4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn
2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
2.1.2.1. Điều kiện kinh tế
- Giá trị sản xuất các ngành nông nghiệp
Công tác dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện Bá Thước trong giai đoạn 2017 - 2019 có những bước phát triển mới, các dịch vụ nông nghiệp ngày càng ra tăng, đảm bảo về chất lượng và số lượng để giúp người dân triên địa bàn huyện yên tâm canh tác, tăng năng xuất nông nghiệp.
Trong đó, Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện tăng trưởng theo từng năm:
Bảng 3.1. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp ở huyện Bá Thước, giai đoạn 2017-2019 ĐVT: Tỷ đồng Ngành sản xuất Tổng GTSX 1. Trồng trọt 2. Chăn nuôi 3.Thủy sản 4. Lâm nghiệp
- Đối với năm 2017 tổng giá trị sản xuất các ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Bá Thước đạt 1.141,93 tỷ đồng. Trong đó, ngành chăn nuôi chiếm tỷ lệ cao nhất với 536,2 tỷ đồng, đạt 47%; tiếp theo là ngành trồng trọt 445,0
tỷ đồng, đạt 39%; 11,8% là ngành lâm nghiệp và 2,2% là ngành thủy sản. - Năm 2018 tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp là 1.419 tỷ đồng. Trong đó: ngành ngành chăn nuôi vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất trong các ngành nông nghiệp với 58.1%; tiếp theo là đến ngành trồng trọt đạt 417,95 tỷ đồng, đạt 29,5%; ngành lâm nghiệp đạt 148,6, chiếm tỷ lệ 10,5% và 1,9% là ngành nuôi trồng thủy sản.
- Năm 2019 tổng giá trị sản xuất đạt 1.607 tỷ đồng, tăng 188 tỷ đồng so với năm 2018 điều đó chứng tỏ ngành nông nghiệp ngày càng được quan tâm đầu tư và là ngành chủ đạo của địa phương. Trong đó, ngành chăn nuôi vẫn chiếm vị thế cao nhất với tổng giá trị sản xuất là 968 tỷ động, chiếm tỷ lệ 60,2%; tiếp theo là ngành trồng trọt là 433,7 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 26,9%; ngành lâm nghiệp là 167 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 10,3% và thấp nhất là ngành thủy sản với giá trị sản xuất là 28,3 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 1,7%.
Ngoài ra, các ngành như:
- Công nghiệp xây dựng đạt : 261,2 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 16,80%. Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu gồm : năng lượng điện, đá, cát, sỏi, gạch vồ, cửa sắt, giường tủ, bàn ghế, tăm…
- Các ngành dịch vụ tiếp tục có bước phát triển đáng kể, hoạt động thương mại diễn ra sôi động, thị trường hàng hóa cơ bản ổn địn. Dịch vụ thương mại ước đạt 287,10 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân là 17,90%. Hoạt động vận tải đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách trên địa bàn. Giá trị xuất khẩu (chủ yếu từ lao động xuất khẩu) được 1,9 triệu USD. Lượng khách đến tham quan du lịch tăng, đã đón được 28.812 lượt người, khách quốc tế là 10.324 lượt khách đến tham quan và nghỉ dưỡng tại các điểm du lịch trên địa bàn huyện.
Như vậy, qua kết quả trên chúng ta có thể nhận thấy rằng giá trị sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn huyện Bá Thước tăng đều theo các năm.
2.1.2.2. Điều kiện xã hội
Theo Niên gián thống kê huyện Bá Thước, dân số toàn huyện tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2020 có 101.145 người, gồm 3 dân tộc chính là dân tộc Mường chiếm tỷ lệ 47,2%, dân tộc Thái chiếm tỷ lệ 31,9%, dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ 16,8% và một số dân tộc anh em khác cùng chung sống.
Nhìn chung xu hướng cơ cấu lao động ở các nghành đang dần dần thay đổi. Nghành nông, lâm nghiệp, thủy sản đang có chiều hướng giảm dần, thay vào đó là nghành dịch vụ - thương mại, công nghiệp - xây dựng có xu hướng gia tăng. Không thể không nhắc tới nguồn lao động phi nông nghiệp trên địa bàn, số lượng này chiếm một phần đáng kể.
Tỷ lệ dân số nông nghiệp sinh sống tại các vùng nông thôn miền núi lớn, chủ yếu là người dân tộc, nguồn thu nhập chính là nông nghiệp nhưng bình quân thu nhập đầu người còn rất thấp, tỷ lệ đói nghèo còn cao, khả năng huy động sức dân trong đầu tư phát triển còn kém.
Trình độ dân trí và trình độ chuyên môn, tay nghề của người lao động còn thấp, chưa chuyển phù hợp với những nếp sống, hành động trong thời kỳ đổi mới. Tình hình du canh, du cư trong một số bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số vẫn đang còn tiếp tục, chưa được chấm rứt.
Do có nhiều dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc trên địa bàn vẫn duy trì và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc cũng như phong tục tập quán riêng của từng dân tộc. Tuy nhiên, các dân tộc vẫn còn những tập quán lạc hậu trong sản xuất và sinh hoạt, tình trạng mê tín, dị đoan vẫn còn tồn tại làm ảnh hưởng đến văn minh trong đời sống nhân dân.
Nghề truyền thống tuy không có nhiều nhưng vẫn giữ được một số nghề như: Nghề dệt thổ cẩm, nghề đan lát của người Mường, người Thái, nhưng chưa phát triển thành hàng hóa mà chủ yếu là tự cung, tự cấp trong các hộ gia đình.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chất lượng dịch vụ nông nghiệp - Phân tích thực trạng chất lượng dịch vụ nông nhiệp tại huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2017 -2019
- Đánh giá các yếu yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ nông nhiệp trên địa bàn huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp và sơ cấp
2.3.1.1. Thu thập thông tin số liệu thứ cấp
Các tài liệu và số liệu thứ cấp được thu thập trên sách báo, tạp chí, các tài liệu đã công bố và có liên quan tại phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Tài nguyên môi trường, phòng Thống kê và các phòng ban khác ở huyện huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa.
Tài liệu gồm: Báo cáo PTKT-XH trên địa bàn huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa qua các năm từ 2017-2019; Niên giám thống kê huyện Bá Thước qua các năm 2017-2019
2.3.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp
Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) trong quá trình khảo sát. Sử dụng những câu hỏi mở, thông qua phương pháp này trực tiếp tiếp cận đến các hộ gia đình, các đối tượng sử dụng dịch vụ nông nghiệp và cán bộ quản lý nông nghiệp để hiểu biết thực trạng phát triển, tồn tại của dịch vụ nông nghiệp để từ đó đề xuất được những giải pháp nhằm năng cao chất lượng dịch vụ nông nghiệp trong thời gian tới.
* Phương pháp thu nhập số liệu sơ cấp
Đề tài thu thập thông tin sơ cấp thông qua phương pháp điều tra dùng bảng hỏi đã chuẩn bị sẵn.
* Chọn mẫu điều tra:
Trên địa bàn gồm có 01 Trung tâm dịch vụ nông nghiệp và 12 HTX nông nghiệp. Đối tượng điều tra là cán bộ quản lý nông nghiệp ; cán bộ quản lý HTX nông nghiệp và các hộ nông dân trên địa bàn huyện
- Cỡ mẫu điều tra:
+ Cán bộ lãnh đạo, cán bộ nhân viên quản lý nông nghiệp, cán bộ quản lý HTX nông nghiệp.
Trên địa bàn huyện Bá Thước chỉ có 96 người. Để đảm bảo tính khả thi tác giả sẽ chọn 50% số lượng trên theo phương pháp lựa chọn ngẫu nhiên bao gồm 22 người là cán bộ chuyên viên (mỗi xã 01 cán bộ phụ trách công tác nông nghiệp) và 26 người là cán bộ quản lý tại nông nghiệp và cán bộ quản lý HTX nông nghiệp.
+ Đối với hộ nông dân:
Bước 1. Chọn xã nghiên cứu
Phạm vi, vị trí vùng điều tra 03 xã, đại diện cho các vùng sinh thái khác nhau trong huyện. Trong đó:
+ Xã Thành Sơn là một xã vùng sâu, vùng xa, mang đặc điểm đồi núi cao với nhiều núi đá, vực sâu thẳm.
+ Xã Hạ Trung nằm ở trung tâm huyện, có đặc điểm đồi núi thấp với khoảng 10% diện tích bằng phẳng, nhiều sông suối.
+ Xã Điền Quang nằm ở phía Đông của huyện, nằm trong khu vực thấp, nhiều thung lũng, sông suối, thuận lợi canh tác nông, lâm nghiệp kết hợp, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày, giao thông thuận tiện.
Bước 2. Xác định quy mô mẫu. Để đảm bảo tính khách quan tác giả sử dụng công thức Slovin để tiến hành xác định quy mô mẫu:
n = N/ (1 + Ne2) Trong đó: N là tổng thể
e là sai số. Trong nghiên cứu này tác giả lựa chọn e =5%=0,05 n là cỡ mẫu.
Số hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tại 3 xã trên là 850 hộ. Do đó số mẫu tối thiểu cần phải nghiên cứu là:
N = 850/(1+ 850 x 0,052) = 272 mẫu.
Do đó, cỡ mẫu tối thiểu phải đạt 272 mẫu nghiên cứu, đối tượng khảo sát là các hộ nông nghiệp trên địa bàn huyện Bá Thước
+ Nội dung phiếu điều tra gồm 2 phần : + Phần 1 : Thông tin phiếu điều tra
+ Phần 2 : Đánh giá chất lượng dịch vụ nông nghiệp tại huyện Bá Thước tỉnh Thanh Hóa
2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu điều tra được xử lý qua phầm mềm Excel và SPSS để tổng hợp, tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối và số trung bình.
2.3.3. Phương pháp phân tích thông tin
Dùng các phương pháp này mô tả kết quả thống kê để nghiên cứu, phân tích, đánh giá chất lượng dịch vụ thông qua các ý kiến đánh giá của người dân, của cán bộ làm công tác dịch vụ nông nghiệp tại huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa.
2.3.4. Phương pháp so sánh
Phương pháp này dùng để so sánh chất lượng dịch vụ nông nghiệp và so sánh các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ. Phương pháp so sánh giúp phát hiện những sự khác biệt, những bất cập trong cung cấp dịch vụ nông nghiệp Từ đó thấy được những ưu, khuyết điểm, khó khăn, thuận lợi làm cơ sở để đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng dịch vụ nông nghiệp tại huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thực trạng dịch vụ nông nghiệp tại huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa
3.1.1. Thực trạng phát triển dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện BáThước, tỉnh Thanh Hóa Thước, tỉnh Thanh Hóa
Theo Ông Nguyễn Văn Tâm, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Bá Thước cho biết, thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, huyện Bá Thước đã tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển các cây trồng có giá trị kinh tế cao trên đơn vị diện tích. Mở rộng diện tích thâm canh cây trồng có năng suất, chất lượng hiệu quả. Hình thành và phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn, tổ chức sản xuất theo chuỗi, đáp ứng tiêu chuẩn VietGAP. Với mục tiêu phát huy lợi thế đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng quy mô, chất lượng, giá trị tăng, an toàn, hiệu quả, bền vững đáp ứng nhu cầu thị trường và du lịch trên địa bàn huyện. Tính đến 10/2020 trên địa bàn huyện Bá Thước có 01 Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện và 12 HTX dịch vụ nông nghiệp: HTX nông nghiệp và dịch vụ môi trường xã Thiết Ống chuyên cung cấp các sản phẩm nông nghiệp như rau, củ, quả....; HTX Dịch vụ Nông nghiệp - Du lịch Pù Luông: Ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của HTX bao gồm: Trồng lúa; trồng rau, đậu các loại và trồng hoa; trồng trọt, chăn nuôi hỗn hợp; chế biến và bảo quản rau quả; đại lý du lịch; điều hành tuor du lịch; nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động; dịch vụ lưu trú ngắn ngày…. HTX nông sản Bá Thước sản xuất và cung ứng sản phẩm gừng và gấc theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ; HTX Dịch vụ phát triển mô hình con nuôi đặc sản vịt Cổ Lũng: Chung cung ứng giống vật nuôi và sản phẩm vịt Cổ Lũng; HTX dịch vụ nông nghiệp xã Ban Công: chuyên cung cấp các dịch vụ nông nghiệp thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng....;HTX dịch vụ nông nghiệp xã Kỳ Tân: cung cấp các dịch vụ về chăn nuôi thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, con
giống...; HTX dịch vụ nông nghiệp Bảo Thắng: cung cấp các dịch vụ nông nghiệp như máy gặt lúa, máy cày, máy bừa, máy cẩu, máy xúc, máy ủi...; HTX nông nghiệp Hải Lan cung ứng các cá giống và cung ứng cá ra thị trường....; HTX lâm nghiệp Sơn Lâm: trồng trọt và cung ứng các sản phẩm từ gỗ lâm nghiệp...
Trong những năm gần đây, trên địa bàn huyện Bá Thước số lượng HTX dịch vụ nông nghiệp đã tăng tuy nhiên số lượng còn hạn chế, chưa phong phú về các loại hình dịch vụ, chưa khai thác được các tiềm năng và thế mạnh của địa phương.
3.1.2. Kết quả sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Bá Thước trong giaiđoạn 2017 - 2019 đoạn 2017 - 2019
3.1.2.1. Ngành trồng trọt
Bảng 3.2. Diện tích gieo trồng hàng năm huyện Bá Thước giai đoạn 2017-2019 Đơn vị: ha Chỉ tiêu I. Cây lương thực có hạt 1. Lúa 2. Ngô II. Cây chất bột lấy củ 1. Khoai lang 2. Sắn
III. Cây công nghiệp hàng năm
1. Đỗ tương
2. Lạc
thể hiện tại bảng 3.2 như sau:
- Đối với cây lương thực có hạt
+ Cây lúa: Diện tích gieo trồng của cây lúa tỷ lệ bình quân trong giai đoạn 2017 – 2019 là 98,47% và giảm qua các năm. Năm 2018 giảm 222,73 ha so với năm 2017; năm 2019 diện tích gieo trông tăng 59,533 ha so với năm 2018.
+ Cây ngô: Diện tích gieo trồng của cây ngô trên địa bàn huyện tăng nhẹ qua các năm, diện tích bình quân gieo trồng trong giai đoạn 2017 - 2019 đạt trên 102,3%. Trong đó, năm 2017 diện tích gieo trồng là 2.127,33 ha; năm 2018 là 2.182,32ha và 2.228,43 ha năm 2019.
- Cây chất bột lấy củ:
+ Cây khoai lang: Là loại cây được người nông dân trên địa bàn duy trì qua nhiều năm vì thân cây và củ đều được người dân sử dụng trong chăn nuôi. Diện tích trồng khoai tăng nhẹ qua các năm. Trong đó, diên tích trồng khoai năm 2018 tăng so với năm 2017 là 15ha; năm 2019 chỉ tăng 0,1 ha so với năm 2018.
+ Cây sắn: Sắn là loại cây trồng được sử dụng nhiều trong ngành chăn nuôi và xuất bán cho các nhà máy chế thức ăn chăn nuôi. Ngoài ra, sắn cũng là loại cây dễ gieo trồng không mất công chăm sóc và phù hợp với địa hình của huyện Bá Thước. Trong đó, diện tích gieo trồng sắn trên địa bàn huyện năm 2018 là 913,4ha nhiều hơn diện tích gieo trồng năm 2017 là 17,7 ha. Đối với năm 2019 diện tích gieo trồng sắn tăng nhẹ so với năm 2018 là 5,0ha. Tỷ lệ bình quân diện tích sắn gieo trồng trong giai đoạn 2017 - 2020 là 101,25 ha.
- Cây công nghiệp hàng năm
Cây công nghiệp hàng năm trên địa bàn huyện là cây đỗ tương, cây lạc và cây mía. Đây là 03 loại cây được người dân trồng nhiều trên địa xã. Trong giai đoạn 2017 - 2020 tỷ lệ bình quân gieo trồng cây đỗ tương là 98,8%; cây lạc là 103,12% và 100,5% là cây mía.
Qua kết quả trên cho thấy diện tích gieo trồng của các loại cây hàng năm trên địa bàn huyện đa số là tăng nhẹ qua các năm.
3.1.2.2. Ngành chăn nuôi
Bảng 3.3. Kết quả ngành chăn nuôi huyện Bá Thước giai đoạn 2017-2019
TT Chỉ tiêu
I Tổng giá trị sản xuất
1 Chăn nuôi gia súc
Tỷ suất giá hóa
2 Chăn nuôi gia cầm
Tỷ suất giá hóa
3 Chăn nuôi khác
Tỷ suất giá hóa
II Số lượng gia súc, gia cầm 1 Tổng đàn trâu 2 Tổng đàn bò 3 Tổng đàn lợn 4 Tổng đàn gia cầm III Sản phẩm chăn nuôi, chủ yếu 1 Thịt trâu hơi
4 Thịt gia cầm
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bá Thước Ngành chăn nuôi là một ngành có sự phát triển trên địa bàn huyện Bá Thước, kết quả chăn nuôi trên