4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn
1.2.2. Phát triển dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa
tỉnh Thanh Hóa
Hiện nay trên địa bàn huyện Bá Thước gồm có 01 Trung tâm dịch vụ nông nghiệp và 12 HTX dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn. HTX nông nghiệp và dịch vụ môi trường xã Thiết Ống. Ngành, nghề sản xuất, kinh doanh gồm: Hoạt động dịch vụ trồng trọt, chăn nuôi; dịch vụ môi trường thu gom rác thải; trồng, chăm sóc rừng và ươm giống cây lâm nghiệp; chế biến, bảo quản rau, quả; sản xuất các loại bánh từ tinh bột; sản xuất sản phẩm khác từ gỗ, tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện; bán buôn nông sản, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống; đặc biệt, ngành nghề kinh doanh chính của HTX nông nghiệp và dịch vụ môi trường xã Thiết Ống là bán buôn thực phẩm.
HTX đã thúc đẩy hợp tác cùng với nông dân trên địa bàn xã phát triển kinh tế gia đình, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần xây dựng nông thôn mới; đảm bảo vệ sinh môi trường; mở rộng các ngành nghề kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp; đấu mối tìm kiếm thị trường đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp trồng trọt và chăn nuôi (Niên giá thống kê huyện Bá Thước, 2019)
Hình 2: Hợp tác xã Thiết Ông, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa
HTX Dịch vụ Nông nghiệp – Du lịch Pù Luông có địa chỉ tại thôn Pà Ban, xã Thành Sơn, huyện Bá Thước. Ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của HTX bao gồm: Trồng lúa; trồng rau, đậu các loại và trồng hoa; trồng trọt, chăn nuôi hỗn hợp; chế biến và bảo quản rau quả; đại lý du lịch; điều hành tuor du lịch; nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động; dịch vụ lưu trú ngắn ngày…. HTX Dịch vụ Pù Luông sẽ phát triển các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại thôn Pà Ban, xã Thành Sơn, đáp ứng nhu cầu của khách thăm quan, nghỉ dưỡng và nhu cầu thị trường. Từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm của hợp tác xã; khai thác các sản phẩm gắn với hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng.
Hình 3: Dịch vụ nghỉ dưỡng tại Phù Luông
do HTX Dịch vụ Nông nghiệp – Du lịch Pù Luông xây dựng
* Bài học kinh nghiệm đối với huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa
Từ kết quả phân tích trên, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm từ phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ nông nghiệp:
Thứ nhất, phái có cơ chế, chính sách tạo thuận lợi nhằm khuyến khích sự phát triển dịch nông nghiệp phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương. Tự do lựa chọn các loại hình dịch vụ nông nghiệp cũng như thuận lợi trong việc phát triển các dịch vụ nông nghiệp như HTX trở thành doanh nghiệp.
Thứ hai, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về các hình thức dịch vụ nông nghiệp nhất là đối với mô hình dịch vụ HTX đang phát triển có hiệu quả cao hiện nay, vai trò của kinh tế trang trại, kinh tế HTX và những lợi ích của dịch vụ nông nghiệp mang tới.
Thứ ba, Xây dựng, nhân rộng các mô hình dịch vụ nông nghiệp điển hình; hỗ trợ HTX tiếp cận vốn vay ưu đãi để phát triển sản xuất. Thúc đẩy sự phát triển các HTX nông nghiệp gắn với chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
Thứ tư, đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, chủ động trong công tác tìm kiếm thị trường tiêu thụ các sản phẩm của địa phương nhờ đó sẽ thúc đẩy sự phát triển của các dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện.
Thứ năm, đẩy mạnh công tác tuyên truyền ứng dụng khoa học kỹ thuật và ứng dụng chuyển đổi số vào sản xuất nông nghiệp để nâng cao sản lượng, chất lượng, sản phẩm và thị trường tiêu thị sản phẩm ổn định.
1.3. Các công trình nghiên cứu
Hiện tại đã có một số công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến vấn đề chất lượng dịch vụ nông nghiệp liên quan đến hướng nghiên cứu của đề tài, tiêu biểu như sau:
Đề tài Tiến sĩ của Lê Bá Tâm (2016) về chủ đề “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Nghệ An”
Đề tài của Ngô Thị Phương Nhung (2015) về chủ đề “Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế”
Bài báo của Chu Tiến Quang và cs (2011) về chủ đề “Kinh nghiệm của Hà Nội trong phát triển nông nghiệp bền vững”
Đề tài của Nguyễn Thái Bình Minh, (2015) về chủ đề: Phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn Lý Nhân, tỉnh Hà Nam”
Như vậy: Qua các nghiên cứu về tình hình phát triển của các dịch vụ nông nghiệp và định hướng phát triển nông nghiệp hiện này đã có sự phát triển và sự phát triển của các dịch vụ nông nghiệp ở mỗi địa phương là khác nhau, bao gồm các thành phần là dịch vụ nông nghiệp khác nhau.
Chương 2
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
2.1.1.1.Vị trí địa lý
Bá Thước là huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa, trung tâm huyện lỵ cách thành phố Thanh Hóa khoảng 120 km về phía Bắc Tây bắc, có diện tích tự nhiên 77.757,23 ha, gồm 22 xã và 01 thị trấn. Huyện có tọa độ địa lý từ 20010’ - 20024’ vĩ độ Bắc và từ 105003’ - 105028’ kinh độ Đông.
- Phía Bắc giáp tỉnh Hòa Bình;
- Phía Nam giáp huyện Lang Chánh và Ngọc Lặc;
- Phía Đông giáp huyện Cẩm Thủy và huyện Thạch Thành; - Phía Tây giáp huyện Quan Hóa và huyện Quan Sơn.
Nhìn chung Bá Thước có vị trí địa lý ít thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Hệ thống giao thông chưa phát triển do địa hình bị chia cắt mạnh, gây cản trở lớn đến việc giao lưu kinh tế giữa các xã trong huyện và các huyện lân cận.
2.1.1.2. Địa hình, địa mạo:
Là huyện miền núi cao, nên địa hình của huyện rất đa dạng và phức tạp với 3/4 diện tích là đồi núi và bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sông suối:
- Địa hình vùng núi cao: Gồm 6 xã: Ban Công, Thành Lâm, Thành Sơn, Cổ Lũng, Lũng Niêm và Lũng Cao, với tổng diện tích tự nhiên là 25.066 ha. Độ cao trung bình từ 500 - 1.000 m so với mặt nước biển. Vùng núi cao chiếm gần 50% diện tích toàn huyện, trong đó độ dốc >250 chiếm khoảng 70% diện tích toàn vùng.
- Vùng đồi và núi thấp: Gồm 7 xã: Tân Lập (5,6%), Lương Trung (18,9%), Lương Nội (24,5%), Lương Ngoại (12,7%), Thiết Kế (11,8), Kỳ Tân(12,6%) và Văn Nho (13,9%). Tổng diện tích tự nhiên toàn vùng là 11.953 ha. Độ cao trung bình từ 150 - 200 m so với mặt nước biển.
trấn: Thiết Ống, Lâm Xa, Ái Thượng, Hạ Trung, Điền Quang, Điền Lư, Điền Trung, Điền Hạ, Điền Thượng và thị trấn Cành Nàng. Độ cao trung bình từ 80 - 100 m so với mặt nước biển, địa hình thấp dần về phía Đông. Đây là vùng trọng điểm lúa màu và cây công nghiệp của huyện.
2.1.1.3. Khí hậu. thời tiết và thủy văn * Khí hậu, thời tiết
Huyện Bá Thước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có hai mùa rõ rệt:
- Mùa mưa: Từ tháng 4 đến tháng 10 trong năm. - Mùa khô: Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
Theo tài liệu của Trạm Khí tượng - Thủy văn, đặc điểm khí hậu của huyện như sau:
Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 24 – 250C, nhiệt độ tối cao là 380C, nhiệt độ tối thấp từ - 3 đến - 50C.
- Lượng mưa trung bình hàng năm từ 2.300 - 2.500 mm, nhưng phân bố không đều trong năm, tập trung chủ yếu vào tháng 7, tháng 8 và tháng 9, chiếm 70% lượng mưa của cả năm.
- Độ ẩm không khí trung bình 85%, cao nhất là 91% và thấp nhất là 75%.
- Lượng bốc hơi trung bình năm là 617 mm, tháng có lượng bốc hơi lớn nhất là tháng 5 (105,5 mm), tháng có lượng bốc hơi thấp nhất là tháng 2 (69,3 mm).
- Số giờ nắng bình quân hàng năm khoảng từ 1.445 - 1.700 giờ. Tổng tích ôn cả năm là 7.5380C.
Các hiện tượng thời tiết cực đoan là gió Phơn Tây nam (hoạt động mạnh vào tháng 4, tháng 5 và đầu tháng 6); lốc cục bộ đôi khi kèm theo mưa đá thường xuất hiện vào tháng 4 và tháng 5.
Với đặc điểm khí hậu như trên có nhiều thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp như: Khí hậu tương đối ôn hòa, độ ẩm khá, phân bố tương đối đều trong năm nhưng mùa mưa lại tập trung vào quý III trong năm, nên thường dễ gây rửa trôi, xói mòn đất và lũ quét đối với những vùng có độ dốc cao.
Chế độ thủy văn của huyện phụ thuộc vào hệ thống sông Mã là chế độ đơn giản, trong năm thủy văn có một mùa lũ và một mùa cạn kế tiếp nhau. Mùa lũ khá dài với thời đoạn lũ tới 5 tháng/ năm, xảy ra các tháng trong năm từ tháng 6 đến tháng 10. Lượng chảy trong mùa lũ chiếm 75% tổng lượng chảy trong năm. Đỉnh lũ trên sông mã diễn ra vào tháng 8, chiếm 21,8% tổng lượng chảy trong năm.
2.1.1.4. Tài nguyên * Tài nguyên đất
Diện tích tự nhiên của huyện Bá Thước là 77.757,23 ha, trong đó đất đưa vào sử dụng cho mục đích nông nghiệp là 70.318,68 ha, chiếm 90,43% diện tích đất tự nhiên, đất sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp là 6.406,59 ha, chiếm 8,24% diện tích tự nhiên. Đất chưa đưa vào sử dụng là 1.031,96 ha chiếm 1,33% diện tích đất tự nhiên.
Trong đất nông nghiệp của huyện chủ yếu là đất rừng, cụ thể: Đất rừng sản xuất chiếm 47,39% đất nông nghiệp, đất rừng phòng hộ chiếm 18,40% diện tích đất nông nghiệp, đất rừng đặc dụng chiếm 17,03% diện tích đất nông nghiệp.
Đất sản xuất nông nghiệp có diện tích ít, cụ thể: Đất trồng lúa 4.972,08 ha chiếm 7,07% diện tích đất nông nghiệp; đất trồng cây hàng năm khác diện tích 5.334,27 ha, chiếm 7,59% diện tích đất nông nghiệp.
* Tài nguyên khoáng sản
Trên địa bàn huyện Bá Thước có một số loại khoáng sản như:
- Quặng sắt: Phân bổ tại các xã Lương Nội, Hạ Trung, Ái Thượng và Lương Ngoại; quy mô diện tích hàng trăm ha, trữ lượng 30 - 35 vạn tấn, hàm lượng tương đối khá (khoảng 40 - 50%) có thể khai thác phục vụ công nghệ luyện thép, làm phụ gia sản xuất xi măng.
- Mỏ vàng: Gồm vàng sa khoáng ở xã Ban Công, Cổ Lũng, Lũng Cao, Điền Lư và xã Lương Ngoại.
- Đá vôi: Phân bố ở hầu hết các xã trên địa bàn.
- Đá hoa ốp lát: Có ở xã Thiết Kế và Điền Lư, có trữ lượng lớn.
- Mỏ cao lanh Kỳ Tân có thể sử dụng để sản xuất sứ cao cấp. Than bùn có ở Văn Nho.
Ngoài ra còn có một số vật liệu chủ yếu đang được khai thác, sử dụng trong nghành xây dựng như: Đá, cát, sỏi xây dựng hoặc một số vật liệu quý, tuy trữ lượng không lớn, nhưng có giá trị cao như: Ăng ti moan, đá đỏ có ở xã Điền Hạ.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội
2.1.2.1. Điều kiện kinh tế
- Giá trị sản xuất các ngành nông nghiệp
Công tác dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện Bá Thước trong giai đoạn 2017 - 2019 có những bước phát triển mới, các dịch vụ nông nghiệp ngày càng ra tăng, đảm bảo về chất lượng và số lượng để giúp người dân triên địa bàn huyện yên tâm canh tác, tăng năng xuất nông nghiệp.
Trong đó, Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện tăng trưởng theo từng năm:
Bảng 3.1. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp ở huyện Bá Thước, giai đoạn 2017-2019 ĐVT: Tỷ đồng Ngành sản xuất Tổng GTSX 1. Trồng trọt 2. Chăn nuôi 3.Thủy sản 4. Lâm nghiệp
- Đối với năm 2017 tổng giá trị sản xuất các ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Bá Thước đạt 1.141,93 tỷ đồng. Trong đó, ngành chăn nuôi chiếm tỷ lệ cao nhất với 536,2 tỷ đồng, đạt 47%; tiếp theo là ngành trồng trọt 445,0
tỷ đồng, đạt 39%; 11,8% là ngành lâm nghiệp và 2,2% là ngành thủy sản. - Năm 2018 tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp là 1.419 tỷ đồng. Trong đó: ngành ngành chăn nuôi vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất trong các ngành nông nghiệp với 58.1%; tiếp theo là đến ngành trồng trọt đạt 417,95 tỷ đồng, đạt 29,5%; ngành lâm nghiệp đạt 148,6, chiếm tỷ lệ 10,5% và 1,9% là ngành nuôi trồng thủy sản.
- Năm 2019 tổng giá trị sản xuất đạt 1.607 tỷ đồng, tăng 188 tỷ đồng so với năm 2018 điều đó chứng tỏ ngành nông nghiệp ngày càng được quan tâm đầu tư và là ngành chủ đạo của địa phương. Trong đó, ngành chăn nuôi vẫn chiếm vị thế cao nhất với tổng giá trị sản xuất là 968 tỷ động, chiếm tỷ lệ 60,2%; tiếp theo là ngành trồng trọt là 433,7 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 26,9%; ngành lâm nghiệp là 167 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 10,3% và thấp nhất là ngành thủy sản với giá trị sản xuất là 28,3 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 1,7%.
Ngoài ra, các ngành như:
- Công nghiệp xây dựng đạt : 261,2 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 16,80%. Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu gồm : năng lượng điện, đá, cát, sỏi, gạch vồ, cửa sắt, giường tủ, bàn ghế, tăm…
- Các ngành dịch vụ tiếp tục có bước phát triển đáng kể, hoạt động thương mại diễn ra sôi động, thị trường hàng hóa cơ bản ổn địn. Dịch vụ thương mại ước đạt 287,10 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân là 17,90%. Hoạt động vận tải đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách trên địa bàn. Giá trị xuất khẩu (chủ yếu từ lao động xuất khẩu) được 1,9 triệu USD. Lượng khách đến tham quan du lịch tăng, đã đón được 28.812 lượt người, khách quốc tế là 10.324 lượt khách đến tham quan và nghỉ dưỡng tại các điểm du lịch trên địa bàn huyện.
Như vậy, qua kết quả trên chúng ta có thể nhận thấy rằng giá trị sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn huyện Bá Thước tăng đều theo các năm.
2.1.2.2. Điều kiện xã hội
Theo Niên gián thống kê huyện Bá Thước, dân số toàn huyện tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2020 có 101.145 người, gồm 3 dân tộc chính là dân tộc Mường chiếm tỷ lệ 47,2%, dân tộc Thái chiếm tỷ lệ 31,9%, dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ 16,8% và một số dân tộc anh em khác cùng chung sống.
Nhìn chung xu hướng cơ cấu lao động ở các nghành đang dần dần thay đổi. Nghành nông, lâm nghiệp, thủy sản đang có chiều hướng giảm dần, thay vào đó là nghành dịch vụ - thương mại, công nghiệp - xây dựng có xu hướng gia tăng. Không thể không nhắc tới nguồn lao động phi nông nghiệp trên địa bàn, số lượng này chiếm một phần đáng kể.
Tỷ lệ dân số nông nghiệp sinh sống tại các vùng nông thôn miền núi lớn, chủ yếu là người dân tộc, nguồn thu nhập chính là nông nghiệp nhưng bình quân thu nhập đầu người còn rất thấp, tỷ lệ đói nghèo còn cao, khả năng huy động sức dân trong đầu tư phát triển còn kém.
Trình độ dân trí và trình độ chuyên môn, tay nghề của người lao động còn thấp, chưa chuyển phù hợp với những nếp sống, hành động trong thời kỳ đổi mới. Tình hình du canh, du cư trong một số bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số vẫn đang còn tiếp tục, chưa được chấm rứt.
Do có nhiều dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc trên địa bàn vẫn duy trì và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc cũng như phong tục tập quán riêng