Yếu tố kinh tế
Bảng 2 22 Tổng hợp chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội Việt Nam
(Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2020)
Nhận xét: Theo phân tích tại bảng 2 22 tác giả nhận thấy chỉ số GDP bình quân trên đầu người trong năm 2020 là 2 587 USD/một năm tăng hơn so với năm 2019, tương ứng như vậy thì tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP cũng tăng cụ thể năm 2019 là 6,81% thì trong năm 2020 tăng là 7,08 Từ số liệu trên cho thấy nền kinh tế Việt Nam đã có sự chuyển biến tích cực, hầu hết các chỉ tiêu kinh tế xã hội đều đạt hoặc vượt mục tiêu đây là một bức tranh sinh động thể hiện nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển năng động với các chính sách kinh tế mở và những mô hình kinh tế mới được đưa ra phù hợp với tình hình phát triển chung của thế giới đã thúc đẩy nhiều doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh mới
Như vậy nhu cầu sử dụng đồ gỗ và sản phẩm đồ gỗ trong các công trình và các hộ gia đình trong những năm gần đây đã đem đến nhiều cơ hội phát triển cho công ty TNHH Mai Tiến Phát cũng như các công ty trong ngành xây dựng Về cơ bản, mức tăng trưởng, lạm phát luôn ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị; và đương nhiên, ảnh hưởng đến công tác quản trị nguồn nhân lực của các DN
Chỉ tiêu đánh giá Đơn vị tính Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
GDP bình quân trên đầu người USD 2 215 2 385 2 587
Tốc độ tăng trưởng GDP % 6,21 6,81 7,08
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài Tỷ USD 24,3 35,88 35,46
Tổng thu ngân sách Nghìn tỷ đồng 1 094 1 300 1 420
Yếu tố Chính trị - Pháp luật
Sự ra đời của các Bộ Luật tạo thuận lợi giúp cho cả công ty và người lao động Bên cạnh đó, việc Nhà nước thường xuyên đưa ra qui định mức lương tối thiểu theo xu thế tăng dần hàng năm dẫn đến chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh tăng trong khi đó giá thành không tăng hoặc tăng không bằng tốc độ tăng lương, vì thế sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình tài chính cũng như các chính sách để thu hút, và duy trì nguồn nhân lực Tình hình chính trị ổn định giúp DN thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh doanh, xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực lâu dài
Đặc biệt từ khi có Quyết định số Số: 2728/QĐ-BNN-CB Của Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Ngày 31/10/2012 về Phê Duyệt “Quy Hoạch Công
Nghiệp Chế Biến Gỗ Việt Nam Đến Năm 2025 Và Định Hướng Đến Năm 2030” Thì hệ thống cơ chế chính sách đã tiếp tục được hoàn thiện các lĩnh vực của ngành gỗ, các văn bản quy phạm pháp luật đã được tập trung nghiên cứu, xây dựng và ban hành kịp thời, đồng bộ, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước Tư duy đổi mới, cải cách hành chính đã làm rõ hơn trách nhiệm của các cấp, các ngành và các chủ thể tham gia đầu tư xây dựng, tạo động lực thúc đẩy các hoạt động đầu tư, xây dựng phát triển ngày càng rộng lớn, đa dạng và đảm bảo chất lượng
Yếu tố Khoa học Công nghệ
Các doanh nghiệp có nhiều cơ hội tiếp cận với sự tiến bộ của khoa học công nghệ mới; hình thành những ngành sản xuất với đội ngũ lao động có trình độ tri thức cao, khả năng làm việc tốt phù hợp với khoa học và công nghệ mới Việc thay đổi công nghệ tác động nhiều đến hoạt động sản xuất, ảnh hưởng đến việc bố trí, nâng cao trình độ cho NLĐ, gây nhiều áp lực cho quản trị nguồn nhân lực Việc áp dụng máy móc thiết bị trên dây chuyền hiện đại dẫn đến phải đào tạo và đào tạo lại, có xu hướng thay thế lao động chân tay bằng máy móc, NLĐ có nguy cơ mất việc
Những xu hướng trong công nghệ được thể hiện như sau: Sự tăng tốc của việc thay đổi công nghệ
Những cơ hội đổi mới vô hạn
Thay đổi ngân sách nghiên cứu và phát triển
Quy định về thay đổi công nghệ ngày càng chặt chẽ
Như vậy yếu tố về khoa học công nghệ ảnh hưởng tích cực đến ngành gỗ vì một công ty có quy trình sản xuất hiện đại và tiến bộ, áp dụng khoa học công nghệ mới là đúng với yêu cầu chính sách, mục tiêu quản trị chất lượng
Yếu tố văn hóa xã hội
Hành vi mua sắm của người tiêu dùng đối với mặt hàng đồ gỗ được chi phối bởi một số khái niệm như: Chất lượng cuộc sống, sở thích, phong cách trang trí nhà cửa, trình độ học vấn,… Người tiêu dùng có thể chuyển sang sử dụng các sản phẩm thẩm mỹ, đáp ứng đời sống tinh thần, được tạo nên bởi bốn động thái (1) Giá trị hơn giá cả, (2) Động lực trí tuệ, (3) Tinh thần hơn vật chất, (4) Lương tâm, coi trọng vấn đề bảo vệ môi trường, xã hội
Nhiều hộ gia đình mới được hình thành là một động lực quan trọng cho thị trường đồ gỗ gia dụng phát triển Tuy số hộ gia đình tăng lên nhưng do tỷ lệ ly hôn tăng, tỷ lệ kết hôn lại có xu hướng giảm khiến cho quy mô các hộ gia đình
ngày càng nhỏ đi vì người dân có ít con cái hơn hoặc có nhiều người sống độc thân hơn
Bên cạnh đó dân số Việt Nam đạt đến ngưỡng 98 triệu dân năm 2018, thị trường đồ gỗ Việt Nam có tiềm năng to lớn do đời sống người dân ngày càng được nâng cao Sức tiêu thụ các mặt hàng gỗ gia dụng, trang trí nội thất đang gia tăng mạnh mẽ
Có thể nói yếu tố văn hoá có ảnh hưởng lớn đến môi trường làm việc của công ty do văn hoá của người lao động đến từ các vùng miền khác nhau, và phong cách làm việc thiếu chuyên nghiệp, sự hoà đồng phải có thời gian dài để gắn kết mọi người với nhau cùng phát triển
Dân số và lực lượng lao động
Với số lượng doanh nghiệp lớn nên việc thu hút nguồn nhân lực vô cùng khó khăn, doanh nghiệp khó có thể tuyển được lao động có trình độ chuyên môn đáp ứng được yêu cầu công việc, phần lớn lao động làm việc tại công ty đều đến từ các tỉnh thành ở miền Trung và miền Bắc Đồng Nai có 2 768 triệu dân, độ tuổi lao động 1 598 triệu người Đồng Nai là một tỉnh công nghiệp, có đến 32 CN và cụm công nghiệp nên hàng năm cần tuyển dụng một số lượng lớn lao động làm việc cho các doanh nghiệp tại đây nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu hút lao động do nguồn lao động tại Đồng Nai không đủ
2 5 1 2 Các ảnh hưởng của môi trường vi mô
Đối thủ cạnh tranh: Các đối thủ trong ngành của Công ty tập trung vào nâng cao khả năng công nghệ, cải tiến mẫu mã và hạ giá thành sản phẩm Việc đa dạng hóa các sản phẩm được các Công ty trong ngành rất chú trọng Tuy nhiên, do năng lực thiết kế yếu nên các mẫu mới được khách hàng chấp nhận còn hạn chế Việc sản xuất hàng nội thất mang lại nhiều lợi nhuận hơn và hiện nay các đối thủ đang có xu hướng tăng cường sản xuất hàng nội thất để đa dạng hóa sản phẩm và đảm bảo tính ổn định sản xuất, khắc phục tính mùa vụ các dn nội thất
Hiện nay việc xuất khẩu gặp nhiều khó khăn nên các doanh nghiệp đang tập trung kinh doanh vào thị trường nội địa Do đó sản phẩm của công ty TNHH Mai Tiến Phát đang phải cạnh tranh với cả hàng trong nước cụ thể như:
- Công ty Cổ Phần Tân Vĩnh Cửu: Tổng diện tích nhà máy rộng trên 525 000m2 với năng lực sản xuất 300 000m3/năm Diện tích nhà kho chứa đến 100 000m3 gỗ, trữ lượng trong kho luôn dồi dào đáp ứng kịp thời tất cả các đơn hàng của khách hàng ở bất kỳ thời điểm nào Cơ sở vật chất, máy móc thiết bị tại Công ty được trang bị hiện đại, để sản xuất ra những sản phẩm chất lượng và đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng ở mức cao nhất Có hệ thống phân phối lớn, hơn 200 showroom đồng bộ trải dài từ Bắc vào Nam, tại khắp các tỉnh thành trong cả nước
- Công ty TNHH MTV Lâm Hoàng Phát: Năng lực sản xuất: diện tích hơn 255 000 m2 Cơ sở vật chất & thiết bị của nhà máy được trang bị với các máy móc, thiết bị xử lí gỗ chuyên nghiệp và hiện đại, Công ty đang có hệ thống đại lý phân phối ở 10 tỉnh thành trên cả nước: Hà Nội, Bình Định, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Hà Nam, Thanh Hoá, An Giang, Nam Định, Phú Yên, Bà Rịa Vũng Tàu
Đối thủ tiềm ẩn: Ngành kinh doanh sản xuất đồ gỗ nội thất đòi hỏi trình độ kỹ thuật và mức độ hiểu biết sâu và rộng Những doanh nghiệp kinh doanh lâu năm trong ngành sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu Đây là một lợi thế của các doanh nghiệp trong ngành với các doanh nghiệp ngoài ngành đang có ý định gia nhập Khả năng tiếp cận với nguồn nguyên liệu đầu vào của các doanh nghiệp lâu năm cũng dễ dàng hơn Nhờ vậy, họ có thể tiết kiệm được chi phí biến đổi Bên cạnh đó, khi sản xuất với quy mô tăng lên, doanh nghiệp cũng đạt được hiệu quả kinh tế theo quy mô Những thành tố này góp phần giảm sức ép của đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn với doanh nghiệp trong ngành Thị trường đồ gỗ trong nước thường do doanh nghiệp nhỏ, làng nghề thủ công, thậm chí “thợ làng” cung ứng trực tiếp cho người tiêu dùng Còn các doanh nghiệp lớn mải mê cho việc xuất khẩu nên chỉ chú ý đến sản phẩm gỗ ngoại thất, trong khi do đặc thù khí hậu tại Việt Nam và thói quen tiêu dùng thì thị trường nội địa chủ yếu là tiêu thụ đồ gỗ nội thất Điều này đã tạo nên khoảng trống trên thị trường cho các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn thâm nhập
Khách hàng: Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành và ảnh hưởng tới hoạt động QTNNL của công ty và hiện nay khách hàng của công ty chia làm 2 nhóm chính như sau:
- Khách hàng người tiêu dùng: Người dân Việt Nam hiện nay đang có 2 xu hướng: Một là nhóm khách hàng tâm lý chuộng đồ ngoại, giá cao nhưng chất lượng tốt; hai là nhóm khách hàng có tâm lý dùng hàng nội địa Tuy vậy ranh giới phân chia 2 nhóm khách hàng này không rõ ràng Họ vẫn có một yêu cầu chung đó là: chất lượng đảm bảo, kiểu dáng đa dạng và phù hợp Và mặc dù trong nước đang có
xu hướng hạn chế chi tiêu nhưng nhu cầu sử dụng đồ gỗ nội thất tại thị trường Việt không hề giảm
- Khách hàng là các tổ chức: Khách hàng tổ chức của Công ty là các doanh nghiệp có nhu cầu mua với số lượng lớn để trang trí nội thất cho doanh nghiệp của mình và các Công ty phân phối đồ gỗ mua với số lượng lớn để phân phối lại đến người tiêu dùng Đây là khách hàng là các tổ chức quan trọng của công ty TNHH Mai Tiến Phát trên thị trường Việt Nam Tuy có số lượng ít, nhưng khối lượng mua của mỗi khách hàng này lại rất lớn hoạt động trên các địa bàn tách biệt như vậy, các khách hàng tổ chức này hoàn toàn có khả năng liên kết với nhau nhằm gây áp lực với công ty
Nhà cung cấp: Công ty có nhiều đối tác để hỗ trợ trong việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ của Công ty, Nguồn nguyên liệu gỗ của Công ty được thu mua theo 2 nguồn: Một phần từ trong nước như thu mua Tràm từ các Công ty lâm nghiệp, hộ gia đình huyện Vĩnh Cửu, chiếm khoảng 40% nguyên liệu đầu vào và nguồn thứ 2 là nhập khẩu các loại gỗ sồi, thông từ các nước Mỹ, New Zealand chiếm đến 60% Điều này cho thấy mức độ phụ thuộc nguyên liệu đầu vào là từ nước ngoài lớn do nguồn nguyên liệu trong nước chưa chủ động được Vậy, trong thời gian tới Công ty cần mở rộng thu mua và phát triển, tự chủ nguồn nguyên liệu gỗ trong nước
Những năm gần đây áp lực chi phí đầu vào ngày càng tăng dẫn đến giá gỗ nguyên liệu tăng vì gỗ sử dụng sản xuất phải chứng minh rõ nguồn gốc, có chứng chỉ chứng minh gỗ hợp pháp Mặt khác chi phí nhiên liệu tăng nên cước phí vận chuyển cao làm cho giá thành sản phẩm có xu hướng tăng lên
Ngoài các nhà cung cấp gỗ thì Công ty cũng có quan hệ khá chặt chẽ với các nhà cung cấp: Sơn PU, kính, hàng kim khí, bao bì carton, mút xốp Công ty đã chọn lọc những nhà cung cấp uy tín, chất lượng cao tại Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh nên chất lượng đầu vào được đảm bảo
Sản phẩm thay thế: Đối với sản phẩm đồ gỗ nội thất, sản phẩm thay thế bắt buộc phải kể đến là đồ mỹ nghệ làm từ các vật liệu như tre nứa, cói, lục bình
và bẹ chuối Nắm bắt xu hướng của người tiêu dùng thích các sản phẩm làm từ nguyên liệu tự nhiên, gần gũi với thiên nhiên, nhiều cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ ứng dụng công nghệ, dùng các vật liệu tre, nứa, cói, lục bình, bẹ chuối… để sản xuất nhiều sản phẩm nội thất, đồ dùng gia đình Những sản phẩm này đã và đang là mối đe dọa đối thủ cạnh tranh với các doanh nghiệp kinh doanh đồ gỗ nội thất Đặc biệt khi phân tích mối quan hệ thay thế giữa đồ gỗ nội thất và các đồ nội thất không làm từ gỗ, phải kể đến một chỉ báo quan trọng - độ co giãn chéo Do các sản phẩm có khả năng thay thế cho nhau nên chúng cạnh tranh với nhau để được khách hàng lựa chọn
Giá của sản phẩm thay thế giảm đi thì cầu cho sản phẩm đang xem xét cũng giảm Điều này hoàn toàn tương ứng với trường hợp của sản phẩm đồ gỗ nội thất Trong những năm gần đây, giá bán của các sản phẩm đồ nội thất làm từ các nguyên liệu như tre, nứa… có xu hướng giảm mạnh Xu hướng này đã ảnh hưởng không nhỏ đến nhu cầu của thị trường đối với đồ gỗ nội thất, gây không ít thách thức cho các doanh nghiệp kinh doanh loại sản phẩm này
2 5 2 Ảnh hưởng các yếu tố bên trong
Sứ mệnh, mục tiêu của công ty: Mỗi bộ phận trong công ty cần phải hiểu rõ mục tiêu chiến lược kinh doanh của công ty cũng như mục tiêu riêng của từng bộ phận mục tiêu chiến lược kinh doanh của công ty TNHH Mai Tiến Phát hiện nay chính là sản xuất và đảm bảo chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh Chính vì vậy, công ty cần phải đào tạo một đội ngũ nhân viên có kỹ năng, trình độ kỹ thuật cao nhằm đạt dược những mục tiệu chiến lược đã đặt ra, những sản phẩm có chất lượng tương xứng với thương hiệu của công ty cũng như có tính nổi bật sáng tạo và mang nhiều tinh hoa hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác
Chiến lược kinh doanh: Ban lãnh đạo công ty xác định muốn có một chiến lược kinh doanh tốt cần phải có nhiều cá nhân xuất sắc, nhiệt huyết trong công việc do đó công ty đã chú trọng xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực, đào tạo đội ngũ chuyên gia giỏi, nhân viên lành nghề và trọng dụng nhân tài, tăng cường khả năng thích ứng với sự biến đổi từ môi trường bên trong và bên ngoài doanh
nghiệp Mặt khác, công ty xem nhu cầu thực tế của khách hàng là nền tảng cho việc xây dựng chiến lược kinh doanh của mình, với mong muốn mang lại nhiều giá trị gia tăng cao cho khách hàng của mình, nhằm nâng cao sự hài lòng của khách hàng