Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng quản lý vốn ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện Gia
4.1.2. Thực trạng quản lý vốn ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện Gia Bình
Gia Bình
Quản lý và sử dụng vốn ngân sách cho đầu tư XDCB những năm gần đây của huyện Gia Bình đã có nhiều tiến bộ góp phần đưa tới những thành tích của công tác đầu tư XDCB. Tuy nhiên, việc quản lý vốn vốn ngân sách cho đầu tư XDCB vẫn tồn tại nhiều vấn đề mà hệ quả của nó đưa tới tình trạng thất thoát, lãng phí, kém hiệu quả trong đầu tư XDCB như đã nêu trên.
Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý vốn ngân sách cho đầu tư XDCB của huyện Gia Bình trong thời gian qua ta sẽ thấy rõ những ưu điểm và hạn chế đó.
4.1.2.1. Thực trạng công tác lập và giao kế hoạch sử dụng vốn
Giai đoạn 2014 - 2016, UBND huyện Gia Bình đã thực hiện quản lý 71 công trình, trong đó 18 công trình UBND huyện, Ban quản lý các dự án xây dựng huyện làm chủ đầu tư và 53 công trình giao UBND các xã, thị trấn làm chủ đầu tư. 100% công trình được đầu tư từ nguồn ngân sách cấp trên và ngân sách địa phương. Hiện huyện Gia Bình chưa thu hút được nguồn vồn đầu tư
trực tiếp nước ngoài và các nguồn vốn ngoài nhà nước khác để đầu tư cho các công trình XDCB.
Về cơ bản, nội dung xây dựng và giao kế hoạch vốn đầu tư XDCB của huyện Gia Bình đã tuân thủ theo các văn bản hướng dẫn của nhà nước và tỉnh. Phần lớn các dự án được bố trí kế hoạch vốn đầu tư hàng năm đều đã thực hiện theo đúng nguyên tắc về bố trí kế hoạch, đảm bảo đủ có đủ điều kiện về thủ tục và thời gian theo quy định.
a. Quy trình lập và giao kế hoạch sử dụng vốn đầu năm
Chủ thể lập kế hoạch: Chủ thể lập kế hoạch sử dụng vốn ngân sách đầu tư XDCB là UBND huyện Gia Bình, phân cấp thực hiện cho phòng Tài chính – Kế hoạch huyện.
Các cơ quan phối hợp: Kho bac nhà nước huyện Gia Bình các đơn vị chủ đầu tư (là các Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng của huyện, UBND các xã, thị trấn).
Thời gian lập kế hoạch: thường được diễn ra vào tháng 6 đến tháng 7 hàng năm, kế hoạch chính thức được thông qua và tháng 12 năm trước của năm kế hoạch.
Quy trình lập và giao kế hoạch: Xác định nguồn ngân sách huyện chi đầu tư XDCB (tổng dự toán chi đầu tư XDCB của một năm kế hoạch của huyện).
Để cân đối nguồn vốn chi đầu tư XDCB hàng năm của huyện, phòng Tài chính - Kế hoạch là đơn vị trực tiếp tính toán, tham mưu giúp HĐND, UBND huyện về nội dung này. Phòng Tài chính - Kế hoạch căn cứ vào: (1) Các nguồn thu của ngân sách huyện; (2) Các quy định của nhà nước (Luật ngân sách nhà nước năm 2013) về điều tiết nguồn thu, nguồn chi ngân sách; (3) Nguồn ngân sách tỉnh Bắc Ninh hỗ trợ có mục tiêu để báo cáo số chi đầu tư XDCB của năm kế hoạch với HĐND, UBND huyện Gia Bình. Đồng thời phòng Tài chính - Kế hoạch cùng lãnh đạo HĐND, UBND huyện Gia Bình bảo vệ số liệu thu, chi ngân sách của huyện đã dự kiến với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh. Hai Sở, ngành của tỉnh Bắc Ninh sẽ tham mưu cho UBND tỉnh ban hành quyết định giao dự toán thu, chi ngân sách hàng năm cho huyenẹ vào cuối năm trước của năm kế hoạch.Sau khi có số dự toán chi đầu tư XDCB tỉnh Bắc Ninh giao cho huyện, phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Gia Bình là đơn vị đầu mối tổ chức lập kế hoạch vốn đầu tư XDCB của năm kế hoạch (kế hoạch vốn chi tiết cho từng dự án cụ thể);
b. Kết quả lập và giao dự toán vốn chi đầu tư XDCB đầu năm
Dự toán vốn đầu tư XDCB công trình là toàn bộ số vốn cần thiết phải bỏ ra, bao gồm:Vốn đầu tư xây lắp; Vốn thiết bị;Vốn kiến thiết cơ bản khác. Căn cứ quan trọng để phê duyệt tự toán các công trình XDCB là đơn giá, và định mức XDCB.
Đơn giá XDCB là các khoản mục hình thành nên đơn giá bao gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công và chi phí máy thi công cho một đơn vị công tác hay kết cấu xây lắp. Định mức dự toán XDCB bao gồm 3 nội dung:Mức hao phí vật liệu, mức hao phí lao động và mức hao phí máy thi công.
Bảng 4.2. Tình hình lập và giao vốn XDCB của huyện Gia Bình
ĐVT: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tốc độ phát triển (%) 2015/ 2014 2016/ 2015
I Nhu cầu vốn đầu tư XDCB 185.696 254.210 191.038 37 -25 - Công trình giáo dục và đào tạo 46.504 77.871 50.368 67 -35 - Công trình giao thông, thủy lợi 94.819 145.440 59.968 53 -59 - Công trình y tế 9.839 5.400 4.149 -45 -23 - Công trình trụ sở, nhà văn hoá 11.678 11.174 60.712 -4 443 - Công trình khác 22.856 14.325 15.840 -37 11 II Vốn ngân sách được phê duyệt 145.214 203.775 157.301 40 -23 - Công trình giáo dục và đào tạo 38.366 66.268 44.727 73 -33 - Công trình giao thông, thủy lợi 70.545 112.28 47.075 59 -58 - Công trình y tế 8.422 4.687 3.581 -44 -24 - Công trình trụ sở, nhà văn hoá 8.887 8.559 48.084 -4 462 - Công trình khác 18.994 11.982 13.834 -37 15 III Tỷ lệ vốn được phê duyệt (%) 78,2 80,1 82,3 - - - Công trình giáo dục và đào tạo 82,5 85,1 88,8 - - - Công trình giao thông, thủy lợi 74,4 77,2 78,5 - - - Công trình y tế 85,6 86,8 86,3 - - - Công trình trụ sở, nhà văn hoá 76,1 76,6 79,2 - - - Công trình khác 83,1 83,6 87,3 - - Nguồn: Phòng Tài chính – KH huyện Gia Bình (2014, 2015, 2016)
Trong giai đoạn từ 2014 -2016, việc phân bổ vốn đầu tư XDCB của huyện Gia Bình tập trung vào việc đảm bảo cho các dự án chuyển tiếp và hoàn thành trong các các năm sau đó theo thứ tự: dự án nhóm C trong 2 năm, dự án nhóm B trong 4 năm, sau đó phân bổ nguồn vốn để cho các dự án mới.
Nhìn vào số liệu bảng 4.2 và Biểu đồ 4.1 (nhu cầu vốn đầu tư XDCB năm 2014 là 185.696 triệu đồng, nhưng số vốn được phê duyệt cho các dự án được 145.214 triệu đồng (đạt 78,20% dự toán); Nhu cầu vốn năm 2015 là 254.210 triệu đồng, nhưng chỉ phê duyệt cho các dự án được 203.775 triệu đồng (đạt 80,16% dự toán); năm 2016 nhu cầu vốn đầu tư XDCB là 191.038 triệu đồng, nhưng chỉ vốn ngân sách cho các dự án được 157.301 triệu đồng (đạt 82,34% dự toán). Nhu cầu sử dụng vốn năm 2015 tăng 37 % so với năm 2014, chủ yếu tập chung tăng của nhóm công trình Giáo dục - đào tạo và giao thông thủy lợi, năm 2016 giảm 25 % so với năm 2015 ở hầu hết các nhóm công trình, tuy nhiên năm 2016 nhóm công trình trụ sở, nhà văn hóa có mức vốn tăng mạnh mẽ (tăng 443% so với năm 2015). Tỷ lệ vốn được phê duyệt so với nhu cầu vốn đề nghị trong khoảng từ 78% đến 80% và 82%, có xu hướng tăng nhẹ.
0 50 100 150 200 250 300 2014 2015 2016
Nhu cầu vốn đầu tư XDCB Vốn ngân sách được phê duyệt
Biểu đồ 4.1. Tình hình lập và giao vốn ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện Gia Bình
Nguồn: Phòng Tài chính –KH huyện Gia Bình (2014, 2015, 2016)
65 70 75 80 85 90 Công trình giáo dục và đào tạo Công trình giao thông, thủy lợ i
Công trình y tế Công trình văn hoá, phát thanh
Công trình khác
2014 2015 2016
Biểu đồ 4.2. Tình hình lập và giao vốn ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện Gia Bình
Chi tiết vào các nhóm công trình XDCB ở huyện Gia Bình trong 3 năm từ 2014 – 2016, nhìn vào số liệu bảng và biểu đồ 4.2 ta thấy: trong số các nhóm công trình được phê duyệt dự toán thì nhóm công trình Giáo dục & Đào tạo và nhóm công trình y tế là đạt tỷ lệ giao dự toán cao ( từ 83% đến 89%); nhóm công trình giao thông thủy lợi và nhóm công trình trụ sở, nhà văn hóa đạt tỷ lệ giao dự toán thấp hơn( từ 75% đến 79%). Giải thích cho vấn đề này, các cán bộ chuyên môn Phòng Tài chính – KH huyện cho biết, việc xây dựng kế hoạch vốn đầu tư của một số công trình giao thông, thủy lợi còn chưa sát với phê duyệt của Phòng Tài chính – KH; nguyên nhân là do nhiều các công trình liên quan đến giao thông, thủy lợi; trụ sở, nhà văn hóa,Chủ đầu tư khi xây dựng kế hoạch vốn chưa bám sát với đơn giá và định mức XDCB theo quy định, đặc biệt là công trình đê điều, thủy lợi và sửa chữa trụ sở, nhà văn hóa.
Ngoài ra, các số liệu trên bảng số 4.3 cho thấy trong giai đoạn 2014-2016, ngân sách huyện Gia Bình đã đầu tư mạnh cho việc phát triển cơ sở hạ tầng, cụ thể: lĩnh vực giao thông, giao thông nội đồng, thuỷ lợi được quan tâm đầu tư để tập trung xây dựng nông thôn mới. Năm 2014, vốn đầu tư cho Công trình giao thông, thuỷ lợi là 70.545 triệu đồng chiếm 48,58% trong tổng số vốn đầu tư XDCB. Năm 2015 con số này là 112.280 triệu đồng chiếm 55,1% tổng số vốn đầu tư XDCB. Năm 2016 con số này là 47.075 triệu đồng chiếm 29,93% tổng số vốn đầu tư XDCB của huyện. Tính đến cuối năm 2016, hệ thống giao thông do huyện quản lý đã được bê tông và nhựa hoá đạt 82%. Giao thông, hệ thống thoát nước đường làng ngõ xóm đã được bê tông hoá cao góp phần thay đổi bộ mặt thôn xóm, thuận lợi trong việc đi lại, giao lưu kinh tế của nhân dân trên địa bàn huyện. Hệ thống kênh cấp III của 14 xã, thị trấn trên địa bàn huyện phần lớn đã được kiên cố hoá. Hệ thống kênh mương được kiên cố hoá góp phần tiết kiệm diện tích đất nông nghiệp, hạn chế thất thoát nước, chủ động trong tưới tiêu, sản lượng nông nghiệp tăng cao hơn, đời sống nhân dân được cải thiện.
Giáo dục - đào tạo cũng là một trong những lĩnh vực chiếm lượng vốn đầu tư không nhỏ. Năm 2014 vốn đầu tư cho lĩnh vực giáo dục đào tạo là 38.366 triệu đồng chiếm tỷ lệ 26,42% trong tổng dự toán XDCB. Năm 2015 tỷ lệ này là 32,52% tương ứng với 66.268 triệu đồng tổng trong dự toán XDCB, Năm 2016 tỷ lệ này là 28,43% tương ứng với 44.727 triệu đồng trong tổng dự toán XDCB. Trong giai đoạn 2014-2016, trung bình mỗi năm ngân sách huyện đã đầu tư xây mới, cải tạo khoảng 05 trường học trên địa bàn huyện.
Bảng 4.3. Bảng thực hiện phân bổ vốn đầu tư XDCB theo lĩnh vực đầu tư tại huyện Gia Bình Công trình Tổng vốn đầu tư (Triệu đồng) Cơ cấu (%) 2014 2015 2016 Số tiền (Triệu đồng) Cơ cấu (%) Số tiền (Triệu đồng) Cơ cấu (%) Số tiền (Triệu đồng) Cơ cấu (%) Tổng số vốn đầu tư 506.290 100 145.214 100 203.775 100 157.301 100
Công trình giáo dục và đào tạo 149.360 29,5 38.366 26,4 66.268 32,5 44.727 28,4
Công trình giao thông, thủy lợi 229.900 45,4 70.545 48,6 112.280 55,1 47.075 29,9
Công trình y tế 16.690 3,3 8.422 5,8 4.687 2,3 3.581 2,3
Công trình trụ sở, nhà văn hóa 65.530 12,9 8.887 6,1 8.559 4,2 48.084 30,6
Công trình khác 44.810 8,9 18.994 13,1 11.982 5,9 13.834 8,8
Nguồn: Phòng Tài chính –KH huyện Gia Bình (2014, 2015, 2016)
0 50 100 150 200 250 Công trình giáo dục và đào tạo
Công trình giao thông, thủy lợ i Công trình y tế Công trình trụ s ở , nhà văn hóa Công trình khác 2016 2015 2014
Biểu đồ 4.3. Bảng thực hiện phân bổ vốn đầu tư XDCB theo lĩnh vực đầu tư tại huyện Gia Bình
Nguồn: Phòng Tài chính -KH huyện Gia Bình (2014, 2015, 2016)
52
Như vậy, nguồn vốn đầu tư XDCB nguồn NSNN trên địa bàn Huyện Gia Bình đã được phân bổ cho tất cả các lĩnh vực, các ngành kinh tế một cách có trọng tâm, trọng điểm. Tỷ trọng đầu tư vào các xã nghèo của huyện cũng tăng so với những năm trước, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân.
c. Việc điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư
Trong tổng số 71 công trình được cơ quan chức năng thẩm định trong giai đoạn 2014-2016, có tới 51 công trình (chiếm 71,8%), phải tiến hành điều chỉnh lại cơ cấu vốn hoặc điều chỉnh bổ sung thay đổi thiết kế, phát sinh khối lượng so với dự toán ban đầu được duyệt, với tổng mức đề nghị điều chỉnh là 19.599 triệu đồng tăng 4,03%, cụ thể theo bảng số 4.4 dưới dây:
- Theo phân cấp chủ đầu tư các công trình XDCB từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn huyện Gia Bình thì UBND các xã, thị trấn là đơn vị có số dự án cần bổ sung, điều chính vốn cao hơn so với UBND huyện. Giai đoạn 2014 -2016 có 18 công trình cấp huyện làm Chủ đầu tư, trong đó 11công trình cần điều chỉnh, bổ sung vốn; Giá trị điều chỉnh 6,33 tỷ đồng ( tăng 2,79% so với vốn đầu tư ban đầu) và chủ yếu tập trung vào năm 2015, 2016. UBND cấp xã có 40/53 công trình cần điều chỉnh, bổ sung vốn đầu tư; Giá trị điều chính: 13.269 triệu đồng (tăng 4,75% so với giá trị vốn đầu tư ban đầu được duyệt).
- Theo nhóm công trình, các dự án thuộc danh mục công trình liên quan đến giao thông, thủy lợi và công trình xây dựng trụ sở, nhà văn hóa có chiếm tỷ lệ cần bổ sung vốn đầu tư cao hơn so với nhóm công trình Giáo dục & ĐT và nhóm công trình xây dựng trạm y tế. Cụ thể:
+ Năm 2014, Nhóm công trình Giáo dục và đào tạo cần điều chỉnh, bổ sung là 1/3 công trình ( chiếm 33,3%), mức vốn điều chỉnh là 316 triệu đồng, tăng 0,8% so với mức vốn đầu tư ban đầu. Công trình y tế không cần phải điều chỉnh, bổ sung vốn đầu tư. Nhóm công trình giao thông, thủy lợi và trụ sở, nhà văn hóa có tỷ lệ dự án cần điều chỉnh cao (từ 80 – 87% dự án cần phải điều chỉnh); mức vốn điều chỉnh là 517 triệu đồng ( của công trình trụ sở, nhà văn hóa) và 3.873 triệu đồng (của công trình giao thông, thủy lợi), tăng 5.8% đến 6,2% so với mức vốn đầu tư ban đầu.
+ Năm 2015, nhóm công trình Giáo dục và đào tạo cần điều chỉnh, bổ sung là 3/6 công trình ( chiếm 50%), mức vốn điều chỉnh là 1.386 triệu đồng, tăng 2,1% so với mức vốn đầu tư ban đầu. Công trình y tế có 1 công trình cần điều chỉnh tăng 149 triệu đồng so với dự toán đuợc phê duyệt ( tăng 3,3%).
Nhóm công trình giao thông, thủy lợi và trụ sở, nhà văn hóa vẫn chiếm tỷ lệ dự án cần điều chỉnh ở mức cao (từ 83 – 87%); mức vốn điều chỉnh là 442 triệu đồng (của công trình trụ sở, nhà văn hóa) và 5.138 triệu đồng (của công trình giao thông, thủy lợi), tăng 4,8% đến 5,4% so với mức vốn đầu tư ban đầu.
Bảng 4.4. Bảng tổng hợp tình hình các dự án phải điều chỉnh bổ sung trong
giai đoạn 2014-2016 trên địa bàn huyện Gia Bình
Chủ đầu tư Tổng số dự án Số dự án bổ sung Tỷ lệ (%) Tổng mức đầu tư Giá trị điều chỉnh (Trđ) Tổng mức đầu tư sau điều chỉnh (Trđ) Tỷ lệ Tăng (%) Tổng số 71 51 71,8 486.691 19.599 506.29 4,03 Năm 2014 19 13 68,4 140.242 4.972 145.214 3,5 Theo phân cấp chủ đầu tư 19 13 68,4 140.242 4.972 145.214 3,5 UBND huyện Gia
Bình 4 2 50,0 56.342 1.507 58.849 2,7 UBND xã, thị trấn 15 11 73,3 83.9 3.465 86.365 4,1 Theo nhóm công trình 19 13 68,4 140.242 4.972 145.214 3,5 Công trình Giáo dục và đào tạo 3 1 33,3 38.050 0.316 38.366 0,8 Công trình giao
thông, thủy lợi 8 7 87,5 66.672 3.873 70.545 5,8 Công trình y tế 1 0 0,0 8.422 - 8.422 0,0 Công trình trụ sở, nhà văn hóa 5 4 80,0 8.370 0.517 8.887 6,2 Công trình khác 2 1 50,0 18.729 0.266 18.994 1,4 Năm 2015 30 23 76,7 196.177 7.598 203.775 3,9 Theo phân cấp chủ đầu tư 30 23 76,7 196.177 7.598 203.775 3,9 UBND huyện Gia
Bình 9 6 66,7 82.671 1.811 87.482 2,2 UBND xã, thị trấn 21 17 81,0 113.506 5.787 116.293 5,1