Phân tích thống kê

Một phần của tài liệu Phát triển quy trình ExBPRT phát hiện các đột biến điểm thường gặp trên gen EGFR mRNA của bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ ở Việt Nam (Trang 50)

Sự khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa các đặc điểm cận lâm sàng và kết quả phát hiện đột biến EGFR bằng kỹ thuật ExBP-RT dựa trên kiểm định Mann-Whitney U test hoặc Wilcoxon test. Hệ số Cohen’s Kappa được sử dụng để đánh giá về sự tương đồng kết quả phát hiện đột biến trên RNA so với kết quả phát hiện đột biến trên DNA. Phân tích thống kê được thực hiện với phần mềm SPSS 20 (IBM) và GraphPad Prism 9.0.2 (161). Giá trị p < 0,05 biểu thị mối sự khác nhau có ý nghĩa thống kê.

Độ nhạy lâm sàng, độ đặc hiệu lâm sàng và độ chính xác lâm sàng của quy trình phát hiện đột biến được tính toán bằng phần mềm MedCalc Version 19.7.2. Độ nhạy lâm sàng được định nghĩa là khả năng xác định chính xác những bệnh nhân có bệnh của một xét nghiệm, được thể hiện qua tỷ lệ những trường hợp mắc bệnh có kết

41

quả xét nghiệm dương tính trong toàn bộ các trường hợp có bệnh. Độ nhạy lâm sàng được xác định dựa trên công thức:

Độ 𝑛ℎạ𝑦 𝑙â𝑚 𝑠à𝑛𝑔 = 𝐷ươ𝑛𝑔 𝑡í𝑛ℎ 𝑡ℎậ𝑡

𝐷ươ𝑛𝑔 𝑡í𝑛ℎ 𝑡ℎậ𝑡 + Â𝑚 𝑡í𝑛ℎ 𝑔𝑖ả

Trong đó:

o Tổng số trường hợp dương tính thật được hiểu là tổng số xét nghiệm cho kết quả dương tính khi sử dụng quy trình phát hiện đột biến trên DNA (Qiagen) cũng cho kết quả dương tính khi sử dụng quy trình phát hiện đột biến trên mRNA (ExBP-RT).

o Tổng số trường hợp (dương tính thật và âm tính giả) được hiểu là tổng số trường hợp có kết quả dương tính khi sử dụng quy trình phát hiện đột biến trên DNA (Qiagen).

Độ đặc hiệu lâm sàng được định nghĩa là khả năng xác định chính xác những bệnh nhân không có bệnh của một xét nghiệm, thể hiện qua tỷ lệ những trường hợp không bị bệnh có kết quả xét nghiệm âm tính trong toàn bộ các trường hợp không bị bệnh. Độ đặc hiệu lâm sàng được xác định dựa trên công thức:

Độ đặ𝑐 ℎ𝑖ệ𝑢 𝑙â𝑚 𝑠à𝑛𝑔 = Â𝑚 𝑡í𝑛ℎ 𝑡ℎậ𝑡

Â𝑚 𝑡í𝑛ℎ 𝑡ℎậ𝑡 + 𝐷ươ𝑛𝑔 𝑡í𝑛ℎ 𝑔𝑖ả

Trong đó:

o Tổng số trường hợp âm tính thật được hiểu là tổng số xét nghiệm cho kết quả âm tính khi sử dụng quy trình phát hiện đột biến trên DNA (Qiagen) cũng cho kết quả âm tính khi sử dụng quy trình phát hiện đột biến trên mRNA (ExBP-RT).

o Tổng số trường hợp (Âm tính thật và dương tính giả) được là tổng số trường hợp có kết quả âm tính khi sử dụng quy trình phát hiện đột biến trên DNA (Qiagen).

Độ chính xác lâm sàng được định nghĩa là khả năng tổng thể mà một bệnh nhân được xác định chính xác kết quả xét nghiệm. Độ chính xác lâm sàng được xác định dựa trên công thức:

42

Độ 𝑐ℎí𝑛ℎ 𝑥á𝑐 𝑙â𝑚 𝑠à𝑛𝑔 = (𝐷ươ𝑛𝑔 𝑡í𝑛ℎ 𝑡ℎậ𝑡 + Â𝑚 𝑡í𝑛ℎ 𝑡ℎậ𝑡) 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑚ẫ𝑢

43

Chương 3 – KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1. Đánh giá mẫu chuẩn RNA tổng hợp nhân tạo

Để tối ưu và đánh giá độ nhạy kĩ thuật của quy trình phát hiện đột biến T790M và L858R trên mRNA, nghiên cứu sử dụng các mẫu chuẩn RNA tổng hợp nhân tạo của EGFR L858R, EGFR T790M và EGFR kiểu dại. Các RNA tổng hợp nhân tạo này được phiên mã từ các plasmid pBlueScript II KS(+) mang đoạn gen đích tương ứng. Sau khi tổng hợp, các mẫu chuẩn RNA tổng hợp nhân tạo được đánh giá độ tinh sạch, kích thước và nồng độ để đưa vào sử dụng làm khuôn cho các phản ứng tối ưu và đánh giá độ nhạy kĩ thuật của quy trình cũng như là chứng dương (PC), chứng âm không mang đột biến (NC) trong phân tích đột biến trên các mẫu bệnh phẩm lâm sàng.

3.1.1. Đánh giá độ tinh sạch và nồng độ mẫu chuẩn RNA tổng hợp nhân tạo

Tổng hợp RNA nhân tạo trong ống nghiệm là một quy trình đơn giản, cho phép tổng hợp trực tiếp các phân tử RNA từ DNA với năng suất cao. Sau khi được phiên mã từ các plasmid, các mẫu chuẩn RNA tổng hợp nhân tạo dùng trong nghiên cứu này được đánh giá độ tinh sạch và nồng độ bằng phương pháp đo quang phổ. Kết quả đánh giá được trình bày ở bảng 13.

Bảng 13: Kết quả đánh giá độ tinh sạch và nồng độ các mẫu chuẩn RNA tổng hợp nhân tạo

Mẫu chuẩn RNA tổng

hợp nhân tạo A260/A280 Nồng độ (ng/µl)

Nồng độ (bản sao/μl)

EGFR T790M 1,98 287,86 1,77x1012

EGFR L858R 2,02 273,20 1,67x1012

EGFR Kiểu dại 2,07 210,40 5,39x1011

Kết quả đo quang phổ cho thấy các mẫu chuẩn RNA tổng hợp nhân tạo đều nằm trong giới hạn 1,8 – 2,2, đảm bảo được độ tinh sạch cho mục đích sử dụng trong các bước tiếp theo.

3.1.2. Đánh giá kích thước mẫu chuẩn RNA tổng hợp nhân tạo

Kích thước của RNA tổng hợp nhân tạo được tính từ điểm khởi đầu phiên mã của vùng T7 promoter đến trình tự đích chèn vào vector đến trình tự nhận biết enzyme

44

cắt XhoI. Theo tính toán lý thuyết kích thước mẫu chuẩn RNA tổng hợp nhân tạo thu được sẽ dài hơn 103 nucleotide so với kích thước của DNA đích chèn vào vector. Như vậy, chiều dài của mẫu chuẩn RNA tổng hợp nhân tạo EGFR T790M và EGFR L858R là 304 nucleotide, chiều dài của mẫu chuẩn RNA tổng hợp nhân tạo EGFR kiểu dại là 731 nucleotide. Kết quả điện di của các mẫu chuẩn RNA tổng hợp nhân tạo được thể hiện ở hình 11.

Kết quả điện di đã chỉ ra các mẫu chuẩn RNA tổng hợp nhân tạo thu được đều chỉ có 1 band duy nhất với kích thước tương ứng với tính toán lý thuyết. Như vậy, mẫu chuẩn RNA tổng hợp nhân tạo tổng hợp được với kích thước mong muốn 304 nucleotide với RNA EGFR T790M, 304 nucleotide với RNA EGFR L858R và 731 nucleotide với RNA EGFR kiểu dại (Hình 11).

Hình 11: Kết quả điện di mẫu chuẩn RNA tổng hợp nhân tạo EGFR T790M,

EGFR L858R và EGFR kiểu dại

Từ kết quả điện di và đo quang phổ, số lượng bản sao thu được của các mẫu chuẩn RNA tổng hợp nhân tạo được tính toán bằng công cụ NEBioCalculator

(https://nebiocalculator.neb.com/#!/ssrnaamt). Nồng độ mẫu chuẩn RNA tổng hợp

nhân tạo tương ứng của EGFR T790M, EGFR L858R và EGFR kiểu dại lần lượt là 1,77x1012; 1,67x1012; 5,39x1011 bản sao/μl (Bảng 11). Dựa vào nồng độ RNA tổng hợp nhân tạo tính toán trên, tiếp tục tiến hành pha loãng về nồng độ 105 bản sao/μl để

45

kiểm tra các mẫu chuẩn RNA tổng hợp nhân tạo trong điều kiện có/không bổ sung enzyme phiên mã ngược vào phản ứng.

3.1.3. Đánh giá mẫu chuẩn RNA tổng hợp nhân tạo bằng cặp mồi tổng số 3.1.3.1. Đánh giá RNA EGFR T790M và EGFR kiểu dại bằng cặp mồi 3.1.3.1. Đánh giá RNA EGFR T790M và EGFR kiểu dại bằng cặp mồi

khuếch đại RNA EGFR tổng số

Để kiểm tra sự có mặt của DNA plasmid dư thừa trong mẫu chuẩn RNA tổng hợp nhân tạo và giá trị Ct của mẫu chuẩn RNA tổng hợp nhân tạo EGFR T790M,

EGFR kiểu dại nồng độ 105 bản sao/μl, phản ứng RT-qPCR được tiến hành với điều kiện có/không có enzyme phiên mã ngược bằng cặp mồi tổng số T790M_Fw/T790M_RvT và đầu dò T790M_P và khuôn là mẫu chuẩn RNA tổng hợp nhân tạo EGFR T790M/EGFR kiểu dại. Kết quả đánh giá được trình bày ở bảng 14 và phụ lục 1.

Bảng 14: Giá trị Ct của phản ứng đánh giá mẫu chuẩn RNA tổng hợp nhân tạo bằng cặp mồi tổng số T790M_Fw/T790M_RvT và đầu dò T790M_P

RNA Có bổ sung RTase (RTase+) Không bổ sung RTase (RTase-) ∆Ct (CtRTase--CtRTase+) 2∆Ct EGFR T790M 22,95 37,16 14,21 1,90 x 104

EGFR kiểu dại 22,51 37,00 14,49 2,30 x 104

NTC NA NA

Trong trường hợp có bổ sung enzyme phiên mã ngược, các mẫu chuẩn RNA tổng hợp nhân tạo có tín hiệu khuếch đại sớm khoảng 10.000 lần so với trường hợp không bổ sung enzyme phiên mã ngược (∆Ct >14) (Bảng 12). Tín hiệu của phản ứng RT-qPCR trong trường hợp không bổ sung enzyme phiên mã ngược có thể là tín hiệu của DNA plasmid còn dư thừa, không loại bỏ hết được sau quá trình tinh sạch. Ngoài ra, còn một giả thiết khác nữa là do hoạt động phiên mã ngược yếu của enzyme Taq DNA polymerase đã tạo nên tín hiệu khuếch đại kém này [107]. Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp, với lượng DNA nhỏ hơn rất nhiều so với lượng RNA đã tổng hợp được không gây ảnh hưởng đến quá trình sử dụng mẫu chuẩn RNA tổng hợp nhân tạo làm khuôn cho phản ứng phân biệt đột biến trên EGFR T790M và EGFR kiểu dại.

46

Đánh giá RNA tổng hợp nhân tạo 105 bản sao/μl bằng cặp mồi tổng số EGFR T790M cho giá trị Ct khoảng 23.

3.1.3.2. Đánh giá RNA EGFR L858R và EGFR kiểu dại bằng cặp mồi

khuếch đại RNA EGFR tổng số

Để kiểm tra sự có mặt của DNA plasmid dư thừa trong mẫu chuẩn RNA tổng hợp nhân tạo và giá trị Ct của mẫu chuẩn RNA tổng hợp nhân tạo EGFR L858R, EGFR kiểu dại nồng độ 105 bản sao/μl, phản ứng RT-qPCR được tiến hành với điều kiện có/không có enzyme phiên mã ngược bằng cặp mồi tổng số L858R_Fw/L858R_RvT và đầu dò L858R_P với khuôn là mẫu chuẩn RNA tổng hợp nhân tạo EGFR L858R và EGFR kiểu dại. Kết quả đánh giá được trình bày ở bảng 15 và phụ lục 1.

Bảng 15: Giá trị Ct của phản ứng đánh giá RNA tổng hợp nhân tạo bằng cặp mồi tổng số L858R_Fw/L858R_RvT và đầu dò L858R_P RNA Có bổ sung RTase (RTase+) Không bổ sung RTase (RTase-) ∆Ct (CtRTase--CtRTase+) 2∆Ct EGFR L858R 22,78 35,07 12,29 0,51 x 104

EGFR kiểu dại 23,05 36,77 13,72 1,35 x 104

NTC NA NA

Kết quả đánh giá mẫu chuẩn RNA tổng hợp nhân tạo EGFR L858R và EGFR kiểu dại bằng cặp mồi tổng số EGFR L858R cho kết quả tương tự với các RNA tổng hợp nhân tạo được đánh giá bằng cặp mồi tổng số EGFR T790M.

Như vậy, các mẫu chuẩn RNA tổng hợp nhân tạo được tổng hợp đúng với kích thước tính toán, sạch và nồng độ đủ làm khuôn để thiết lập và đánh giá quy trình ExBP-RT phát hiện đột biến điểm EGFR T790M và EGFR L858R trên mRNA.

3.2. Tối ưu quy trình ExBP-RT phát hiện đột biến điểm EGFR trên RNA 3.2.1. Tối ưu quy trình ExBP-RT phát hiện đột biến EGFR T790M trên RNA 3.2.1. Tối ưu quy trình ExBP-RT phát hiện đột biến EGFR T790M trên RNA

Quy trình ExBP-RT one-step phát hiện đột biến EGFR T790M được thiết lập bằng cách tiến hành tối ưu điều kiện về nồng độ mẫu dò khóa, nồng độ mồi đặc hiệu và các chất phụ gia.

47

3.2.1.1. Tối ưu nồng độ mẫu dò khóa T790M_ExBP

Để lựa chọn nồng độ mẫu dò khóa T790M_ExBP có khả năng khóa tốt các RNA của EGFR kiểu dại trong quy trình phát hiện đột biến T790M, nghiên cứu sử dụng khuôn là mẫu chuẩn RNA tổng hợp nhân tạo của EGFR kiểu dại nồng độ ~106 bản sao/μl. Các nồng độ mẫu dò khóa T790M_ExBP được đánh giá là 4 μM, 2 μM, 0,5 μM, 0,2 μM. Chất lượng của mẫu chuẩn RNA tổng hợp nhân tạo được đánh giá bằng cặp mồi/đầu dò khuếch đại RNA tổng số là T790M_Fw/T790M_RvT/T790M_P (Hình 12).

Hình 12: Kết quả tối ưu nồng độ mẫu dò khóa T790M_ExBP.

Đường cong khuếch đại của phản ứng đánh giá lượng RNA tổng số của EGFR kiểu dại 106

bản sao/μl được biểu diễn bằng đường màu đỏ tươi. Các phản ứng với nồng độ mẫu dò khóa 4 μM, 2 μM, 0,5 μM và 0,2 μM được chú thích màu như trong hình. Chứng âm NTC (đường màu đen) không có tín hiệu khuếch đại.

Tiêu chí lựa chọn là nồng độ mẫu dò khóa có khả năng khóa tốt nhất, tức là giá trị Ct của mẫu chuẩn RNA EGFR kiểu dại tổng hợp nhân tạo cao nhất. Kết quả cho thấy nồng độ mẫu dò khóa từ 4 μM đến 0,2 μM cho giá trị Ct dao động từ 30,73 đến 32,6. Trong đó, nồng độ mồi khóa 0,2 μM và 0,5 μM của mẫu dò khóa T790M_ExBP cho kết quả tốt nhất và tương tự nhau với giá trị Ct ~32 (Hình 12).

48

Hình 13: Kết quả so sánh nồng độ mồi khóa T790M_ExBP giữa 0.2 μM và 0.5 μM

Đường cong khuếch đại của phản ứng đánh giá lượng RNA tổng số của EGFR kiểu dại 106

bản sao/μl được biểu diễn bằng đường màu đỏ tươi. Các phản ứng với nồng độ mẫu dò khóa 0,5 μM và 0,2 μM được chú thích màu như trong hình. Chứng âm NTC (đường màu đen) không có tín hiệu khuếch đại.

Lặp lại thí nghiệm với nồng độ mồi khóa 0,2 μM và 0,5 μM để lựa chọn nồng độ mồi khóa thích hợp. Hình 13 cho thấy với nồng độ mồi khóa T790M_ExBP là 0,5 μM cho giá trị Ct là 33,52 và 33,94. Trong khi đó, với nồng độ mồi khóa T790M_ExBP là 0,2 μM cho giá trị Ct là 32,57 và 33,21. Như vậy, nồng độ mồi khóa 0,5 μM cho thấy khả năng khóa RNA của EGFR kiểu dại ổn định hơn và tốt hơn. Do vậy, nồng độ mồi khóa T790M_ExBP là 0,5 μM được sử dụng cho các thí nghiệm tối ưu tiếp theo.

3.2.1.2. Tối ưu nồng độ mồi đặc hiệu đột biến T790M_RvS

Trong thí nghiệm tối ưu nồng độ mẫu dò khóa, nghiên cứu sử dụng mẫu chuẩn RNA EGFR kiểu dại nồng độ 106 bản sao/μl với mục đích đánh giá khả năng khóa của mẫu dò khóa trong điều kiện RNA kiểu dại cao. Điều này liên quan đến thực tế khi lượng RNA kiểu dại trong mẫu bệnh phẩm lâm sàng thường cao hơn RNA mang đột biến. Trong thí nghiệm tối ưu nồng độ mồi đặc hiệu đột biến T790M_RvS, nghiên cứu lựa chọn chứng dương là mẫu chuẩn RNA tổng hợp nhân tạo của EGFR T790M nồng độ 103 bản sao/μl. Nồng độ chứng dương 103 bản sao/μl được sử dụng để có thể

49

xem xét được sự khác nhau của mỗi nồng độ mồi đặc hiệu đột biến hơn là sử dụng nồng độ chứng dương 106 bản sao/μl. Các nồng độ mồi đặc hiệu đột biến là được đánh giá là 0,4 μM (điều kiện ban đầu), 0,2 μM, 0,6 μM, 0,8 μM. Chất lượng của mẫu chuẩn EGFR T790M RNA tổng hợp nhân tạo được đánh giá bằng cặp mồi/đầu dò

khuếch đại RNA tổng số là T790M_Fw/T790M_RvT/T790M_P (Hình 14).

Hình 14: Kết quả tối ưu nồng độ mồi đặc hiệu đột biến EGFR T790M_RvS.

Đường cong khuếch đại của phản ứng đánh giá lượng RNA tổng số của EGFR T790M 103

bản sao/μl được biểu diễn bằng đường màu đỏ tươi. Các phản ứng với nồng độ mồi đặc hiệu đột biến từ 0,2 μM, đến 0,8 μM được chú thích màu như trong hình. Chứng âm NTC (đường màu đen) không có tín hiệu khuếch đại.

Tiêu chí lựa chọn là nồng độ mồi đặc hiệu thấp nhất có khả năng khuếch đại mẫu chuẩn RNA EGFR T790M tổng hợp nhân tạo tốt nhất, tức có giá trị Ct thấp nhất. Kết quả cho thấy nồng độ mồi đặc hiệu đột biến từ 0,2 μM đến 0,8 μM cho giá trị Ct dao động từ 27,66 đến 28,73. Từ nồng độ mồi đặc hiệu đột biến T790M_RvS 0.4 μM  0,8 μM cho giá trị Ct của RNA mang đột biến tương đương với giá trị Ct của RNA tổng số. Trong đó, nồng độ mồi đặc hiệu 0,4 μM cho giá trị Ct sớm nhất (27,66) cũng như cường độ huỳnh quang cao nhất. Vì vậy, nồng độ 0,4 μM của mồi đặc hiệu đột biến T790M_RvS là nồng độ tối ưu được lựa chọn (Hình 14).

3.2.1.3. Tối ưu chất phụ gia

Các chất phụ gia như DMSO, BSA…thường được bổ sung trong phản ứng one-step RT-qPCR để làm tăng độ nhạy và độ đặc hiệu của phản ứng. Nghiên cứu

50

tiến hành khảo sát một số chất phụ gia bao gồm Glycerol, BSA, DTT, DMSO ở các nồng độ khác nhau với khuôn là mẫu chuẩn RNA EGFR T790M tổng hợp nhân tạo.

DTT là chất phụ gia có khả năng nới lỏng cấu trúc bậc 2 của RNA, tạo điều kiện cho enzyme phiên mã ngược bám vào RNA dễ dàng hơn, từ đó nâng cao hiệu suất của phản ứng phiên mã ngược. Do vậy, nghiên cứu đã tiến hành so sánh đánh giá giữa có bổ sung và không bổ sung DTT 0,15 mM vào phản ứng, mỗi điều kiện được lặp lại 3 lần). Với điều kiện không bổ sung DTT, giá trị Ct trung bình của phản ứng 30,74 (30,58-30,83). Với điều kiện có bổ sung DTT, giá trị Ct trung bình của phản ứng là 30,67 (30,58-30,78). So sánh kết quả giữa hai điều kiện cho thấy DTT không làm tăng hiệu suất phản ứng phát hiện đột biến EGFR T790M RNA (Hình 15).

Một phần của tài liệu Phát triển quy trình ExBPRT phát hiện các đột biến điểm thường gặp trên gen EGFR mRNA của bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ ở Việt Nam (Trang 50)