tiêu cho các loại cây trồng nhất là cây lúa và cây màu. Giảm dần các loại giống cây trồng truyền thống có năng suất thấp (lúa IR50404, khoai lang,...) để chuyển sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao như cây dâu tằm, lạc. Tiếp tục khai hoang mở rộng diện tích trồng trọt kết hợp vùng gò đồi để trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn và dài ngày.

2. Triển khai thực hiện các mơ hình điểm về các loại cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao (cao su, hồ tiêu, dâu tằm, lạc, bưởi Phúc Trạch,...) phù hợp với điều kiện tự nhiên để nhân rộng sản xuất đại trà trên địa bàn huyện. Khai thác hợp lý và có hiệu quả tiềm năng về đất đai, nhất là đất đai vùng đất gò đồi, tiềm năng tận nguồn nước tự nhiên.

3. Tăng cường công tác khuyến nông, chuyển giao kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản (cá lồng bè,...), mơ hình điểm vật ni gắn với cây trồng (ni ong, gà thả vườn,...) cung cấp đa dạng sản phẩm cho thị trường./.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2015 HUYỆN TUYÊN HOÁ, TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 114 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)