Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp và sơ cấp

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện bá thước, tỉnh thanh hóa (Trang 49 - 51)

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp và sơ cấp

2.3.1.1. Thu thập thông tin số liệu thứ cấp

Các tài liệu và số liệu thứ cấp được thu thập trên sách báo, tạp chí, các tài liệu đã công bố và có liên quan tại phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Tài nguyên môi trường, phòng Thống kê và các phòng ban khác ở huyện huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa.

Tài liệu gồm: Báo cáo PTKT-XH trên địa bàn huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa qua các năm từ 2017-2019; Niên giám thống kê huyện Bá Thước qua các năm 2017-2019

2.3.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) trong quá trình khảo sát. Sử dụng những câu hỏi mở, thông qua phương pháp này trực tiếp tiếp cận đến các hộ gia đình, các đối tượng sử dụng dịch vụ nông nghiệp và cán bộ quản lý nông nghiệp để hiểu biết thực trạng phát triển, tồn tại của dịch vụ nông nghiệp để từ đó đề xuất được những giải pháp nhằm năng cao chất lượng dịch vụ nông nghiệp trong thời gian tới.

* Phương pháp thu nhập số liệu sơ cấp

Đề tài thu thập thông tin sơ cấp thông qua phương pháp điều tra dùng bảng hỏi đã chuẩn bị sẵn.

* Chọn mẫu điều tra:

Trên địa bàn gồm có 01 Trung tâm dịch vụ nông nghiệp và 12 HTX nông nghiệp. Đối tượng điều tra là cán bộ quản lý nông nghiệp ; cán bộ quản lý HTX nông nghiệp và các hộ nông dân trên địa bàn huyện

- Cỡ mẫu điều tra:

+ Cán bộ lãnh đạo, cán bộ nhân viên quản lý nông nghiệp, cán bộ quản lý HTX nông nghiệp.

Trên địa bàn huyện Bá Thước chỉ có 96 người. Để đảm bảo tính khả thi tác giả sẽ chọn 50% số lượng trên theo phương pháp lựa chọn ngẫu nhiên bao gồm 22 người là cán bộ chuyên viên (mỗi xã 01 cán bộ phụ trách công tác nông nghiệp) và 26 người là cán bộ quản lý tại nông nghiệp và cán bộ quản lý HTX nông nghiệp.

+ Đối với hộ nông dân:

Bước 1. Chọn xã nghiên cứu

Phạm vi, vị trí vùng điều tra 03 xã, đại diện cho các vùng sinh thái khác nhau trong huyện. Trong đó:

+ Xã Thành Sơn là một xã vùng sâu, vùng xa, mang đặc điểm đồi núi cao với nhiều núi đá, vực sâu thẳm.

+ Xã Hạ Trung nằm ở trung tâm huyện, có đặc điểm đồi núi thấp với khoảng 10% diện tích bằng phẳng, nhiều sông suối.

+ Xã Điền Quang nằm ở phía Đông của huyện, nằm trong khu vực thấp, nhiều thung lũng, sông suối, thuận lợi canh tác nông, lâm nghiệp kết hợp, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày, giao thông thuận tiện.

Bước 2. Xác định quy mô mẫu. Để đảm bảo tính khách quan tác giả sử dụng công thức Slovin để tiến hành xác định quy mô mẫu:

n = N/ (1 + Ne2) Trong đó: N là tổng thể

e là sai số. Trong nghiên cứu này tác giả lựa chọn e =5%=0,05 n là cỡ mẫu.

Số hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tại 3 xã trên là 850 hộ. Do đó số mẫu tối thiểu cần phải nghiên cứu là:

N = 850/(1+ 850 x 0,052) = 272 mẫu.

Do đó, cỡ mẫu tối thiểu phải đạt 272 mẫu nghiên cứu, đối tượng khảo sát là các hộ nông nghiệp trên địa bàn huyện Bá Thước

+ Nội dung phiếu điều tra gồm 2 phần : + Phần 1 : Thông tin phiếu điều tra

+ Phần 2 : Đánh giá chất lượng dịch vụ nông nghiệp tại huyện Bá Thước tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện bá thước, tỉnh thanh hóa (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w