2008 (ha) Diện tích (ha)
4.3.4 Giải pháp thực hiện định hướng sử dụng đất nông nghiệp
4.3.4.1 Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp
Tranh thủ các nguồn vốn của Trung ương, của tỉnh, các chương trình dự án, các doanh nghiệp; khuyến khích phát huy nội lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; Ngoài ra, căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách hàng năm của địa phương, giành tỷ lệ thích hợp vốn ngân sách để xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó cần ưu tiên những cơng trình trọng điểm ở những địa bàn khó khăn.
* Thuỷ lợi:
Tranh thủ vốn đầu tư của dự án giảm nghèo miền Trung, vốn các dự án Chương trình 135, vốn ICCO để nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới các cơng trình thuỷ lợi trên địa bàn, chủ yếu đầu tư các cơng trình tự chảy.
Xúc tiến đầu tư xây dựng cụm 4 cơng trình thủy lợi thuộc nguồn vốn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Thực hiện tốt phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, nhằm tiếp tục đầu tư xây dựng, củng cố, nâng cấp hệ thống cơ thuỷ lợi thực hiện kiên cố hoá kênh mương.
* Giao thơng:
Tranh thủ nguồn vốn đầu tư các chương trình dự án của Trung ương, vốn đầu tư nước ngoài để đầu tư các cơng trình có quy mơ lớn như: cầu Châu Hoá; đường Mai Hoá- Ngư Hố; hồn thiện tuyến đường Đồng Lê- Tân ấp; hoàn thành tuyến quốc lộ 12A; đường Quảng Sơn- Cao Quảng; xây dựng các tuyến đường nội thị Đồng Lê, khu vực Tiến Hoá, nhà máy xi măng sông Gianh, thị tứ Tân ấp và các trung tâm cụm xã; tranh thủ nguồn vốn ICCO và các dự án khác để xây dựng cầu treo qua Đồng Phú, xã Đồng Hoá; cầu treo Nam Phong, xã Phong Hoá; cầu treo Vĩnh Xuân, xã Cao Quảng; cầu treo Đồng Lào, xã Thuận Hoá, cầu treo Bản Kè, xã Lâm Hoá.
Tranh thủ dự án giảm nghèo miền Trung để đầu tư xây dựng các cơng trình giao thơng nơng thơn, cầu cống có vốn đầu tư vừa và nhỏ trên các tuyến
đường liên thôn, đường nội đồng, cầu cống nội đồng.v.v... Tranh thủ đầu tư của các dự án và giao thông nông thơn để nâng cấp các tuyến đường Châu Hố- Cao Quảng; Đức Hoá- Thạch Hoá- Đồng Hoá- Thuận Hoá- thị trấn Đồng Lê; quốc lộ 12A- Thượng Phong; Phối hợp với ngành đường sắt để đầu tư xây dựng một số tuyến đường ngang dân sinh hợp pháp. Phối hợp với ngành đường sắt, đường bộ để xây dựng các tuyến đường gồm dọc đường sắt Bắc Nam và dọc đường Hồ Chí Minh. Tiếp tục thực hiện chương trình cứng hố giao thông nông thôn theo kế hoạch tỉnh giao, thực hiện tốt dự án giao thông nông thôn II, Dự án ADB và các chương trình, dự án khác để hồn thiện hơn mạng lưới giao thông ở nông thôn.
4.3.4.2 Đáp ứng vốn sản xuất nông nghiệp
Kết quả điều tra xác định toàn huyện chủ yếu các hộ nghèo do thiếu kiến thức, kinh nghiệm trong sản xuất, thiếu lao động, đặc biệt hơn nữa là sinh đẻ khơng có kế hoạch dẫn tới tình trạng thiếu đất sản xuất, thiếu công cụ lao động, thiếu việc làm, quan trọng hơn cả là thiếu vốn để sản xuất lên tới 35,5% trong toàn huyện. Giải pháp trong thời gian tới là có chính sách khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, khuyến khích các hộ bỏ vốn đầu tư chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; đẩy mạnh phát triển sản xuất, chăn nuôi, trồng rừng, phát triển các ngành nghề truyền thống, các ngành nghề có khả năng thu hút lao động và sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có, khai thác vật liệu xây dựng, chế biến nông sản,... để nâng cao thu nhập, góp phần giải quyết việc làm. Ngoài ra, kết hợp cùng ban quản lý dự án kinh tế miền núi thực hiện tốt công tác định canh, định cư cho đồng bào các dân tộc thiểu số; Triển khai thực hiện tốt Chương trình 135, Chương trình 134 trên địa bàn huyện. Với điều kiện và khả năng của từng vùng, từng địa bàn như dự án phát triển chăn nuôi, dự án trồng cây nguyên liệu, cây ăn quả, cây dâu để khơi tăng nguồn vốn. Mức vốn vay của các hộ trên địa bàn huyện là từ 10 triệu đến 15 triệu đồng/hộ, nhằm đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến ngư để chuyển giao khoa học kỹ thuật và sản xuất, giúp nông dân làm ăn có hiệu quả.
sở hạ tầng trong nơng thơn, tạo mơi trường giao lưu hàng hố, phát triển dịch vụ, làm cơ sở cho vùng nông thôn, khai thác và phát huy các nguồn lực tại chỗ để phát triển kinh tế, đây là tiền đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế hàng hố ở các vùng nơng thơn. Trong điều kiện ngân sách có hạn cần tập trung cho những chương trình ưu tiên, sản phẩm ưu tiên. Hàng năm, UBND huyện xây dựng cơ chế chính sách phát triển sản xuất nơng nghiệp. Triển khai phát huy tốt việc cho nông dân vay vốn với lãi suất ưu tiên để thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất; cho vay theo chương trình mục tiêu, tăng cường biện pháp tín dụng. Mở rộng thế chấp bằng quyền sử dụng đất do người nơng dân khơng có điều kiện thế chấp bằng tài sản, mở rộng tín chấp trên cơ sở lấy uy tín của cộng đồng bảo lãnh, thực hiện tốt việc cải tiến các thủ tục cho vay, cấp sổ tín dụng thay cho nhiều lần làm thủ tục khế ước vay.
áp dụng tốt chính sách miễn giảm thuế sử dụng đất nông, lâm nghiệp, mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, cây, con trong thời gian đầu thay đổi cơ cấu cây trồng; tuỳ từng loại cây, con mà quy định thời gian cho phù hợp. Đối với cây ngắn ngày thì miễn giảm từ lúc trồng đến khi thu hoạch vài vụ, đối với những loại cây, con dài ngày thì giảm miễn thuế thời kỳ kiến thiết cơ bản,... miễn giảm thuế chế biến, lưu thông, xuất khẩu các loại sản phẩm chăn nuôi, cây công nghiệp, cây thực phẩm (ít nhất là trong thời kỳ đầu để thực hiện chương trình mục tiêu).
Ngồi ra, còn thực hiện tốt các chính sách như bảo hộ sản xuất, giúp cho nông dân khâu đào tạo, hướng dẫn, cấp một số giống mới và vật tư ban đầu, giúp nông dân xây dựng đề án và thực hiện việc chuyển giao cơng nghệ, khuyến khích áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp.
4.3.4.3 Tăng cường công tác khuyến nông và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp.
Tập trung vào việc tuyên truyền phổ biến nhân rộng các loại giống mới, các quy trình kỹ thuật ni trồng thâm canh tăng năng suất cây trồng, xây dựng tổ chức các điểm, các mơ hình khảo nghiệm và trình diễn. Trên cơ sở
các mơ hình chương trình khảo nghiệm và trình diễn có hiệu quả, các ban, ngành, đoàn thể tăng cường phối kết hợp triển khai đồng bộ, tuyên truyền vận động nhân dân bằng nhiều biện pháp và kênh chuyển giao khác nhau để nhân rộng đại trà. Chú ý tăng cường việc tổ chức cho nông dân đi tham quan thực tế nhằm kịp thời phổ biến kiến thức cho từng hộ dân, để người nông dân tin và làm theo tiến bộ khoa học kỹ thuật được nhanh hơn. Phấn đấu mỗi cơ quan đồn thể phối hợp chỉ đạo thành cơng các mơ hình, căn cứ vào lợi thế hiện có để có kế hoạch và triển khai thực hiện các mơ hình thực sự có hiệu quả.
Tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, đưa nhanh các giống cây trồng có hiệu quả kinh tế cao thay thế các giống cũ ở địa phương. Phấn đấu đến năm 2015, áp dụng các giống mới tiến bộ kỹ thuật có năng suất chất lượng cao 80- 90% diện tích gieo trồng (trong đó áp dụng giống mới Ngô lai 100%; lúa, lạc và đậu xanh tiến bộ kỹ thuật từ 80- 90%).
Về khoa học công nghệ: Chú trọng kỹ thuật canh tác mới như thâm canh lúa cao sản và các loại cây ngắn ngày khác, xây dựng các mơ hình trình diễn và tăng cường công tác tổ chức nhân rộng. Phát huy tối đa các giống cây trồng của địa phương có chất lượng cao (cao su, hồ tiêu, cây dâu), phát triển thành những loại cây trồng mang tính chất đặc sản của vùng (bưởi Phúc Trạch, cam Voi- Quảng Bình, cam Bù, cam Đường, quýt Hương Cần, xoài Khe Sanh,...).
Về mặt tổ chức quản lý: Thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về khoa học công nghệ, nhằm ứng dụng các loại giống cây trồng có năng suất chất lượng cao, tạo việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từng bước cơ giới hố trong q trình sản xuất nhằm nâng cao giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Chỉ đạo thực hiện nhân rộng có hiệu quả các mơ hình dự án đã thử nghiệm thành công trên địa bàn huyện. Tạo điều kiện tốt cho kinh tế hộ phát triển tự chủ, bình đẳng; hướng dẫn, khuyến khích kinh tế hộ mở rộng đa dạng hố hình thức hợp tác quan hệ với các thành phần kinh tế khác và giữa các hộ với nhau để giải quyết các công việc kinh doanh mà từng hộ riêng lẻ không làm được hoặc làm khơng có hiệu quả. Mở rộng quy mơ
hộ, củng cố và phát triển các trang trại gia đình, các hợp tác dịch vụ, khuyến khích nơng dân hình thành các hiệp hội theo nghề, theo các loại sản phẩm,... giúp đỡ, tạo ra hành lang và môi trường đầu tư kinh tế thuận lợi để người nông dân cũng như các thành phần phi nông nghiệp đầu tư mạnh vào nông nghiệp, nông thôn.
Về dịch vụ: Phát triển mạng lưới thương mại, đa dạng hoá nhiều thành phần kinh tế, lấy chợ trung tâm cụm xã làm đầu mối quan trọng thúc đẩy lưu thông hàng hố và dịch vụ về nơng nghiệp (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, vật tư nông nghiệp), mở rộng giao lưu hàng hoá với các huyện bạn, tỉnh bạn. Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển dịch vụ thương mại đến tận làng bản, đưa các mặt hàng thiết yếu đến với đồng bào dân tộc vùng cao, vùng dân tộc ít người.
4.3.4.4 Thực hiện tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn
Thực hiện tốt luật đất đai, khẩn trương thực hiện xong việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân theo luật định, đặc biệt là hoàn thành việc quy hoạch dồn diền, đổi thửa để thuận tiện trong việc sản xuất thâm canh tăng năng suất, sản lượng cây trồng.
Xác lập và hình thành thị trường đất đai, tạo điều kiện cho q trình tích tụ và tập trung ruộng đất- tiền đề quan trọng trong nông nghiệp chuyển mạnh sang sản xuất hàng hố, tạo thế phân cơng lao động mới trong nơng thơn đẩy mạnh q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Tăng cường các chính sách khuyến khích đầu tư khai hoang phục hố (vùng đất gị đồi) để đưa vào sản xuất, không giới hạn quy mô cho các vùng, không phân biệt các thành phần kinh tế, được phép mở rộng trang trại và thuê mướn nhân công, đây là phương pháp phủ xanh đất trống, đồi núi trọc.
Thực hiện các chính sách tài chính, tín dụng theo hướng ưu tiên, hỗ trợ cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện; Chính sách miễn giảm thuế sử dụng đất cho người dân trong sản xuất; Chính sách bảo hộ sản xuất,...