4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn
3.3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả chất lượng dịch vụ nông nghiệp tại huyện Bá
tại huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa
3.3.3.1. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ quản lý và cán bộ phục vụ trong dịch vụ nông nghiệp
Hiện nay trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên viên phục vụ dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyên được qua đào tạo cơ bản còn rất ít, chủ yếu hoạt động dựa trên kinh nghiệm có sẵn. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của các dịch vụ nông nghiệp. Yêu cầu đặt ra trong thời gian tới là cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về trình độ quản lý cho cán bộ quản lý và nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ để nâng cao chất lượng dịch vụ:
+ Quy hoạch phát triển cán bộ dịch vụ nông nghiệp: Trước hết phải xây dựng quy hoạch cán bộ, lấy đó làm cơ sở thực hiện công tác cán bộ trong công tác dịch vụ nông nghiệp trong những năm tới, cần phân biệt rõ nghĩa vụ, quyền hạn. Đồng thời hoàn thiện cơ chế tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng đối ngũ cán bộ.
phân công, phân cấp rõ ràng về quyền hạn và trách nhiệm trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thực hiện công tác dịch vụ nông nghiệp. Công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ cần phải được thực hiện theo phương châm thường xuyên, liên tục, kết hợp giữa đào tạo với bồi dưỡng, ưu tiên đào tạo cán bộ chủ chốt của trong dịch vụ nông nghiệp. Đa dạng hóa hình thức, lựa chọn địa điểm đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế của DVNN và người học.
+ Nâng cao trách nhiệm của cán bộ DVNN: Cán bộ DVNN cần phải nâng cao trình độ của mình để hướng dẫn, giúp đỡ các nông hộ về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, thời vụ trồng trọt, thông tin thị trường sản phẩm. Ngoài ra, khi gặp dịch bệnh, hoặc các biến động bất thường của thời tiết, khí hậu, các cán bộ DVNN phải tìm hiểu thông tin, kịp thời giúp đỡ các nông hộ xử lý các tình huống có thể xảy ra.
+ Cán bộ phải hiểu biết, đồng cảm và chia sẻ, tạo lòng tin với các nông hộ: đã là cán bộ DVNN phải gắn liền với xã viên, hộ nông dân, hiện nay các DVNN được thành lập dựa trên chủ yếu trên cơ sở về văn hóa, xã hội như: tình làng, nghĩa xóm, tình anh em, hầu hết các xã viên đều có những điểm văn hóa, quan niệm, cách sống, phương thức hoạt động và sinh hoạt tương đối giống nhau, đây là điều kiện quan trọng giữ vững lòng tin. Tuy nhiên qua khảo sát chúng tôi thấy có một số cán bộ DVNN chưa thực sự nhiệt tình hướng dẫn các nông hộ, chưa tìm được sự chia sẻ của các nông hộ đối với các hoạt động của DVNN. Vì vậy để khắc phục tình trạng này, cán bộ DVNN ngoài công tác chuyên cần phải hiểu rõ hơn nhu cầu của người dân, ứng xử phải thật mềm mỏng, chu đáo, tận tình để tạo lòng tin đối với các hộ nông dân.
- Bố trí, sắp xếp các chức danh quản lý của DVNN hợp lý để quản lý các hoạt động dịch vụ nông nghiệp hiệu quả nhất
3.3.3.2. Nâng cao chất lượng các dịch vụ hiện có
- Nâng cao chất lượng dịch vụ nông nghiệp hiện có là một trong những nội dung cần được thực hiện thường xuyên hằng năm qua đó để đánh giá
được chất lượng của dịch vụ nông nghiệp và kịp thời đưa ra các giải pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ.
- Thường xuyên lấy ý kiến phản hồi từ người dân đối với chất lượng của dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn để từ đó có cách nhìn tổng quát và phương pháp thực hiện phù hợp nhất trên địa bàn.
- Đầu tư cơ sở vật chất và kịp thời nắm bắt được những dịch vụ nông nghiệp tiên tiến áp dụng trong sản xuất nông nghiệp để tư vấn và hỗ trợ người dân nhằm nâng cao năng xuất và chất lượng của các sản phẩm nông nghiệp.
3.3.3.3. Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ
Hiện nay các dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện Bá Thước chủ yếu hoạt động những dịch vụ thiết yếu phục vụ sản xuất nông nghiệp như: dịch vụ thủy nông, dịch vụ thú y, dịch vụ khuyến nông, bảo vệ thực vật; dịch vụ … để đáp ứng yêu cầu, nhu cầu càng cao của sản xuất nông nghiệp đòi hỏi các dịch vụ nông nghiệp phải mạnh đầu tư, mở thêm dịch vụ mới:
+ Trên cơ sở các hoạt động dịch vụ hiện tại, một mặt tăng cường đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ, mặt khác mạnh dạn mở rộng thêm một số hoạt động dịch vụ trong huyện có nhu cầu và khả năng đem lại lợi nhuận cao như: dịch vụ tín dụng, dịch vụ thu gom rác thải, dịch vụ tiêu thụ nông sản .... để đa dạng hóa các loại hình dịch vụ nông nghiệp. Mở rộng hoạt động dịch vụ cung cấp các loại vật tư thiết bị và sản phẩm theo nhu cầu thiếu yếu cho các hộ nông dân trong huyện. Cần tổ chức các dịch vụ cung cấp một số loại máy mọc, thiết bị cho DVNN và cho các hộ nông dân như các dụng cụ cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ nông dân và những sản phẩm cần thiết cho cuộc sống thường ngày của các nông hộ cũng như của xã viên trong huyện.
3.3.3.4. Chính sách thúc đẩy tìm kiếm thị trường quảng bá sản phẩm nông nghiệp của địa phương
- Để chất lượng dịch vụ nông nghiệp đạt kết quả tốt và phát triển thì khâu tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn huyện là yếu tố cần được quan tâm. Hiện nay trên địa bàn huyện các sản phẩm nông nghiệp chỉ tiêu thụ chủ yếu trong huyện và tỉnh Thanh Hóa. Chỉ có một số ít sản phẩm tiêu thụ ra các tỉnh lân cận. Chính vị vậy cần có những chính sách phát triển sản phẩm mang thương hiệu của địa phương và phát triển thị trường lâu dài cho sản phẩm nông nghiệp.
- Đẩy mạnh phát triển chương trình OCOP “ Mỗi xã một sản phẩm “ gắn với phát triển nông thôn mới. Mỗi địa phương được khuyến khích chọn một hoặc một số sản phẩm đặc trưng để dồn lực phát triển, góp phần tạo ra nhiều việc làm, sinh kế và thu nhập cho người dân địa phương một cách bền vững.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ