Đặc điểm cơ bản của huyện gia bình, tỉnh bắc ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện gia bình, tỉnh bắc ninh (Trang 46)

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình

a. Vị trí địa lý

Gia Bình là huyện nằm ở phía Đông Nam tỉnh Bắc Ninh, trong vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng, cách trung tâm tỉnh 25 km, cách thủ đô Hà Nội 35 km về phía Tây Nam, huyện có 14 đơn vị hành chính cấp xã. Toạ độ địa lý của huyện nằm trong khoảng 11o01’14” đến 21o06’51” độ vĩ Bắc và từ 106o07’43’’ đến 106o18’22’’ độ kinh Đông. Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện: 10.758,67ha chiếm 13,09% diện tích của tỉnh; - Toàn huyện có 14 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm: 13 xã và 01 thị trấn. Vị trí địa lý của huyện như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Gia Bình giới hạn bởi sông Đuống ; - Phía Nam giáp huyện Lương Tài;

- Phía Đông giáp tỉnh Hải Dương giới hạn bởi sông Thái Bình; - Phía Tây giáp huyện Thuận Thành;

- Trung tâm huyện đóng trên địa bàn thị trấn Gia Bình.

Hình 3.1. Vị trí địa lý huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh

b. Địa hình

Địa hình huyện Gia Bình thuộc vùng đồng bằng, khá bằng phẳng, có một vài núi nhỏ thuộc xã Lãng Ngâm, Giang Sơn và xã Đông Cứu. Huyện được bao bọc xung quanh bởi sông Đuống, sông Ngụ. Trên địa bàn có nhiều sông nội địa, ao, hồ nhỏ, kênh mương.

3.1.1.2. Thời tiết, khí hậu, thủy văn

Gia Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa: nóng ẩm, mưa nhiều, chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa. Thời tiết trong năm chia làm 4 mùa rõ rệt. Có mùa đông lạnh và mùa hè nóng nực.

Mùa mưa: Từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa trung bình từ 100 mm đến 312 mm. Nhiệt độ bình quân tháng 23,7-29,1oC.

Mùa Khô: Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình từ 16- 21oC, lượng mưa/tháng biến động từ 20-56 mm.

Hàng năm có 2 mùa gió chính: Gió mùa đông bắc (từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau) và gió mùa đông nam (từ tháng 4 đến tháng 9).

Độ ẩm không khí trung bình khoảng 83%, cao nhất là tháng 3 và tháng 4 (86%-88%) thấp nhất là tháng 12 (77%).

Huyện Gia Bình có 2 sông lớn chảy qua là sông Đuống chảy ở phía Bắc và phía Đông Nam là sông Ngụ, mật độ lưới sông cao, trung bình từ 1-1,2 km/km2.

Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có sông: Lai, Văn, Khoai, Móng, Bãi Hà và nhiều tuyến kênh mương, ao hồ lớn, nhỏ tạo thành mạng lưới thủy văn dày đặc.

3.1.1.3. Các nguồn tài nguyên

a. Tài nguyên đất

Theo kết quả khảo sát và lập bản đồ đất tỉnh Bắc Ninh năm 2000 (tỉ lệ 1/25.000), thì trên địa bàn huyện bao gồm 8 loại đất chính như sau:

- Đất bãi cát ven sông (Cb) có khoảng 96,0 ha (0,89% diện tích tự nhiên). - Đất phù sa được bồi của hệ thống sông Hồng (Phb): 665,0 ha (6,17% diện tích đất tự nhiên) được phân bố dọc theo sông Đuống ở địa hình vàn và vàn thấp.

- Đất phù sa không được bồi của hệ thống sông Hồng (Ph): 1.516,0 ha (14,1% diện tích tự nhiên).

- Đất phù sa của hệ thống sông Hồng (Phg): 2.184,0 ha (20,26% diện tích tự nhiên).

- Đất phù sa loang lổ của hệ thống sông Hồng (Phf) có 962,0 ha (8,92% diện tích đất tự nhiên), nằm ở địa hình vàn, vàn cao.

- Đất phù sa úng nước mùa hè (Pj) khoảng 191,0 ha (1,77% diện tích đất tự nhiên). Đất có thành phần cơ giới chủ yếu là thịt nặng, cây trồng chủ yếu là cấy lúa 1 vụ.

- Đất phù sa xám bạc trên phù sa cổ (B) có khoảng 161,0 ha (1,49% diện tích đất tự nhiên) được hình thành trên phù sa cổ, bạc màu nghèo dinh dưỡng.

- Đất xám vàng nhạt trên đá cát và dăm cuội kết (Fq): 19,0 ha (0,27% diện tích đất tự nhiên). Thành phần cơ giới nhẹ, đất chua, các chất dinh dưỡng đều rất thấp.

- Phần diện tích là mặt nước chiếm trên 8,0% diện tích tự nhiên của huyện.

b. Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Sông Đuống là nguồn nước mặt chủ yếu của huyện Gia Bình. Là nơi cung cấp nguồn nước tưới cho hệ thống thủy nông Gia Thuận. Hệ thống sông ngòi, kênh mương với số lượng ao hồ dày đặc tạo điều kiện thuận lợi cung cấp nước quanh năm cho sản xuất và sinh hoạt.

- Nguồn nước ngầm: Tuy chưa được khảo sát tính toán cụ thể, nhưng qua số liệu thực tế sử dụng của người dân cho thấy mực nước ngầm có độ sâu trung bình từ 3-6 m, với chất lượng nước tốt.

c. Tài nguyên khoáng sản và nguyên vật liệu xây dựng

Địa chất huyện Gia Bình là trầm tích trẻ nguồn gốc phù sa sông Hồng, do đó khoáng sản chỉ có sét để sản xuất gạch ngói và cát để xây dựng.

d. Tài nguyên rừng

Là huyện đồng bằng nên diện tích rừng của Gia Bình không nhiều. Hiện tại có 45,20 ha, tại các xã Đông Cứu (29,00 ha), Giang Sơn (8,45 ha), Lãng Ngâm (7,75 ha), là rừng trồng phòng hộ, góp phần ổn định môi trường sinh thái.

3.1.2. Đặc điểm xã hội

3.1.2.1. Dân số

Theo số liệu thống kê, năm 2017, toàn huyện có 94.870 người, mật độ bình quân dân số là 878 người/km², trong đó dân số thành thị (thị trấn Gia Bình) có 7.638 người chiếm 8,10% dân số toàn huyện. Cấu trúc dân số thuộc loại trẻ, nên tiềm năng lao động và khả năng sinh đẻ còn rất lớn. Là huyện có mật độ dân số thấp hơn mức trung bình của tỉnh, song dân số chủ yếu phân bố ở các vùng nông thôn với nền kinh tế thuần nông nên đời sống còn nhiều khó khăn.

3.1.2.2. Lao động, việc làm, thu nhập

a. Lao động, việc làm: năm 2017, có 63.231 người trong độ tuổi lao động đang làm việc, chiếm 66,65% dân số, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,89%, mật độ dân số trung bình là 859 người/km2.

Tăng cường chỉ đạo công tác đào tạo nghề, giải quyết lao động cho nông thôn. Đã giải quyết việc làm cho hơn 1000 lao động. Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống từ 1,5 – 2% (theo tiêu chí hiện hành). Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 8%. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch đạt 80%.

Hoàn thành kế hoạch xây dựng và sửa chữa nhà ở cho hộ người có công và hộ nghèo theo đúng kế hoạch, xong trước Tết nguyên đán 2018.

b. Thu nhập

Thu nhập bình quân đầu người năm 2017 là 28,5 triệu đồng/năm/người (tính theo giá hiện hành), sản lượng lương thực cây có hạt bình quân đầu người là 750kg/người. Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn toàn huyện năm 2017 giảm còn 6,9%. Tuy nhiên, huyện Gia Bình vẫn còn một số thôn, xóm ở các xã xa trung tâm huyện có đời sống khó khăn.

3.1.2.3. Giáo dục, y tế

a. Giáo dục - đào tạo

Mạng lưới giáo dục - đào tạo khá đầy đủ với các loại hình giáo dục như: Nhà trẻ, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông... Năm 2017 toàn huyện có 39/45 trường đạt chuẩn quốc gia.

b. Hệ thống y tế

Mạng lưới y tế khá hoàn chỉnh, gồm có 1 Bệnh viện đa khoa trung tâm huyện, 1 phòng khám đa khoa khu vực, 1 trung tâm y tế dự phòng, 1 bệnh viện

đa khoa tư nhân và 14 trạm y tế xã, với tổng số 150 giường bệnh và 245 cán bộ, trong đó: Bác sỹ và trên đại học có 75 người; 100% trạm y tế xã đều có bác sỹ, 14/14 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế. Do làm tốt công tác y tế dự phòng, nên các dịch bệnh nguy hiểm được ngăn chặn kịp thời trên địa bàn huyện, đáp ứng cơ bản yêu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

3.1.3. Đặc điểm kinh tế

3.1.3.1. Tổng giá trị sản xuất

Trong những năm gần đây cùng với nhịp độ phát triển chung của cả tỉnh, kinh tế huyện Gia Bình đã có bước tăng trưởng khá ổn định và vững chắc; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2014 - 2016 là 10,4%, trong đó tốc độ tăng trưởng năm 2014 tăng 10,3% và năm 2016 tăng 10,5%.

Năm 2016, Tổng sản phẩm xã hội (GDP) tính theo giá cố đinh năm 1994 đạt 627, 380 tỷ đồng, trong đó: khu vực nông nghiệp - lâm nghiệp đạt 201,693 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 32,1%, khu vực công nghiệp - xây dựng đạt 181,837 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 29%, khu vực thương mại - dịch vụ đạt 243,850 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 38,9%.

3.1.3.2. Cơ cấu kinh tế

Trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2016 cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng các ngành trong khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực thương mại - dịch vụ tăng đều, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm dần.

- Cơ cấu khu vực công nghiệp - xây dựng đã tăng dần từ 32,9% năm 2014 lên 34,1% năm 2016.

- Cơ cấu khu vực thương mại - dịch vụ cũng tăng đều từ 27,1% năm 2014 lên 31,2% năm 2016.

- Cơ cấu khu vực nông nghiệp - lâm nghiệp giảm dần từ 40% năm 2014 xuống 34,7% năm 2016.

3.1.3.3. Cơ sở hạ tầng

Hệ thống giao thông: Mạng lưới giao thông phân bố tương đối hợp lý và được hình thành từ nhiều năm trước đây.

- Đường bộ: có 4 đường tỉnh lộ (280, 282, 284, 285) dài trên 40km, chất lượng thấp, nền đường, mặt đường hẹp, đạt tiêu chuẩn đường cấp 4, cấp 5 đồng

bằng. Hệ thống đường huyện, đường xã và đường nội thị đã bê tông hoá, trải nhựa trên 20% chiều dài các tuyến, còn lại là đường cấp phối đá dăm, đường đất, đạt cấp 6 đồng bằng.

- Đường sông: có tuyến đường thuỷ sông Đuống và cảng vật liệu Cao Đức, nhiều bến bãi xếp dỡ vật liệu, có 10 bến đò dọc theo các tuyến sông đảm bảo lưu chuyển hành khách được thuận tiện trong khu vực.

- Cầu Bình Than vượt sông Đuống nối TL282 huyện Gia Bình với Quốc lộ 18 tạo thành hệ thống giao thông nối liền Gia Bình với Hải Dương, Hải Phòng và Quảng Ninh, là tiền đề rất tốt cho phát triển kinh tế của huyện

* Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội đến hoạt động quản lý vốn ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện

- Thuận lợi:

+ Địa bàn có địa hình tương đối bằng phẳng, địa chất ổn định, chủ yếu là đất liền thổ, thuận lợi cho việc khảo sát địa chất xây dựng.

+ Nguồn tài nguyên phong phú, do hệ thống sông ngòi nhiều tạo điều kiện cho quá trình khai thác cát, sỏi với trữ lượng lớn cung cấp vật liệu xây dựng. Trên địa bàn huyện, có nhiều cơ sở sản xuất gạch xi măng, gạch nung, cùng với nhiều bến bãi tập kết vật liệu thuận tiện cho quá trình vận chuyển và xây dựng thi công công trình.

+ Diện tích đất nông nghiệp còn khá lớn, thuận lợi cho việc quy hoạch, chuẩn bị mặt bằng thi công cũng như công tác giải phóng mặt bằng.

+ Mạng lưới giao thông trên địa bàn huyện thuận tiện: có 4 đường tỉnh lộ (280, 282, 284, 285) dài trên 40km; Cầu Bình Than vượt sông Đuống nối TL282 huyện Gia Bình với Quốc lộ 18 tạo thành hệ thống giao thông nối liền Gia Bình với Hải Dương, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển, giao lưu kinh tế giữa các địa phương với nhau. Tuyến đường thuỷ sông Đuống và cảng vật liệu Cao Đức, nhiều bến bãi xếp dỡ vật liệu, có 10 bến đò dọc theo các tuyến sông đảm bảo lưu chuyển hàng hóa, vật liệu, hành khách dễ dàng.

+ Nhìn chung địa hình của huyện thuận lợi cho việc phát triển mạng lưới giao thông, thủy lợi, xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng mạng lưới khu dân cư, các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và kiến thiết đồng ruộng tạo ra những vùng chuyên canh lúa chất lượng cao, phát triển rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

+Tốc độ tăng trưởng kinh tế đã thu được những kết quả to lớn, thu nhập bình quân đầu người hàng năm ngày càng được nâng lên, do đó địa phương tận dụng được nhiều nguồn vốn khác nhau, tạo sự chủ động nguồn vốn đối ứng của địa phương trong quá trình XDCB, đặc biệt các nguồn thu từ đất, đảm bảo kịp thời đáp ứng tiến độ thi công theo đúng kế hoạch, tạo tiền đề giải quyết nhanh nợ đọng XDCB của đia phương.

- Khó khăn:

+ Địa phương có nhiều ao hồ, nên trong quá trình thi công, để mở rộng diện tích xây dựng đôi khi phải san lấp mặt bằng, đồng thời phải xây dựng hệ thống kè chống sụt lún, bảo vệ kết cấu công trình vận hành về sau.

+ Đặc biệt do khí hậu, nhiệt đới, mưa lớn tập trung theo mùa gây hưởng tới tiến độ thi công cũng như chất lượng công trình, đặc biệt là các công trình giao thông nông thôn, kênh mương thủy lợi.

+ Trên địa bàn, còn nhiều xã khó khăn, không có khả năng đối ứng vốn thi công, phần lớn phụ thuộc vào hỗ trợ của ngân sách cấp trên gây khó khăn cho việc thực hiện kế hoạch đầu tư công của địa phương.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Đây là một nghiên cứu đánh giá sau dự án, để thu thập đầy đủ số liệu, đánh giá liên quan đến công tác quản lý vốn ngân sách cho đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Gia Bình, Tác giả lựa chọn khảo sát 120 mẫu điều tra đại diện cho cán bộ thuộc các phòng ban của huyện Gia Bình (Đại diện cho chủ đầu tư); các doanh nghiệp đang triển khai thực hiện các dự án xây dựng cơ bản; và đơn vị sử dụng các công trình XDCB trên địa bàn huyện Gia Bình. Thông qua phân tích ý kiến, kết luận của các đơn vị chủ quản, đánh giá nhận xét của các cơ quan có liên quan trong quá trình thực hiện quản lý vốn ngân sách đầu tư XDCB.

3.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu/thông tin

3.2.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Đề tài thu thập các thông tin thứ cấp thông qua các luồng chính:

+ Hệ thống văn bản pháp luật, quy định, chính sách hiện hành, văn bản chỉ đạo của tỉnh và huyện về công tác quản lý XDCB.

+ Giáo trình chuyên ngành, tài liệu tham khảo có liên quan tới công tác quản lý XDCB từ nguồn vốn NSNN.

+ Nguồn dữ liệu thực tế thu thập chủ yếu từ Phòng tổng hợp quy hoạch của Sở Kế hoạch đầu tư, Phòng Tài chính – Kế hoạch (Tài chính –KH), Phòng Kinh tế - hạ tầng (Kinh tế -HT), Ban Quản lý dự án huyện, Kho bạc nhà nước (KBNN) và các đơn vị có liên quan trên địa bàn. Kết luận thanh tra, kiểm toán về hoạt động đầu tư XDCB trên địa bàn được thực hiện trong giai đoạn nghiên cứu. Các báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện XDCB hằng năm, các nghiên cứu đã được thực hiện.

3.2.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp

- Nguồn dữ liệu sơ cấp: Thông qua phân tích ý kiến, kết luận của các đơn vị chủ quản, đánh giá nhận xét của các cơ quan có liên quan trong quá trình thực hiện quản lý XDCB. Điều tra khảo sát bằng tập câu hỏi (Có phiếu điều tra kèm theo).

Bảng 3.1. Số lượng mẫu điều tra

STT Đơn vị điều tra Số lượng mẫu điều tra

I Đại diện chủ đầu tư 36

1 UBND huyện Gia Bình 5

2 Kho bạc Nhà nước huyện Gia Bình 4

3 Ban quản lý dự án 5

4 Phòng Tài chính kế hoạch 5 5 Phòng Kinh tế Hạ tầng 5 6 Phòng Tài nguyên và Môi trường 4

7 Thanh tra huyện 4

8 Ban Giải phóng mặt bằng 4 II Đại diện các đơn vị thi công 56 1 Cán bộ quản lý, lãnh đạo 14 2 Cán bộ chuyên môn kế toán tài chính 14 3 Cán bộ thực hiện công trình 28 III Nguời hưởng thụ công trình 28

Căn cứ vào tổng số lượng lãnh đạo, cán bộ, công chức trên địa bàn huyện, căn cứ vào phân công nhiệm vụ đuợc giao của từng nguời; Để đảm bảo tính khách quan trong quá trình chọn mẫu điều tra, tác giả chọn toàn bộ các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện gia bình, tỉnh bắc ninh (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)