Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm cơ bản của huyện gia bình, tỉnh bắc ninh
3.1.3. Đặc điểm kinh tế
3.1.3.1. Tổng giá trị sản xuất
Trong những năm gần đây cùng với nhịp độ phát triển chung của cả tỉnh, kinh tế huyện Gia Bình đã có bước tăng trưởng khá ổn định và vững chắc; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2014 - 2016 là 10,4%, trong đó tốc độ tăng trưởng năm 2014 tăng 10,3% và năm 2016 tăng 10,5%.
Năm 2016, Tổng sản phẩm xã hội (GDP) tính theo giá cố đinh năm 1994 đạt 627, 380 tỷ đồng, trong đó: khu vực nơng nghiệp - lâm nghiệp đạt 201,693 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 32,1%, khu vực công nghiệp - xây dựng đạt 181,837 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 29%, khu vực thương mại - dịch vụ đạt 243,850 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 38,9%.
3.1.3.2. Cơ cấu kinh tế
Trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2016 cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng các ngành trong khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực thương mại - dịch vụ tăng đều, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm dần.
- Cơ cấu khu vực công nghiệp - xây dựng đã tăng dần từ 32,9% năm 2014 lên 34,1% năm 2016.
- Cơ cấu khu vực thương mại - dịch vụ cũng tăng đều từ 27,1% năm 2014 lên 31,2% năm 2016.
- Cơ cấu khu vực nông nghiệp - lâm nghiệp giảm dần từ 40% năm 2014 xuống 34,7% năm 2016.
3.1.3.3. Cơ sở hạ tầng
Hệ thống giao thông: Mạng lưới giao thơng phân bố tương đối hợp lý và được hình thành từ nhiều năm trước đây.
- Đường bộ: có 4 đường tỉnh lộ (280, 282, 284, 285) dài trên 40km, chất lượng thấp, nền đường, mặt đường hẹp, đạt tiêu chuẩn đường cấp 4, cấp 5 đồng
bằng. Hệ thống đường huyện, đường xã và đường nội thị đã bê tơng hố, trải nhựa trên 20% chiều dài các tuyến, còn lại là đường cấp phối đá dăm, đường đất, đạt cấp 6 đồng bằng.
- Đường sơng: có tuyến đường thuỷ sơng Đuống và cảng vật liệu Cao Đức, nhiều bến bãi xếp dỡ vật liệu, có 10 bến đị dọc theo các tuyến sông đảm bảo lưu chuyển hành khách được thuận tiện trong khu vực.
- Cầu Bình Than vượt sơng Đuống nối TL282 huyện Gia Bình với Quốc lộ 18 tạo thành hệ thống giao thơng nối liền Gia Bình với Hải Dương, Hải Phòng và Quảng Ninh, là tiền đề rất tốt cho phát triển kinh tế của huyện
* Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội đến hoạt động quản lý vốn ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện
- Thuận lợi:
+ Địa bàn có địa hình tương đối bằng phẳng, địa chất ổn định, chủ yếu là đất liền thổ, thuận lợi cho việc khảo sát địa chất xây dựng.
+ Nguồn tài nguyên phong phú, do hệ thống sơng ngịi nhiều tạo điều kiện cho quá trình khai thác cát, sỏi với trữ lượng lớn cung cấp vật liệu xây dựng. Trên địa bàn huyện, có nhiều cơ sở sản xuất gạch xi măng, gạch nung, cùng với nhiều bến bãi tập kết vật liệu thuận tiện cho quá trình vận chuyển và xây dựng thi cơng cơng trình.
+ Diện tích đất nơng nghiệp còn khá lớn, thuận lợi cho việc quy hoạch, chuẩn bị mặt bằng thi cơng cũng như cơng tác giải phóng mặt bằng.
+ Mạng lưới giao thông trên địa bàn huyện thuận tiện: có 4 đường tỉnh lộ (280, 282, 284, 285) dài trên 40km; Cầu Bình Than vượt sơng Đuống nối TL282 huyện Gia Bình với Quốc lộ 18 tạo thành hệ thống giao thơng nối liền Gia Bình với Hải Dương, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển, giao lưu kinh tế giữa các địa phương với nhau. Tuyến đường thuỷ sông Đuống và cảng vật liệu Cao Đức, nhiều bến bãi xếp dỡ vật liệu, có 10 bến đị dọc theo các tuyến sơng đảm bảo lưu chuyển hàng hóa, vật liệu, hành khách dễ dàng.
+ Nhìn chung địa hình của huyện thuận lợi cho việc phát triển mạng lưới giao thông, thủy lợi, xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng mạng lưới khu dân cư, các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và kiến thiết đồng ruộng tạo ra những vùng chuyên canh lúa chất lượng cao, phát triển rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày.
+Tốc độ tăng trưởng kinh tế đã thu được những kết quả to lớn, thu nhập bình quân đầu người hàng năm ngày càng được nâng lên, do đó địa phương tận dụng được nhiều nguồn vốn khác nhau, tạo sự chủ động nguồn vốn đối ứng của địa phương trong quá trình XDCB, đặc biệt các nguồn thu từ đất, đảm bảo kịp thời đáp ứng tiến độ thi công theo đúng kế hoạch, tạo tiền đề giải quyết nhanh nợ đọng XDCB của đia phương.
- Khó khăn:
+ Địa phương có nhiều ao hồ, nên trong quá trình thi cơng, để mở rộng diện tích xây dựng đôi khi phải san lấp mặt bằng, đồng thời phải xây dựng hệ thống kè chống sụt lún, bảo vệ kết cấu cơng trình vận hành về sau.
+ Đặc biệt do khí hậu, nhiệt đới, mưa lớn tập trung theo mùa gây hưởng tới tiến độ thi công cũng như chất lượng cơng trình, đặc biệt là các cơng trình giao thơng nơng thơn, kênh mương thủy lợi.
+ Trên địa bàn, cịn nhiều xã khó khăn, khơng có khả năng đối ứng vốn thi cơng, phần lớn phụ thuộc vào hỗ trợ của ngân sách cấp trên gây khó khăn cho việc thực hiện kế hoạch đầu tư công của địa phương.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Đây là một nghiên cứu đánh giá sau dự án, để thu thập đầy đủ số liệu, đánh giá liên quan đến công tác quản lý vốn ngân sách cho đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Gia Bình, Tác giả lựa chọn khảo sát 120 mẫu điều tra đại diện cho cán bộ thuộc các phòng ban của huyện Gia Bình (Đại diện cho chủ đầu tư); các doanh nghiệp đang triển khai thực hiện các dự án xây dựng cơ bản; và đơn vị sử dụng các cơng trình XDCB trên địa bàn huyện Gia Bình. Thơng qua phân tích ý kiến, kết luận của các đơn vị chủ quản, đánh giá nhận xét của các cơ quan có liên quan trong q trình thực hiện quản lý vốn ngân sách đầu tư XDCB.
3.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu/thông tin
3.2.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp
Đề tài thu thập các thông tin thứ cấp thơng qua các luồng chính:
+ Hệ thống văn bản pháp luật, quy định, chính sách hiện hành, văn bản chỉ đạo của tỉnh và huyện về công tác quản lý XDCB.
+ Giáo trình chuyên ngành, tài liệu tham khảo có liên quan tới cơng tác quản lý XDCB từ nguồn vốn NSNN.
+ Nguồn dữ liệu thực tế thu thập chủ yếu từ Phòng tổng hợp quy hoạch của Sở Kế hoạch đầu tư, Phịng Tài chính – Kế hoạch (Tài chính –KH), Phịng Kinh tế - hạ tầng (Kinh tế -HT), Ban Quản lý dự án huyện, Kho bạc nhà nước (KBNN) và các đơn vị có liên quan trên địa bàn. Kết luận thanh tra, kiểm toán về hoạt động đầu tư XDCB trên địa bàn được thực hiện trong giai đoạn nghiên cứu. Các báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện XDCB hằng năm, các nghiên cứu đã được thực hiện.
3.2.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp
- Nguồn dữ liệu sơ cấp: Thơng qua phân tích ý kiến, kết luận của các đơn vị chủ quản, đánh giá nhận xét của các cơ quan có liên quan trong q trình thực hiện quản lý XDCB. Điều tra khảo sát bằng tập câu hỏi (Có phiếu điều tra kèm theo).
Bảng 3.1. Số lượng mẫu điều tra
STT Đơn vị điều tra Số lượng mẫu điều tra
I Đại diện chủ đầu tư 36
1 UBND huyện Gia Bình 5
2 Kho bạc Nhà nước huyện Gia Bình 4
3 Ban quản lý dự án 5
4 Phịng Tài chính kế hoạch 5 5 Phòng Kinh tế Hạ tầng 5 6 Phịng Tài ngun và Mơi trường 4
7 Thanh tra huyện 4
8 Ban Giải phóng mặt bằng 4 II Đại diện các đơn vị thi công 56 1 Cán bộ quản lý, lãnh đạo 14 2 Cán bộ chun mơn kế tốn tài chính 14 3 Cán bộ thực hiện cơng trình 28 III Nguời hưởng thụ cơng trình 28
Căn cứ vào tổng số lượng lãnh đạo, cán bộ, công chức trên địa bàn huyện, căn cứ vào phân công nhiệm vụ đuợc giao của từng nguời; Để đảm bảo tính khách quan trong quá trình chọn mẫu điều tra, tác giả chọn toàn bộ các lãnh đạo, cán bộ tham gia trực tiếp vào quá trình quản lý vốn ngân sách đầu tư XDCB trên địa bàn huyện là đối tuợng điều tra, Cụ thể: Đối với UBND huyện: 05 phiếu điều tra gửi Chủ tịch, 02 Phó Chủ tịch, Chánh Văn phịng, và cán bộ làm cơng tác kế tốn. Đối với mỗi cơ quan đại diện chủ đầu tư, nghiên cứu sẽ tiến hành phỏng vấn, xin ý kiến của 02 lãnh đạo, quản lý cơ quan và từ 02 đến 04 cán bộ có nhiệm vụ cơng tác liên quan đến quản lý vốn đầu tư XDCB của huyện. Đối với các đơn vị thi công, đề tài sẽ lựa chọn ngẫu nhiên ra 14 đơn vị thi công đang thực hiện các dự án XDCB trên địa bàn 14 xã, thị trấn để khảo sát. Cụ thể trong đó, mỗi đơn vị đề tài tiến hành phỏng vấn 01 lãnh đạo công ty; 01 cán bộ chun mơn kế tốn tài chính có lên quan đến cơng tác quản lý vốn XDCB của đơn vị, và 01 cán bộ đại diện người trực tiếp thực hiện xây dựng cơng trình trên địa bàn huyện.
Nội dung thu thập:
- Đánh giá về công tác lập, giao kế hoạch đầu tư cho các phòng ban, đơn vị ở huyện
- Đánh giá công tác quản lý nguồn vốn Ngân sách cho đầu tư XDCB - Đánh giá về mức độ hài lòng của người dân địa phương
- Đánh giá về công tác thanh tra, kiểm tra cơng tác quản lý NSNN
3.2.3. Phương pháp phân tích thông tin, số liệu
3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp này được vận dụng trong chọn điểm nghiên cứu, phân tổ thống kê các loại lao động bao gồm: Loại hình doanh nghiệp, loại cơng trình, dự án đầu tư XDCB, cán bộ quản lý vốn đầu tư XDCB phân theo giới tính, độ tuổi, trình độ chun mơn. Phương pháp này cũng dùng để lựa chọn các tiêu thức để so sánh và phân tích như loại cơng trình, dự án XDCB ưu tiên, thời gian giải ngân vốn, khối lượng vốn đầu tư…
3.2.3.2. Phương pháp thống kê so sánh
Công tác quản lý vốn đầu tư XDCB nguồn NSNN được nghiên cứu trong đề tài sẽ được so sánh thông qua phương pháp thống kê so sánh nhằm chỉ ra sự
khác biệt về kết quả bố trí vốn đầu tư XDCB theo các năm.
So sánh thực hiện với kế hoạch vốn đầu tư XDCB theo các năm và theo các lĩnh vực, ngành kinh tế.....
So sánh số liệu năm nay với số liệu năm trước giúp ta biết được nhịp độ biến động như: tốc độ phát triển (so sánh 2016/2015; 2015/2014) và bình quân.
Phân tích so sánh sự khác biệt về các vấn đề có liên quan, những vấn đề phát sinh trong công tác quản lý vốn đầu tư XDCB nguồn NSNN.Từ đó đưa ra kết luận có căn cứ khoa học cho các giải pháp đồng thời đưa ra các khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư XDCB nguồn NSNN đối với huyện Gia Bình.
Với đề tài nêu trên, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính như phương pháp tổng hợp, thu thập thông tin số liệu từ các nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp, từ đó phân tích đánh giá kết luận và đề ra giải pháp.
3.2.3.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
a. Mức tăng, giảm đầu tư XDCB năm nay so với năm trước:
Mức tăng, giảm đầu tư vốn XDCB
= Vốn đầu tư XDCB năm nay - Vốn đầu tư XDCB năm trước
b. Tốc độ phát triển vốn đầu tư XDCB so với năm trước:
Tốc độ phát triển (%) =
Vốn đầu tư XDCB năm nay - Vốn đầu tư XDCB năm trước
x100 Vốn đầu tư XDCB năm trước
c. Tỷ lệ thực hiện vốn so với kế hoạch vốn hàng năm:
Tỷ lệ thực hiện vốn đầu tư XDCB (%)
=
Vốn XDCB thực hiện năm nay
x100 Tổng vốn XDCB giao kế hoạch năm nay
e. Cơ cấu phân bổ vốn đầu tư cho các cơng trình XDCB:
Cơ cấu phân bổ
vốn (%) =
Vốn đầu tư XDCB của cơng trình
x100 Tổng vốn đầu tư XDCB của cơng trình
f. Giá trị vốn cịn nợ chưa thanh tốn cho các cơng trình XDCB (Nợ XDCB)
Giá trị vốn cịn nợ = Giá trị vốn đã quyết tốn – Giá trị vốn đã thanh toán
g. Tỷ lệ vốn tiết kiệm so với dự tốn các cơng trình hồn thành
Tỷ lệ vốn tiết kiệm (%) =
Giá trị quyết toán được duyệt
x100 Giá trị đề nghị quyết toán
h. Tỷ lệ ý kiến trả lợi đánh giá về công tá quản lý vốn ĐTXDCB
Tỷ lệ ý kiến trả
lời (%) =
Số lượng ý kiến trả lời
x 100 Tổng số ý kiến trả lời
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN NGÂN SÁCH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN Ở HUYỆN GIA BÌNH, TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2014 -2016 CƠ BẢN Ở HUYỆN GIA BÌNH, TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2014 -2016 4.1.1. Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách ở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, giai đoạn 2014 - 2016
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự chỉ đạo về chuyên môn của các Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài chính, Sở Giao thơng Vận tải, Sở Nơng nghiệp &PTNT, huyện Gia Bình đã thực hiện tốt công tác quản lý đầu tư, sử dụng có hiệu quả và đúng mục đích các nguồn vốn hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn. Hoạt động đầu tư XDCB luôn luôn được các cấp quản lý nhà nước từ tỉnh tới huyện quan tâm và bố trí các nguồn vốn cho đầu tư.
Bảng 4.1. Tổng số dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Gia Bình giai đoạn 2014 - 2016
STT Tên hạng mục cơng trình Số lượng
cơng trình Tổng vốn đầu tư (Tỷ đồng) Theo cấp quản lý 1 Cấp huyện quản lý 18 226,88 2 Cấp xã quản lý 53 279,42
Theo phân loại hạng mục cơng trình
1 Trường học 17 149,36
2 Giao thông, thủy lợi 27 229,9
3 Tram y tế 4 16,69
4 Tru sở, nhà văn hóa 18 65,53
5 Lĩnh vực khác 5 44,81
Tổng 71 506,29
Nguồn: Phịng Tài chính – KH huyện Gia Bình (2014, 2015, 2016)
Giai đoạn từ năm 2014 đến hết năm 2016 , huyện Gia Bình đã tập có 71 dự án xây dựng với giá trị 506,29 tỷ đồng, tập trung vào sự nghiệp giáo dục, giao thông, xây dựng trụ sở, nhà văn hóa trên địa bàn huyện (chi tiết các cơng trình XDCB trên đại bàn huyện Gia Bình giai đoạn 2014 – 2016 tại phụ lục số 01). Cụ thể:
- Về giáo dục: Đầu tư xây dựng, sửa chữa và nâng cấp 17 trường; tổng số phòng học là 103 phòng với tổng mức đầu tư là 149,36 tỷ đồng và các hạng mục khác nhằm xóa bỏ các phòng học tạm, tiếp tục phấn đấu để đạt trường chuẩn
quốc gia theo tiêu chí mới của tỉnh. Đã được cơng nhận trường chuẩn quốc gia theo tiêu trí mới là 5 trường; Trong năm 2016 triển khai xây dựng cơ vật chất và công nhận trường chuẩn quốc gia thêm 5 trường.
- Về y tế: Đã có 4 trạm y tế các xã Lãng Ngâm, Quỳnh Phú, Đông Cứu, Giang Sơn được đầu tư nâng cấp với tổng số nguồn vốn đầu tư 16,69 tỷ đồng phục vụ tốt nhu cầu khám, chữa bệnh trong nhân dân ngay tuyến cơ sở.
- Về giao thông, thủy lợi: Cải tạo xây dựng 27 cơng trình đường giao thơng, thủy lợi chính, huyết, mạch do Huyện quản lý với tổng mức đầu tư là: 229,9 tỷ đồng nhằm phát triển lưu thơng hàng hóa phục vụ đi lại của nhân dân. Các xã có đường GTNT mới như Thái Bảo, Cao Đức, Giang Sơn, Lãng Ngâm, Nhân Thắng, Cao Đức, Đông Cứu, Đại Bái, Xuân Lai.