2008 (ha) Diện tích (ha)
4.3.2 Tiềm năng sản xuất nông nghiệp
4.3.2.1 Diện tích đất nơng nghiệp
Một huyện miền núi với địa bàn hiểm trở kéo dài và hẹp, được bao bọc xung quanh là núi nên việc phân bố đất đai không đồng đều đã gây một số khó khăn trong sản xuất. Kết quả điều tra hiện trạng cho thấy: Diện tích đất nông nghiệp của huyện là 94.281,29 ha, chiếm 82,0258% tổng diện tích tự nhiên, với đặc trưng một huyện miền núi cho nên đất lâm nghiệp là 88.772,72 ha, chiếm 77,2333% diện tích tự nhiên, dân số tăng nhanh cộng với sự phát triển của nền kinh tế, điều kiện sản xuất và việc đi lại cịn khó khăn, khả năng canh tác cho hiệu quả thấp trong khi đó đầu tư lại cao, cho đến hiện tại chỉ sản xuất được 2vụ/năm, do đó đất sản xuất nơng nghiệp đang có xu hướng giảm, tồn huyện chỉ có 5.460,80 ha, chiếm 4,7510% diện tích tự nhiên. Bình qn diện tích đất sản xuất nơng nghiệp trên nhân khẩu năm 2008 là 670 m2. Do vậy, phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, xố đói giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm, là phương tiện chủ yếu để nâng cao mức sống người dân. Tăng trưởng kinh tế phải dựa trên nguyên tắc hài hoà xã hội, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường lâu bền.
4.3.2.2 Tiềm năng về cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp và lao động
* Tiềm năng về nguồn nước và hệ thống thuỷ lợi
Tranh thủ vốn đầu tư của dự án giảm nghèo miền Trung, vốn các dự án Chương trình 135, vốn ICCO để nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới các cơng trình thuỷ lợi trên địa bàn, chủ yếu đầu tư các cơng trình tự chảy. Xúc tiến đầu tư xây dựng cụm 4 cơng trình đã được Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thôn quyết định đầu tư, bao gồm: đập Khe Trợ, xã Thuận Hố; Kiên cố hố kênh mương cơng trình Bẹ và đập Hòn Quang, xã Thạch Hoá; đập Giàn Vịng, xã Hương Hố. Tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hố kênh mương với các cơng trình thuỷ nơng cịn lại trên địa bàn huyện trên phương diện nhà nước và nhân dân cùng làm, nhằm thúc đẩy ngành nơng nghiệp phát triển tồn diện, lấy sản xuất lương thực làm trọng tâm, tích cực phát triển các cây cơng nghiệp ngắn và dài ngày, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, tích cực
đầu tư áp dụng tiến bộ khoa học trong sản xuất, bố trí lại cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống cây trồng, kết hợp với các chính sách về đất đai, chính sách về thuế, về tín dụng... để đưa sản xuất trồng trọt trong nông nghiệp từng bước tăng trưởng khá và ổn định.
* Tiềm năng về lao động, thể hiện bảng 4.19:
Bảng 4.19: Dự báo dân số huyện đến năm 2015
Chỉ tiêu ĐVT 2008 2010 2015
Dân số Người 81.414 92.812 102.093
Số hộ Hộ 18.376 20.949 23.044
Lao động Người 43.808 49.941 54.935
Lao động nông nghiệp Người 30.235 34.468 37.915
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 1,20 1,14 1,10
Năm 2008, toàn huyện có dân số là 81.414 người, với 18.376 hộ gia đình, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,20%/năm, số người trong độ tuổi lao động là 43.808 người, trong đó lao động nơng nghiệp là 30.235 người. Căn cứ vào quy luật biến động dân số, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên, phong tục tập quán, phương hướng và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện đến năm 2015, cùng với các chương trình y tế Quốc gia, y tế dự phịng, việc triển khai chương trình dân số kế hoạch hố gia đình được quan tâm sâu sắc đối với người dân trên địa bàn huyện, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, đồng bào theo đạo Thiên chúa giáo. Dựa vào tình hình thực tế, chương trình phát triển của huyện những năm tới và các cơ sở khoa học khác, đề tài đưa ra dự báo về dân số và lao động của huyện Tuyên Hoá đến năm 2010 và 2015 thể hiện qua bảng 4.19.
* Đánh giá chung về những tiềm năng cơ bản của huyện tác động đến sản xuất nông nghiệp:
Chú trọng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào đời sống và sản xuất, coi khoa học kỹ thuật là bước đột phá mới trong quá trình phát triển kinh tế và xố đói
giảm nghèo. Phát triển nơng nghiệp tồn diện, tăng cường đầu tư thâm canh tăng năng suất cây trồng theo hướng hàng hoá. Huy động vốn tập trung khai thác có hiệu quả kinh tế gị đồi, kinh tế hộ gia đình, phát triển các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như: bưởi Phúc Trạch, nhãn, vải và một số cây trồng khác.
Tăng cường công tác quản lý và bảo vệ vốn rừng hiện có, nâng cao tỷ lệ độ che phủ rừng trên địa bàn huyện. Thực hiện tốt các chương trình mục tiêu Quốc gia, các dự án đầu tư từ bên ngoài cho cơng cuộc xố đói giảm nghèo, nâng dần mức sống dân cư, đặc biệt là các xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn.
- Đầu tư ngân sách Nhà nước xây dựng các trạm, trại bảo vệ thực vật, thú y, giống,... phục vụ cho công tác chuyển giao, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Phát triển ổn định lương thực trên cơ sở đầu tư hoàn thiện mạng lưới thuỷ lợi tưới tiêu, đảm bảo ổn định việc tưới tiêu cho các loại cây trồng nhất là cây lúa, ngô. Tiếp tục khai hoang mở rộng diện tích trồng trọt kết hợp vùng gò đồi để trồng các loại cây ăn quả, cây cơng nghiệp ngắn và dài ngày. Có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế vào đầu tư sản xuất nông nghiệp và công nghiệp chế biến, chú trọng cơng tác tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm hàng hố nơng nghiệp.
Cơ sở hạ tầng vẫn còn thiếu thốn, kênh mương, đường điện, đường giao thơng đã bị xuống cấp. Cơng tác duy trì, bảo dưỡng cịn yếu kém chưa được chú trọng nên cơng trình sau khi xây dựng xong đưa vào sử dụng mới được một thời gian đã nhanh chóng xuống cấp, ảnh hưởng rất lớn tới đời sống, sản xuất của người dân.
- Trình độ dân trí chưa đồng đều, lực lượng lao động lớn nhưng chủ yếu là lao động phổ thơng, tỷ lệ lao động có trình độ chun mơn, có tay nghề cịn hạn chế cũng làm hạn chế nhất định trong quá trình áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ sản xuất nông nghiệp.
- Địa bàn có điều kiện tự nhiên khơng thuận lợi, thường xuyên chịu ảnh hưởng của nắng nóng, thiên tai, lũ lụt làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông
nghiệp, công tác xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống người dân. Cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện đang được đẩy mạnh công tác xây dựng cơ bản, hồn thiện cứng hố giao thơng, kiên cố hố kênh mương và các cơng trình khác đáp ứng yêu cầu về đời sống nhân dân và yêu cầu sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế trong giai đoạn mới.
4.3.2.3 Một số định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện Tuyên Hoá
- Phát triển nơng nghiệp nơng thơn tồn diện, coi trọng đảm bảo an ninh lương thực và tăng nhanh nơng sản hàng hố, nhất là hàng hố phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Chuyển dịch cơ cấu theo hướng phát triển mạnh cây công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm, chú trọng công tác giống và thuỷ lợi, đưa các tiến bộ kỹ thuật đến người dân nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và sản lượng nơng sản. Đẩy mạnh chương trình cải tạo đàn gia súc, gia cầm, phát triển ngành nghề trong thôn, tạo việc làm và cải thiện đời sống nông thôn. Đẩy mạnh việc cải tạo và nâng cấp các cơng trình thuỷ lợi, hạ tầng nông thôn. Chú trọng hơn nữa việc chăm sóc và bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ. Tiếp tục đầu tư để phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở các ao hồ, sông suối ở những nơi có điều kiện.
- Phát triển nơng nghiệp tồn diện theo hướng sản xuất đa dạng hoá sản phẩm. Tập trung sản xuất lương thực theo hướng thâm canh, đảm bảo an ninh lương thực. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, sử dụng các loại giống lúa mới năng suất cao, chất lượng tốt thích ứng với địa bàn vào sản xuất đại trà; đặc biệt là giống lúa lai, lúa chất lượng cao, ngô lai, các giống lạc tiến bộ kỹ thuật, giống đậu xanh cao sản. Phát triển mạnh cây công nghiệp, cây ăn quả, cây thực phẩm, quy hoạch những vùng trồng cây cơng nghiệp tập trung trên quỹ đất gị đồi. Chú trọng cải tạo vườn tạp để trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao.
- Phát triển nông nghiệp theo chiều sâu trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu thời vụ, luân canh cây trồng hợp lý, nhằm tăng năng suất, thu nhập trên một đơn vị diện tích; chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với hệ sinh thái, nhu
cầu thị trường, hình thành cơ cấu sản xuất nơng nghiệp phá thế độc canh cây trồng cũ ở địa phương.
- Thực hiện mục tiêu đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính trong nơng nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu về thực phẩm (thịt, trứng) cho con người, đáp ứng sức kéo, cung cấp nguồn phân bón hữu cơ cho sản xuất trồng trọt, đáp ứng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Kết hợp chăn nuôi truyền thống và chăn nuôi theo hướng công nghiệp, phát triển chăn nuôi chủ yếu trong khu vực nông thôn; Đảm bảo thức ăn, giống gia súc, gia cầm. Mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, trạm trại, dịch vụ phòng chữa bệnh. Phấn đấu đến năm 2015 giá trị sản xuất ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng trên 45% trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Khai thác và phát huy tốt ưu thế của vùng gò đồi để đẩy mạnh chăn nuôi đại gia súc, chuyển nhanh sang sản xuất hàng hoá. Khai thác chăn ni trâu bị thương phẩm, thực hiện Sind hố đàn bị nhằm nâng cao tầm vóc và trọng lượng bị bình qn 160- 180 kg/con như hiện nay lên 240- 260 kg/con; phát triển mở rộng các điểm dịch vụ, hướng dẫn chế biến một số nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương và tận dụng phế phụ phẩm ngành trồng trọt (rơm, cây họ đậu... ).
Phát triển chăn nuôi lợn theo hướng sản xuất hàng hoá; thực hiện nạc hoá đàn lợn bằng việc phát triển đàn lợn nái ngoại, tăng cường công tác cung ứng nguồn giống tại chỗ có thể nạc cao, tầm vóc, trọng lượng lớn.
- Khai thác và phát huy có hiệu quả thế mạnh của các vùng có khả năng ni trồng thuỷ sản dọc theo bờ sông Gianh, các vùng thấp trũng, ao hồ,... Ngồi ra, cịn phát huy được tiềm năng lao động cũng như khả năng liên doanh, liên kết phát triển tổng hợp. Bằng mọi hình thức huy động vốn để tăng nhanh kinh phí đầu tư, mở rộng diện tích ni tơm sú, tơm nước lợ, cá lồng bè trên sơng.
Khuyến khích nơng dân ở một số vùng sản xuất lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản. Tận dụng mặt nước sông, suối để phát triển mạnh phong trào nuôi cá nước ngọt trên cơ sở tận dụng nguồn nước tự nhiên. Tăng cường
phổ biến kiến thức về kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản và phòng trừ dịch bệnh, đưa nhanh các loại con giống có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, khai thác. Có kế hoạch sản xuất cung ứng thức ăn cho tôm, cá,... quy hoạch quản lý bảo vệ môi trường các sông, suối trên địa bàn để hạn chế ô nhiễm nguồn nước.
- Kế hoạch phát triển của huyện những năm tới là tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, phát huy nội lực, tranh thủ các chương trình, dự án, sự hỗ trợ đầu tư của nhà nước để phát triển và tăng trưởng kinh tế với cơ cấu nông lâm ngư nghiệp, CN- TTCN, dịch vụ theo hướng CNH- HĐH NNNT. Tổ chức thực hiện 3 chương trình kinh tế trọng điểm của huyện (chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, TTCN và ngành nghề nơng thơn), chương trình xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, xóa mái nhà tranh cho hộ nghèo, kiên cố hoá trường học, dồn điền đổi thửa; chú trọng sản xuất các mặt hàng xuất khẩu, quan tâm phát triển kinh tế xã hội, củng cố an ninh quốc phịng, xây dựng hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh.
4.3.2.4 Định hướng tổng quát cho việc sử dụng đất nơng nghiệp huyện Tun Hố
Thực hiện việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân theo luật định, đặc biệt là hoàn thành việc quy hoạch dồn điền, đổi thửa để thuận tiện trong việc sản xuất thâm canh tăng năng suất, sản lượng cây trồng. Biện pháp phủ xanh đất trống, đồi núi trọc là tăng cường các chính sách khuyến khích đầu tư khai hoang phục hoá để đưa vào sản xuất, các vùng này không giới hạn quy mô sử dụng đất, không phân biệt các thành phần kinh tế, được phép mở trang trại và thuê mướn nhân công.
Trên cơ sở đánh giá hiện trạng sử dụng đất và xác định các loại hình sử dụng đất có triển vọng, kết hợp với những nghiên cứu cụ thể về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng. Định hướng sử dụng đất nơng nghiệp cho huyện Tun Hố đến năm 2015 trên quan điểm là: Đa dạng hố cây trồng, vật ni, phù hợp với đặc điểm của từng loại hình sử dụng đất, với điều kiện sinh thái của mỗi khu vực và yêu cầu phát triển kinh tế hàng hoá của địa phương nhằm khai
thác có hiệu quả nhất tiềm năng đất đai, lao động có trên địa bàn.
Khai thác mọi tiềm năng thế mạnh về đất đai, và vốn để phát triển sản xuất nông nghiệp. Tập trung cải tạo đất, cải tạo hệ thống thuỷ lợi toàn diện để chủ động trong việc tưới tiêu nước. Bố trí sử dụng đất nơng nghiệp có hiệu quả cao, tăng hệ số sử dụng đất canh tác bằng biện pháp thực hiện thâm canh, tăng vụ nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.