Các Lời Khuyên Để Giao Tiếp Chuyên Nghiệp với Giám Sát Viên/Thân Chủ của Bạn

Một phần của tài liệu Vietnamese RD (Trang 29 - 30)

của Bạn

1. Đảm bảo các mục tiêu, vai trò, và những gì là quy trình và cách thực hiện công việc có thể chấp nhận được, đã được hai bên định rõ và thỏa thuận.

2. Thiết lập một đường dây liên lạc tốt. Sẵn sàng chia sẻ những gì bạn biết và thông báo cho giám sát viên ở mức độ thích hợp với cách làm việc của họ.

3. Duy trì tính trung thực và đáng tin cậy bằng cách tôn trọng lời các cam kết và thời hạn cuối cùng.

4. Hãy là một thành viên của nhóm. Mang thông tin tích cực về các đồng nghiệp và các việc được làm tốt đến cho giám sát viên chứ không phải lúc nào cũng là những phàn nàn và khó khăn. 5. Hiểu giám sát viên là ai và họ muốn gì. Nhìn các vấn đề từ quan

điểm của họ – không phải chỉ từ quan điểm của bạn.

6. Nói về các sự việc trước khi chúng trở thành vấn đề.

7. Không bao giờ nói xấu giám sát viên với người khác. Nó sẽ luôn được phản hồi qua hệ thống tin đồn ở văn phòng.

Khi có vấn đề

1. Sắp xếp thời gian nói chuyện trực tiếp với giám sát viên của bạn.

2. Trình bày vấn đề và các ảnh hưởng của nó một cách rõ ràng, không mang tính phòng thủ hoặc công kích.

3. Hãy rõ ràng về những gì bạn muốn hay cần.

4. Nếu chính bạn mắc lỗi, hãy nhận trách nhiệm và tiếp tục công việc.

5. Yêu cầu giám sát viên cho thông tin phản hồi, và sau đó hành động dựa trên sự phản hồi đó.

6. Nếu bạn có vấn đề với riêng một người nào đó, trước hết bạn hãy nói chuyện với họ xem có thể giải quyết không.

7. Nếu bạn bối rối hoặc xúc động, trước hết hãy bình tĩnh lại trước khi nói chuyện với thân chủ của bạn.

Một phần của tài liệu Vietnamese RD (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)