Chuẩn Bị Thức Ăn
Các loại thức ăn có thể gây khó khăn cho thân chủ mắc chứng nuốt khó bao gồm các loại bời rời, to hoặc dính:
Thức ăn có thể đặc hoặc lỏng tùy theo yêu cầu riêng của mỗi người. Nhiều loại thức ăn có thể được dùng để thay đổi một chất lỏng thành một chất đặc khác. Số lượng chất làm đặc cần thiết để đạt đến độ đặc nhất định tùy thuộc vào thức ăn cần làm đặc và chất làm đặc được dùng.
Để làm đặc thức ăn, thêm: Để làm lỏng thức ăn, thêm
Ngũ cốc dành cho trẻ em Nước luộc thịt
Vụn bánh mì Nước canh thịt
Bột bắp Nước thịt
Ngũ cốc nấu (kem lúa mì hoặc gạo) Nước ép trái cây
Hỗn hợp sữa trứng Gelatin lỏng có mùi thơm
Vụn bánh quy Graham Bơ/bơ thực vật nóng chảy
Nước thịt Sữa (nóng hoặc nguội)
Khoai tây nghiền/bột khoai tây ăn liền Sữa chua không đường
Bột gelatin không mùi Súp nghiền đã lọc lấy nước
Thức ăn trẻ em: trái cây, thịt, rau cải Vụn bánh quy mặn
Nước xốt thường (trắng, phó mát, cà chua)
Lời khuyên làm cho thức ăn dễ nhai và dễ nuốt
Để tránh hình thành lớp vỏ cứng trên mặt hoặc quanh mép thức ăn, nấu thức ăn trong loại nồi hầm có nắp đậy. Để làm món trứng khuấy mềm, nên chưng cách thủy.
Để giữ ẩm thịt và cá, nấu với nước cà chua ép hoặc súp cà chua.
Để làm món thịt nghiền, trước tiên làm ráo thịt đã nấu mềm. Đặt thịt vào máy chế biến thức
Thức ăn bời rời Thức ăn to hoặc dính
Bánh mì khô; bánh quy giòn Bánh mì trắng tươi
Khoai tây chiên hoặc quả hạch Bơ đậu phộng
Bột táo nghiền, lỏng Khoai tây nghiền sơ
Cơm trắng Chuối
Ngũ cốc nóng, lỏng Đậu chiên lại
Thịt nghiền sơ Ngũ cốc nguyên cám
Bắp hoặc đậu nấu Khúc thịt thô
Những lời khuyên chung khi giúp thân chủ mắc chứng khó nuốt ăn uống
Để cho họ nhìn thấy, ngửi và nếm được thức ăn, nhằm kích thích nước bọt tiết ra và để tạo sự thèm ăn trước khi bắt đầu ăn.
Tránh cho họ nói chuyện trong khi ăn.
Đặt thức ăn ngay giữa lưỡi, và đẩy lưỡi xuống (như vậy sẽ giúp lưỡi không bị lui vào trong miệng và làm cản trở thức ăn nuốt vào).
Quan sát kỹ để nhận biết khi thức ăn bị ứ lại trong miệng. Nếu xảy ra tình trạng này, lấy ngay thức ăn ra khỏi miệng và bảo thân thủ ăn chậm lại hoặc “móc lưỡi” nếu có thể.
Bạn có thể cần phải nhắc nhở thân chủ nuốt thức ăn bằng những câu như “nhai kỹ nào”, “nuốt nữa đi”, “nín thở khi nuốt thức ăn”, và “hắng giọng xem nào”.
Thêm calo
Thông thường, việc ăn đủ lượng calo có thể là mối quan tâm của thân chủ mắc chứng nuốt khó. Dưới đây là một số thực đơn và công thức chế biến mẫu.
Thực đơn mẫu
Ăn sáng Cà phê hoặc trà đậm; ngũ cốc thích hợp (như cháo đặc hoặc bánh gạo ăn
với đường nâu và kem đánh)
Giữa buổi sáng Nước ép đặc, sữa chua mịn nguyên kem, sữa trứng khuấy Bữa trưa Súp đặc, khoai tây nghiền, rau bi-na nghiền nhừ, trái cây nghiền Bữa xế Cà phê đậm, trà, bánh ngọt mềm, và bánh quy
Buổi chiều Súp đặc, thịt nghiền, cháo khoai tây, rau luộc mềm, trái cây (chuối hoặc trái cây ngâm), trà đậm
Buổi tối Nước ép đặc
Công thức chế biến Trái cây khuấy
Đổ vào máy xay 1-1/2 tách trái cây tươi, đông lạnh, hoặc đóng hộp với một tách sữa béo. Trộn cho tới khi mịn.
Trái cây trộn
Đổ vào máy khuấy ¼ tách nước táo, ¼ tách nước cam, và 1 tách đào hoặc lê đóng hộp. Trộn cho tới khi mịn.
Thức uống trộn nhiều protein
Đổ vào máy khuấy 1 tách sữa chua mùi trái cây và một tách sữa béo với trái cây tươi đã gọt vỏ hoặc trái cây mềm đóng hộp và 1 tách phó mát đã gạn kem. Trộn cho tới khi mịn.
Bánh phó mát đã gạn kem
Trộn ¼ tách phó mát đã gạn kem với 3 muỗng canh trái cây trẻ em. Để lạnh.
Súp kem rau củ
Đổ vào máy xay ½ tách rau nấu đã nghiền hoặc rất mềm; ½ tách sữa béo, kem, hoặc sữa chua không đường, 1 muỗng trà bơ thực vật, muối, bột hành, và bột ngò tây khô đã nghiền cho vừa ăn Trộn đến độ đặc mong muốn.