Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện bá thước, tỉnh thanh hóa (Trang 43 - 46)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

2.1.1.1.Vị trí địa lý

Bá Thước là huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa, trung tâm huyện lỵ cách thành phố Thanh Hóa khoảng 120 km về phía Bắc Tây bắc, có diện tích tự nhiên 77.757,23 ha, gồm 22 xã và 01 thị trấn. Huyện có tọa độ địa lý từ 20010’ - 20024’ vĩ độ Bắc và từ 105003’ - 105028’ kinh độ Đông.

- Phía Bắc giáp tỉnh Hòa Bình;

- Phía Nam giáp huyện Lang Chánh và Ngọc Lặc;

- Phía Đông giáp huyện Cẩm Thủy và huyện Thạch Thành; - Phía Tây giáp huyện Quan Hóa và huyện Quan Sơn.

Nhìn chung Bá Thước có vị trí địa lý ít thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Hệ thống giao thông chưa phát triển do địa hình bị chia cắt mạnh, gây cản trở lớn đến việc giao lưu kinh tế giữa các xã trong huyện và các huyện lân cận.

2.1.1.2. Địa hình, địa mạo:

Là huyện miền núi cao, nên địa hình của huyện rất đa dạng và phức tạp với 3/4 diện tích là đồi núi và bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sông suối:

- Địa hình vùng núi cao: Gồm 6 xã: Ban Công, Thành Lâm, Thành Sơn, Cổ Lũng, Lũng Niêm và Lũng Cao, với tổng diện tích tự nhiên là 25.066 ha. Độ cao trung bình từ 500 - 1.000 m so với mặt nước biển. Vùng núi cao chiếm gần 50% diện tích toàn huyện, trong đó độ dốc >250 chiếm khoảng 70% diện tích toàn vùng.

- Vùng đồi và núi thấp: Gồm 7 xã: Tân Lập (5,6%), Lương Trung (18,9%), Lương Nội (24,5%), Lương Ngoại (12,7%), Thiết Kế (11,8), Kỳ Tân(12,6%) và Văn Nho (13,9%). Tổng diện tích tự nhiên toàn vùng là 11.953 ha. Độ cao trung bình từ 150 - 200 m so với mặt nước biển.

trấn: Thiết Ống, Lâm Xa, Ái Thượng, Hạ Trung, Điền Quang, Điền Lư, Điền Trung, Điền Hạ, Điền Thượng và thị trấn Cành Nàng. Độ cao trung bình từ 80 - 100 m so với mặt nước biển, địa hình thấp dần về phía Đông. Đây là vùng trọng điểm lúa màu và cây công nghiệp của huyện.

2.1.1.3. Khí hậu. thời tiết và thủy văn * Khí hậu, thời tiết

Huyện Bá Thước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có hai mùa rõ rệt:

- Mùa mưa: Từ tháng 4 đến tháng 10 trong năm. - Mùa khô: Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

Theo tài liệu của Trạm Khí tượng - Thủy văn, đặc điểm khí hậu của huyện như sau:

Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 24 – 250C, nhiệt độ tối cao là 380C, nhiệt độ tối thấp từ - 3 đến - 50C.

- Lượng mưa trung bình hàng năm từ 2.300 - 2.500 mm, nhưng phân bố không đều trong năm, tập trung chủ yếu vào tháng 7, tháng 8 và tháng 9, chiếm 70% lượng mưa của cả năm.

- Độ ẩm không khí trung bình 85%, cao nhất là 91% và thấp nhất là 75%.

- Lượng bốc hơi trung bình năm là 617 mm, tháng có lượng bốc hơi lớn nhất là tháng 5 (105,5 mm), tháng có lượng bốc hơi thấp nhất là tháng 2 (69,3 mm).

- Số giờ nắng bình quân hàng năm khoảng từ 1.445 - 1.700 giờ. Tổng tích ôn cả năm là 7.5380C.

Các hiện tượng thời tiết cực đoan là gió Phơn Tây nam (hoạt động mạnh vào tháng 4, tháng 5 và đầu tháng 6); lốc cục bộ đôi khi kèm theo mưa đá thường xuất hiện vào tháng 4 và tháng 5.

Với đặc điểm khí hậu như trên có nhiều thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp như: Khí hậu tương đối ôn hòa, độ ẩm khá, phân bố tương đối đều trong năm nhưng mùa mưa lại tập trung vào quý III trong năm, nên thường dễ gây rửa trôi, xói mòn đất và lũ quét đối với những vùng có độ dốc cao.

Chế độ thủy văn của huyện phụ thuộc vào hệ thống sông Mã là chế độ đơn giản, trong năm thủy văn có một mùa lũ và một mùa cạn kế tiếp nhau. Mùa lũ khá dài với thời đoạn lũ tới 5 tháng/ năm, xảy ra các tháng trong năm từ tháng 6 đến tháng 10. Lượng chảy trong mùa lũ chiếm 75% tổng lượng chảy trong năm. Đỉnh lũ trên sông mã diễn ra vào tháng 8, chiếm 21,8% tổng lượng chảy trong năm.

2.1.1.4. Tài nguyên * Tài nguyên đất

Diện tích tự nhiên của huyện Bá Thước là 77.757,23 ha, trong đó đất đưa vào sử dụng cho mục đích nông nghiệp là 70.318,68 ha, chiếm 90,43% diện tích đất tự nhiên, đất sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp là 6.406,59 ha, chiếm 8,24% diện tích tự nhiên. Đất chưa đưa vào sử dụng là 1.031,96 ha chiếm 1,33% diện tích đất tự nhiên.

Trong đất nông nghiệp của huyện chủ yếu là đất rừng, cụ thể: Đất rừng sản xuất chiếm 47,39% đất nông nghiệp, đất rừng phòng hộ chiếm 18,40% diện tích đất nông nghiệp, đất rừng đặc dụng chiếm 17,03% diện tích đất nông nghiệp.

Đất sản xuất nông nghiệp có diện tích ít, cụ thể: Đất trồng lúa 4.972,08 ha chiếm 7,07% diện tích đất nông nghiệp; đất trồng cây hàng năm khác diện tích 5.334,27 ha, chiếm 7,59% diện tích đất nông nghiệp.

* Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn huyện Bá Thước có một số loại khoáng sản như:

- Quặng sắt: Phân bổ tại các xã Lương Nội, Hạ Trung, Ái Thượng và Lương Ngoại; quy mô diện tích hàng trăm ha, trữ lượng 30 - 35 vạn tấn, hàm lượng tương đối khá (khoảng 40 - 50%) có thể khai thác phục vụ công nghệ luyện thép, làm phụ gia sản xuất xi măng.

- Mỏ vàng: Gồm vàng sa khoáng ở xã Ban Công, Cổ Lũng, Lũng Cao, Điền Lư và xã Lương Ngoại.

- Đá vôi: Phân bố ở hầu hết các xã trên địa bàn.

- Đá hoa ốp lát: Có ở xã Thiết Kế và Điền Lư, có trữ lượng lớn.

- Mỏ cao lanh Kỳ Tân có thể sử dụng để sản xuất sứ cao cấp. Than bùn có ở Văn Nho.

Ngoài ra còn có một số vật liệu chủ yếu đang được khai thác, sử dụng trong nghành xây dựng như: Đá, cát, sỏi xây dựng hoặc một số vật liệu quý, tuy trữ lượng không lớn, nhưng có giá trị cao như: Ăng ti moan, đá đỏ có ở xã Điền Hạ.

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện bá thước, tỉnh thanh hóa (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w