Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm cơ bản của huyện gia bình, tỉnh bắc ninh
3.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu/thông tin
3.2.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp
Đề tài thu thập các thông tin thứ cấp thông qua các luồng chính:
+ Hệ thống văn bản pháp luật, quy định, chính sách hiện hành, văn bản chỉ đạo của tỉnh và huyện về công tác quản lý XDCB.
+ Giáo trình chuyên ngành, tài liệu tham khảo có liên quan tới công tác quản lý XDCB từ nguồn vốn NSNN.
+ Nguồn dữ liệu thực tế thu thập chủ yếu từ Phòng tổng hợp quy hoạch của Sở Kế hoạch đầu tư, Phòng Tài chính – Kế hoạch (Tài chính –KH), Phòng Kinh tế - hạ tầng (Kinh tế -HT), Ban Quản lý dự án huyện, Kho bạc nhà nước (KBNN) và các đơn vị có liên quan trên địa bàn. Kết luận thanh tra, kiểm toán về hoạt động đầu tư XDCB trên địa bàn được thực hiện trong giai đoạn nghiên cứu. Các báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện XDCB hằng năm, các nghiên cứu đã được thực hiện.
3.2.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp
- Nguồn dữ liệu sơ cấp: Thông qua phân tích ý kiến, kết luận của các đơn vị chủ quản, đánh giá nhận xét của các cơ quan có liên quan trong quá trình thực hiện quản lý XDCB. Điều tra khảo sát bằng tập câu hỏi (Có phiếu điều tra kèm theo).
Bảng 3.1. Số lượng mẫu điều tra
STT Đơn vị điều tra Số lượng mẫu điều tra
I Đại diện chủ đầu tư 36
1 UBND huyện Gia Bình 5
2 Kho bạc Nhà nước huyện Gia Bình 4
3 Ban quản lý dự án 5
4 Phòng Tài chính kế hoạch 5 5 Phòng Kinh tế Hạ tầng 5 6 Phòng Tài nguyên và Môi trường 4
7 Thanh tra huyện 4
8 Ban Giải phóng mặt bằng 4 II Đại diện các đơn vị thi công 56 1 Cán bộ quản lý, lãnh đạo 14 2 Cán bộ chuyên môn kế toán tài chính 14 3 Cán bộ thực hiện công trình 28 III Nguời hưởng thụ công trình 28
Căn cứ vào tổng số lượng lãnh đạo, cán bộ, công chức trên địa bàn huyện, căn cứ vào phân công nhiệm vụ đuợc giao của từng nguời; Để đảm bảo tính khách quan trong quá trình chọn mẫu điều tra, tác giả chọn toàn bộ các lãnh đạo, cán bộ tham gia trực tiếp vào quá trình quản lý vốn ngân sách đầu tư XDCB trên địa bàn huyện là đối tuợng điều tra, Cụ thể: Đối với UBND huyện: 05 phiếu điều tra gửi Chủ tịch, 02 Phó Chủ tịch, Chánh Văn phòng, và cán bộ làm công tác kế toán. Đối với mỗi cơ quan đại diện chủ đầu tư, nghiên cứu sẽ tiến hành phỏng vấn, xin ý kiến của 02 lãnh đạo, quản lý cơ quan và từ 02 đến 04 cán bộ có nhiệm vụ công tác liên quan đến quản lý vốn đầu tư XDCB của huyện. Đối với các đơn vị thi công, đề tài sẽ lựa chọn ngẫu nhiên ra 14 đơn vị thi công đang thực hiện các dự án XDCB trên địa bàn 14 xã, thị trấn để khảo sát. Cụ thể trong đó, mỗi đơn vị đề tài tiến hành phỏng vấn 01 lãnh đạo công ty; 01 cán bộ chuyên môn kế toán tài chính có lên quan đến công tác quản lý vốn XDCB của đơn vị, và 01 cán bộ đại diện người trực tiếp thực hiện xây dựng công trình trên địa bàn huyện.
Nội dung thu thập:
- Đánh giá về công tác lập, giao kế hoạch đầu tư cho các phòng ban, đơn vị ở huyện
- Đánh giá công tác quản lý nguồn vốn Ngân sách cho đầu tư XDCB - Đánh giá về mức độ hài lòng của người dân địa phương
- Đánh giá về công tác thanh tra, kiểm tra công tác quản lý NSNN