Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Sự phát triển về dịch vụ nông nghiệp tại một số địa phương ở Việt Nam
1.2.1.1. Tại huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình
Hiện các loại hình dịch vụ nông nghiệp chủ yếu do các HTX dịch vụ nông nghiệp cung ứng, như: giống, vật tư, phân bón, tưới tiêu, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, quản lý và khai thác cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, thực hiện liên kết với các doanh nghiệp để đầu tư sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm…
Theo thống kê, tỉnh Thái Bình hiện có 331 hợp tác xã nông nghiệp; trong đó 318 hợp tác xã sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp tổng hợp, 4 nuôi trồng thủy sản, 6 hợp tác xã trong lĩnh vực chăn nuôi, 3 hợp tác xã trong lĩnh vực trồng trọt.. Ngoài ra, còn có 1 Liên hiệp hợp tác xã và
130 tổ hợp tác trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, khai thác thủy sản. Tổng số hộ thành viên trên 413.700 hộ, bình quân trên 1.250 hộ thành viên/hợp tác xã. Theo Liên minh Hợp tác xã tỉnh Thái Bình, bình quân mỗi hợp tác xã thực hiện từ 4-5 dịch vụ phục vụ thành viên; trong đó 100% hợp tác xã làm dịch vụ tưới tiêu nước; 96,8% hợp tác xã làm dịch vụ khoa học kỹ thuật; 95,6% hợp tác xã làm dịch vụ bảo vệ thực vật; 83% hợp tác xã làm dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp; 80% hợp tác xã làm dịch vụ tiêu thụ sản phẩm; 8,6% hợp tác xã làm dịch vụ bảo quản giống kho lạnh.
Doanh thu bình quân mỗi hợp tác xã đạt 1,55 tỷ đồng/năm; trong đó có 12 hợp tác xã đạt doanh thu trên 3 tỷ đồng/năm, 28 hợp tác xã doanh thu đạt từ 2-3 tỷ đồng/năm, 161 hợp tác xã doanh thu từ 1-2 tỷ đồng/năm…
Các HTX nông nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc cùng với chính quyền địa phương tham gia phát triển kinh tế của địa phương, như: hoàn thành nhiều tuyến kênh mương, cứng hóa giao thông nội đồng, đẩy
nhanh tiến độ dồn điền đổi thửa, xây dựng cánh đồng mẫu lớn, góp phần tăng năng suất, chất lượng, tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích... Bên cạnh đó, không ít HTX nhanh chóng thích nghi với cơ chế thị trường, tạo sự liên kết, hợp tác với nhau và với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế cao cho thành viên. Một số HTX liên doanh, liên kết trong sản xuất giống, bảo đảm đầu ra ổn định cho nông dân như: HTX Bình Định, HTX Quang Trung (Kiến Xương) HTX Đông Xuyên (Tiền Hải), HTX Trọng Quan (Đông Hưng), HTX Độc Lập (Hưng Hà), HTX Nguyên Xá (Vũ Thư) và HTX An Quý (Quỳnh Phụ).
Hiện nay, trên địa bàn huyện Kiến Xương có 01 Trung tâm dịch vụ nông nghiệp nằm trên địa bàn huyện và 38 HTX nông nghiệp dịch vụ tư nhân. Trong đó, HTX Bình Định, huyện Kiến Xương, những năm qua, HTX đã mở rộng và nâng cao chất lượng phục vụ của các dịch vụ gồm: dịch vụ tín dụng nội bộ, dịch vụ cung ứng thức ăn chăn nuôi, gia súc, gia cầm; dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, cung ứng giống lúa,… Hiện nay, HTX đang ưu tiên phát triển dịch vụ bao tiêu sản phẩm cho xã viên, tăng giá trị lợi nhuận cho xã viên năm 2018 đạt 5,6 tỷ đồng (Báo Thái Bình, 2019).
Một trong những khâu dịch vụ tiêu biểu của HTX là tổ chức tiêu thụ lúa giống cho bà con nông dân. Với nguồn cung ứng giống khá dồi dào, dự kiến năm 2018, HTX sẽ giúp bà con tiêu thụ khoảng trên 1.200 tấn lúa giống. Để làm tốt dịch vụ này, HTX đã tổ chức liên kết với Công ty cổ phần giống Thái Bình theo hình thức hợp đồng bao tiêu sản phẩm có ứng trước giống lúa gốc. Với diện tích ban đầu 15ha vào năm 2008 với 80 hộ tham gia, đến năm 2014 đã quy hoạch được 6 vùng cánh đồng mẫu với diện tích 300ha với gần 2.000 hộ tham gia; tổng sản lượng đã tiêu thụ cho bà con nông dân đạt 2.100 tấn. Với hình thức sản xuất này đã góp phần tăng giá trị sản phẩm cho nông dân lên gấp 1,3 lần (Báo Thái Bình, 2019).
Dịch vụ làm đất cũng là một trong những lợi thế của HTX Bình Định. Đến nay, dịch vụ làm đất của HTX đã thu hút được 55 máy, trong đó có 25 máy công suất lớn từ 21CV trở lên. Với hình thức này, HTX thống nhất một mức thu, định mức chi với 100.000 đồng/sào và trả sau vụ sản xuất. HTX điều chỉnh lại sản xuất cho từng máy theo công suất, vận động nhân dân phá bờ ngăn nên các máy phát huy hết công suất, chất lượng làm đất cao,…Đồng thời, với những chủ máy có nhu cầu ứng trước xăng, dầu, HTX sẽ căn cứ theo mức tiêu hao nguyên liệu của máy và diện tích được giao để cho ứng vật tư. Đồng thời, hàng năm thuê giảng viên tập huấn kỹ thuật sử dụng máy nông nghiệp cho các chủ máy. Thông qua đó, dịch vụ làm đất đã đáp ứng khung thời vụ sản xuất, tạo được lòng tin của xã viên với HTX (Hội nông dân, 2019)
Thêm vào đó, HTX luôn chú trọng đến đầu tư xây dựng các cơ sở kinh doanh, mở rộng thêm các điểm bán hàng ở trong xã và các thành phần kinh tế khác để cung ứng hàng hóa và bao tiêu sản phẩm cho xã viên. Bình quân 1 năm lượng vật tư HTX cung ứng đạt 500 tấn theo phương thức bán tiền mặt và thanh toán chậm trả. Song song với các dịch vụ trên, dịch vụ môi trường của HTX đã đi vào hoạt động nề nếp được nhiều năm, giảm tình trạng đổ rác thải ra sông, mương, đường, hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường.
1.2.1.2. Tại huyện Bình Xuân, tỉnh Vĩnh Phúc
Tại Vĩnh Phúc, tỉnh hiện có gần 290 HTX dịch vụ nông nghiệp, hầu hết đều tập trung phát triển các dịch vụ đầu vào cho sản xuất, vừa đáp ứng cơ bản nhu cầu của xã viên và người dân vừa tạo điều kiện tốt cho kinh tế hộ phát triển. Trong đó, dịch vụ thủy lợi, cung ứng giống, vật tư phân bón và chuyển giao khoa học kỹ thuật chiếm tỷ lệ lớn nhất. Các hoạt động dịch vụ cũng như doanh thu của nhiều HTX tăng so với thời điểm trước khi thực hiện chuyển đổi theo Luật Hợp tác xã 2012 tuy chưa nhiều.
Tại huyện Bình Xuân, tỉnh Vĩnh Phúc các dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện phát triển mạnh mẽ trong đó có 01 trung tâm dịch vụ nông nghiệp
và 45 HTX nông nghiệp: HTX dịch vụ nông nghiệp Nhân Lý (xã Phú Xuân, huyện Bình Xuyên) hiện có 615 hộ với trên 2.600 hội viên, hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực: Cung ứng vật tư, phân bón, giống cây trồng, vật nuôi, tiêu thụ nông sản, dịch vụ làm đất, vệ sinh môi trường. Với phương châm lấy lợi ích phục vụ xã viên, mỗi năm, HTX đứng ra cung ứng khoảng 20 tấn giống các loại với giá thấp hơn thị trường; đầu tư hàng trăm triệu đồng, hợp đồng với Công ty thuốc bảo vệ thực vật, phân bón uy tín sau đó giao cho từng đội sản xuất trên cơ sở nhu cầu của xã viên với giá phù hợp, giúp xã viên giải quyết một phần khó khăn khi vật tư nông nghiệp tăng cao. Dịch vụ làm đất cũng được HTX triển khai có hiệu quả; mỗi sào giảm từ 30 – 50.000 đồng công cày bừa, 100% diện tích không bị tư thương ép giá... Với cách làm mới và hiệu quả trong thực hiện các khâu dịch vụ, những năm qua, HTX luôn hoạt động, kinh doanh có lãi, nâng cao thu nhập, tạo sự gắn kết giữa xã viên và HTX. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2015, doanh thu của HTX đạt trên 4 tỷ đồng, lương bình quân của người lao động được trả đạt gần 1,5 triệu đồng/người/tháng (Báo Vĩnh Phúc, 2018)
Hình 1: Đưa cơ giới hóa vào sản xuất lúa tại HTX Dịch vụ nông nghiệp Nhân Lý, xã Phú Xuân, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc
Tại Thanh Hóa, có 01 Trung tâm hỗ trợ nông thôn; 20 Trung tâm dịch vụ nông nghiệp được đặt trụ sở trên các huyện và có 507 HTX dịch vụ nông nghiệp đang hoạt động có hiệu quả, giải quyết việc làm thường xuyên cho khoảng 20.000 lao động. Theo Liên minh HTX tỉnh, hiện có 86% số HTX dịch vụ nông nghiệp toàn tỉnh liên kết với các công ty thủy nông để phục vụ tưới tiêu; 70% số HTX dịch vụ nông nghiệp liên kết với các cơ quan bảo vệ thực vật làm dịch vụ phòng trừ sâu bệnh; 77% số HTX dịch vụ nông nghiệp liên kết với các trạm, trại, công ty giống làm dịch vụ giống cây trồng; 60% số HTX dịch vụ nông nghiệp ứng trước vật tư, phân bón cung ứng cho xã viên. Qua các khâu dịch vụ, đã giải quyết được nhiều việc làm cho xã viên (Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa, 2019)
Trong đó, tại huyện Thọ Xuân điển hình có HTX dịch vụ nông nghiệp Xuân Hòa đã chủ động liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp để xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung, tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm cho xã viên. Hằng năm, HTX làm dịch vụ cung ứng hơn 50 tấn phân bón các loại, gần 7 tấn lúa giống cho nông dân trong xã. Toàn xã Xuân Hòa hiện có 305 ha đất trồng lúa, HTX đã tổ chức phối hợp với các cá nhân trong xã có máy cày, máy gặt để làm đất cấy theo đúng khung thời vụ và làm dịch vụ thu hoạch lúa cho nhân dân. Trong vụ đông và vụ xuân vừa qua, HTX đã chủ động ký hợp đồng với Công ty CP Rau quả Việt Thanh đóng trên địa bàn huyện Thọ Xuân, bao tiêu sản phẩm ớt ngọt cho nông dân. Trước khi đưa cây ớt vào sản xuất đại trà, HTX đã phối hợp với công ty mở 4 lớp tập huấn về kỹ thuật chăm sóc cây ớt cho 480 người và tổ chức đi tham quan ở các huyện Yên Định và Hậu Lộc. Từ đó, HTX vận động bà con nông dân trồng 30 ha ớt, nhờ chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, sản lượng ớt hàng năm đạt 400 tấn, doanh thu đạt 3,3 tỷ đồng... Trong vụ đông sắp tới, HTX sẽ đầu tư vật tư nông nghiệp cho bà con nông dân trong xã trồng 50 ha cây ớt, đồng thời, đề nghị UBND xã bố trí quỹ đất để sản xuất mạ khay phục vụ gieo
cấy lúa cho bà con xã viên trong và ngoài xã (Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa, 2019).
1.2.2. Phát triển dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện Bá Thước,tỉnh Thanh Hóa tỉnh Thanh Hóa
Hiện nay trên địa bàn huyện Bá Thước gồm có 01 Trung tâm dịch vụ nông nghiệp và 12 HTX dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn. HTX nông nghiệp và dịch vụ môi trường xã Thiết Ống. Ngành, nghề sản xuất, kinh doanh gồm: Hoạt động dịch vụ trồng trọt, chăn nuôi; dịch vụ môi trường thu gom rác thải; trồng, chăm sóc rừng và ươm giống cây lâm nghiệp; chế biến, bảo quản rau, quả; sản xuất các loại bánh từ tinh bột; sản xuất sản phẩm khác từ gỗ, tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện; bán buôn nông sản, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống; đặc biệt, ngành nghề kinh doanh chính của HTX nông nghiệp và dịch vụ môi trường xã Thiết Ống là bán buôn thực phẩm.
HTX đã thúc đẩy hợp tác cùng với nông dân trên địa bàn xã phát triển kinh tế gia đình, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần xây dựng nông thôn mới; đảm bảo vệ sinh môi trường; mở rộng các ngành nghề kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp; đấu mối tìm kiếm thị trường đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp trồng trọt và chăn nuôi (Niên giá thống kê huyện Bá Thước, 2019)
Hình 2: Hợp tác xã Thiết Ông, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa
HTX Dịch vụ Nông nghiệp – Du lịch Pù Luông có địa chỉ tại thôn Pà Ban, xã Thành Sơn, huyện Bá Thước. Ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của HTX bao gồm: Trồng lúa; trồng rau, đậu các loại và trồng hoa; trồng trọt, chăn nuôi hỗn hợp; chế biến và bảo quản rau quả; đại lý du lịch; điều hành tuor du lịch; nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động; dịch vụ lưu trú ngắn ngày…. HTX Dịch vụ Pù Luông sẽ phát triển các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại thôn Pà Ban, xã Thành Sơn, đáp ứng nhu cầu của khách thăm quan, nghỉ dưỡng và nhu cầu thị trường. Từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm của hợp tác xã; khai thác các sản phẩm gắn với hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng.
Hình 3: Dịch vụ nghỉ dưỡng tại Phù Luông
do HTX Dịch vụ Nông nghiệp – Du lịch Pù Luông xây dựng
* Bài học kinh nghiệm đối với huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa
Từ kết quả phân tích trên, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm từ phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ nông nghiệp:
Thứ nhất, phái có cơ chế, chính sách tạo thuận lợi nhằm khuyến khích sự phát triển dịch nông nghiệp phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương. Tự do lựa chọn các loại hình dịch vụ nông nghiệp cũng như thuận lợi trong việc phát triển các dịch vụ nông nghiệp như HTX trở thành doanh nghiệp.
Thứ hai, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về các hình thức dịch vụ nông nghiệp nhất là đối với mô hình dịch vụ HTX đang phát triển có hiệu quả cao hiện nay, vai trò của kinh tế trang trại, kinh tế HTX và những lợi ích của dịch vụ nông nghiệp mang tới.
Thứ ba, Xây dựng, nhân rộng các mô hình dịch vụ nông nghiệp điển hình; hỗ trợ HTX tiếp cận vốn vay ưu đãi để phát triển sản xuất. Thúc đẩy sự phát triển các HTX nông nghiệp gắn với chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
Thứ tư, đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, chủ động trong công tác tìm kiếm thị trường tiêu thụ các sản phẩm của địa phương nhờ đó sẽ thúc đẩy sự phát triển của các dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện.
Thứ năm, đẩy mạnh công tác tuyên truyền ứng dụng khoa học kỹ thuật và ứng dụng chuyển đổi số vào sản xuất nông nghiệp để nâng cao sản lượng, chất lượng, sản phẩm và thị trường tiêu thị sản phẩm ổn định.
1.3. Các công trình nghiên cứu
Hiện tại đã có một số công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến vấn đề chất lượng dịch vụ nông nghiệp liên quan đến hướng nghiên cứu của đề tài, tiêu biểu như sau:
Đề tài Tiến sĩ của Lê Bá Tâm (2016) về chủ đề “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Nghệ An”
Đề tài của Ngô Thị Phương Nhung (2015) về chủ đề “Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế”
Bài báo của Chu Tiến Quang và cs (2011) về chủ đề “Kinh nghiệm của Hà Nội trong phát triển nông nghiệp bền vững”
Đề tài của Nguyễn Thái Bình Minh, (2015) về chủ đề: Phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn Lý Nhân, tỉnh Hà Nam”
Như vậy: Qua các nghiên cứu về tình hình phát triển của các dịch vụ nông nghiệp và định hướng phát triển nông nghiệp hiện này đã có sự phát triển và sự phát triển của các dịch vụ nông nghiệp ở mỗi địa phương là khác nhau, bao gồm các thành phần là dịch vụ nông nghiệp khác nhau.
Chương 2
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
2.1.1.1.Vị trí địa lý
Bá Thước là huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa, trung tâm huyện lỵ cách thành phố Thanh Hóa khoảng 120 km về phía Bắc Tây bắc, có diện tích tự nhiên 77.757,23 ha, gồm 22 xã và 01 thị trấn. Huyện có tọa độ địa lý từ