Kết quả ngành chăn nuôi huyện Bá Thước giai đoạn 2017-2019

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện bá thước, tỉnh thanh hóa (Trang 56 - 59)

TT Chỉ tiêu

I Tổng giá trị sản xuất

1 Chăn nuôi gia súc

Tỷ suất giá hóa

2 Chăn nuôi gia cầm

Tỷ suất giá hóa

3 Chăn nuôi khác

Tỷ suất giá hóa

II Số lượng gia súc, gia cầm 1 Tổng đàn trâu 2 Tổng đàn bò 3 Tổng đàn lợn 4 Tổng đàn gia cầm III Sản phẩm chăn nuôi, chủ yếu 1 Thịt trâu hơi

4 Thịt gia cầm

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bá Thước Ngành chăn nuôi là một ngành có sự phát triển trên địa bàn huyện Bá Thước, kết quả chăn nuôi trên địa bàn huyện trong gia đoạn 2017 - 2019 được thể hiện tại bảng 3.3 như sau:

đạt tỷ lệ bình quân 135,6%. Trong đó, tổng giá trị sản xuất năm 2018 đạt 825 tỷ đồng tăng 288,8 tỷ đồng so với năm 2017. Năm 2019 giá trị sản xuất tăng 143 tỷ đồng so với năm 2018. Cụ thể:

+ Chăn nuôi gia súc: Giá trị sản xuất năm 2017 đạt 289,4 tỷ đồng; năm 2018 là 468,3 tỷ đồng và năm 2019 đạt 450,1 tỷ đồng. Trong đó, năm 2019 là năm mà giá trị sản xuất đối với chăn nuôi gia súc giảm do ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch Dịch tả lợn Châu Phi đã làm ảnh hưởng đến năng xuất và tỷ trọng chăn nuôi gia súc trên địa bàn huyện. Nhiều đàn lợn đến thời điểm xuất bán đã bị tiêu hủy do mắc dịch tả lợn Châu Phi làm ảnh rất lớn đến kinh tế, thu nhập của những người chăn nuôi trên địa bàn. Do vậy, giá trị sản xuất của năm 2019 giảm 18,2 tỷ đồng so với năm 2018.

+ Chăn nuôi gia cầm: Chăn nuôi gia cầm trên địa bàn huyện tăng đều qua các năm, trong đó năm 2019 là năm có giá trị sản xuất đạt cao nhất với 486,4 tỷ đồng. Vì năm 2019, ngành chăn nuôi gia súc bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh nên đa số người dân đã dịch chuyển sang chăn nuôi chăm cầm nhằm đáp ứng nguồi cung trên thị trường và tăng thu nhập cho gia đình.

+ Chăn nuôi khác: Là địa phương có diện tích rừng chiếm tỷ lệ lớn diện tích của huyện ngoài chăn nuôi gia súc, gia cầm thì chăn nuôi khác: chăn nuôi ong mật; tằm, trĩ.... là một loại chăn nuôi được người dân áp dụng để tăng thu nhập và phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương. Tuy giá trị sản xuất không cao nhưng đã đóng góp vào sự phát triển và tăng nhập cho các hộ dân trên địa bàn huyện. Trong đó, gía trị sản xuất năm 2017 là 15,2 tỷ đồng; năm 2018 giảm hơn sơ với nhăm 2017 là 1,7 tỷ đồng; năm 2019 giá trị sản xuất đã phát triển mạnh tăng lên gần gấp 2 lần so với năm 2018.

- Số lượng gia súc, gia cầm: Tổng số lượng gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện tăng dần qua các năm. Tỷ lệ bình quân số lượng gia súc, gia cầm trong giai đoạn 2017 - 2018 đạt 106,9%. Trong đó, năm 2019 có lượng gia súc, gia cầm nhiều nhất 724.635con; tiếp theo đến năm 2018 là 667.200 con

và thấp nhất là năm 2017 là 634.064 con.

- Sản phẩm chăn nuôi chủ yếu: Số lượng gia súc, gia cầm tăng dần qua các năm điều đó cho thất sản phẩm chăn nuôi cũng tăng lên theo các năm. Tỷ lệ bình quân sản lượng gia súc, gia cầm trong gia đoạn 2017 - 2019 là 100,34%. Trong đó: năm 2018 với tổng số sản lượng gia súc, gia cầm cao nhất đạt 15.867 tấn; tiếp theo đến năm 2019 đạt 15.078 tấn và thấp nhất là năm 2017 với 15.019 tấn.

Như vậy, qua kết quả trên cho thấy ngành chăn nuôi trên địa bàn huyện Bá Thước có giá trị sản xuất, số lượng và sản phẩm gia súc, gia cầm tăng dần theo các năm.

3.1.2.3. Ngành thủy sản

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện bá thước, tỉnh thanh hóa (Trang 56 - 59)