Bệnh nhiễm trùng, một số loại thuốc nhất định, tiếp xúc với tiếng ồn quá mức trong một thời gian dài, và tuổi tác là tất cả những hệ quả của việc giảm thính giác.
Mất thính giác thường xảy ra từ từ và nhiều người không biết họ đang gặp vấn đề. Những người trên độ tuổi 65 xếp nó vào một trong những vấn đề về sức khỏe giới hạn họ nhiều nhất, chỉ đứng thứ hai sau viêm khớp. 60% số người cần trợ thính lại không được hỗ trợ.
Là chăm sóc viên, điều quan trọng là bạn nhận biết sự lo ngại về việc mất thính giác mà thân chủ có thể trải qua, bao gồm:
• nhận biết các triệu chứng mất thính giác;
• không chịu mang máy trợ thính hoặc đi gặp bác sĩ để kiểm tra thính giác.
Các dấu hiệu mất thính giác
• thân chủ vặn âm lượng tivi hoặc rađiô to lên; • thân chủ che sau tai sau mỗi khi bạn nói;
• thân chủ luôn yêu cầu bạn lặp hoặc họ không hiểu rõ những gì bạn nói;
• thân chủ có thể nghe giọng cao không rõ và không thể hiểu rõ các chữ cái “s”, “f”, and “t”.
Nếu bạn lo ngại thân chủ bị mất thính giác, nhớ ghi vào hồ sơ và báo cáo với người thích hợp ở cơ sở chăm sóc của bạn.
không chịu mang máy trợ thính
Nhiều người sẽ khăng khăng phủ nhận họ bị mất thính giác. Hầu hết là vì họ nghĩ rằng máy trợ thính sẽ làm cho họ trông và có cảm giác già, họ xấu hổ vì bị mất thính giác, hoặc họ miễn cưỡng phải thay đổi và học cách làm quen với việc mang máy trợ thính.
Nhận biết có vấn đề về thính giác là bước đầu tiên trong việc giúp đỡ thành công một người cần giúp đỡ. Có các thiết bị khuếch đại cho điện thoại và rađiô, máy trợ thính, và các kỹ thuật nhất định như đọc cử động môi có thể giúp cho người mất thính giác.
Bạn có thể làm gì để giúp đỡ
• Rầy la một người mất thính giác ít khi mang lại kết quả và có thể làm họ cảm thấy không có khả năng và lẻ loi. Hãy có thái độ thông cảm và động viên.
• Giới thiệu người đó với một người mang máy trợ thính có tính năng động, tích cực, bình thường, và đã quen với việc mang nó. Điều này đã thuyết phục nhiều người đeo máy trợ thính hơn bất kỳ phương pháp nào khác.
• Tiến từng bước nhỏ trong việc khuyến khích. “Ông/bà có muốn đi …..”; sau đó hỏi: “Ôâng/bà có thật sự quan tâm đến…..?”; và rồi: Ông/bà nghĩ sao nếu tôi hẹn gặp...?”.
Làm quen với việc mang máy trợ thính
Sau khi thân chủ đã nhận máy trợ thính, họ sẽ mất nhiều tuần và đôi khi lâu hơn để học cách dùng và cảm thấy thoải mái với thiết bị đó. Trong khoảng thời gian này điều quan trọng là thân chủ phải quay lại gặp bác sĩ để được điều chỉnh lần cuối cùng và cũng là để nói chuyện về những vấn đề mà họ có thể gặp khi làm quen với máy trợ thính.
Hỗ trợ người đó thật nhiều và khuyến khích những người trong gia đình và bạn bè góp ý về việc thân chủ đã nghe tốt hơn đến mức nào từ khi mang máy trợ thính
Những Giai Thoại Và Thực Tế về Máy Trợ Thính
Giai thoại: Máy trợ thính phục hồi thính giác bình thường lại cũng như mắt kính có thể phục hồi thị lực đến “20/20”.
Thực tế: Máy trợ thính không phục hồi thính giác lại “bình thường”, chúng chỉ có lợi và cải thiện khả năng nghe thấy và lắng nghe cũng như chất lượng cuộc sống.
Giai thoại: Máy trợ thính sẽ làm hỏng thính giác của bạn.
Thực tế: Một máy trợ thính được điều chỉnh và sửa chữa thích hợp sẽ không làm hỏng thính giác của bạn.
Giai thoại: Mang máy trợ thính là một dấu hiệu bạn đã già.
Thực tế: Sự suy giảm thính giác là bình thường ở người cao tuổi, tuy nhiên cũng có nhiều người trung niên cũng như trẻ em bị ảnh hưởng.
Giai thoại: Máy trợ thính to và xấu xí. Hầu hết mọi người không muốn mang chúng.
Thực tế Hầu hết mọi người không biết những tiến bộ mới nhất về máy trợ thính. Có những máy trợ thính nhỏ, kín đáo và nằm gọn “trong lỗ tai”, máy trợ thính tùy thuộc vào loại mất thính giác của người đang gặp phải.
Thông tin giúp đối phó với việc mất thính giác hiện có sẵn ở đường dây gúp đỡ mật và miễn phí số 1-888-4ELDERS (1-888-435-3377 hoặc TTY: 206-448-5025) hoặc vào