Vai trò của vốn vay ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu 1495_235957 (Trang 27 - 30)

Vốn vay ngân hàng có vai trò quan trọng đối với các DNNVV, cụ thể: - Thúc đẩy các DNNVV phát triển

Với các đặc điểm của DNNVV đã nêu trên, để tồn tại và phát triển tất yếu doanh nghiệp phải khắc phục các mặt hạn chế và phát huy các lợi thế tiềm năng. Thực hiện mục tiêu này một yếu tố không thể thiếu được đối với các DNNVV đó là vốn. Vốn để đầu tư mới, mở rộng sản xuất, đổi mới trang thiết bị; vốn để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh thường xuyên; vốn để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo nâng cao trình độ kỹ năng quản lý, tay nghề người lao động; vốn để chuyển giao công nghệ, nâng cao khả năng tiếp cận với thị trường, tìm đối tác, bạn hàng…

Ngân hàng thực hiện các chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách tiền tệ, là công cụ quan trọng của Chính phủ nhằm phát triển kinh tế bền vững. Trong đó tín dụng NHTM là kênh cung cấp vốn chủ yếu và có vai trò hết sức quan trọng đối với việc thúc đẩy quá trình phát triển của DNNVV nói riêng.

Trong điều kiện nền kinh tế có sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các DNNVV muốn tiếp tục đứng vững và phát triển thì phải không ngừng cải tiến công nghệ, giảm

chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Muốn làm được những điều đó thì điều kiện tiên quyết là doanh nghiệp phải có đủ vốn. Nhưng các DNNVV lại có vốn ít, trong khi đó trình độ tổ chức lại yếu kém, lao động có tay nghề không cao, vì thế buộc các doanh nghiệp phải tìm đến tín dụng ngân hàng. Nguồn vốn của ngân hàng sẽ đem lại cho doanh nghiệp nguồn lợi ích to lớn với mức lãi suất phù hợp đảm bảo cho doanh nghiệp kinh doanh có lãi. Giúp doanh nghiệp thực hiện được mục đích của mình, mở rộng SXKD, chiếm lĩnh thị phần.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của DNNVV

Tín dụng ngân hàng với đặc điểm là buộc người vay phải trả lãi và gốc trong một thời gian nhất định nào đó đã buộc người kinh doanh phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay. Người đi vay phải tính toán chi phí sản xuất, tốc độ quay vòng vốn để sao cho khi hết thời hạn vay có đủ vốn và lãi để trả nợ ngân hàng và một phần lợi nhuận cho mình. Với điều kiện ràng buộc về lãi suất, thời gian và mục đích khi vay, người vay hiểu rõ trách nhiệm của họ trong việc sử dụng vốn vay và phải thúc đẩy sản xuất kinh doanh của mình sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Như vậy, tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy hạch toán kinh doanh của các doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ nên một trong những mục đích kinh doanh của ngân hàng là mục tiêu lợi nhuận, nên luôn đề cao nhiệm vụ đảm bảo an toàn vốn. Cho vay luôn canh cánh một nỗi lo, liệu nguồn vốn cho vay này có thu hồi được không, có được sử dụng đúng mục đích không, có đem lại lợi nhuận cho ngân hàng hay không? Còn đối với các nhà SXKD thì lại phải quan tâm xem sử dụng vốn như thế nào để có thể đem lại hiệu quả cao nhất, hoàn trả cả vốn lẫn lãi cho ngân hàng. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, không có tình trạng cho vay tràn lan mà ngân hàng tiến hành cho vay có “chọn lọc” những khách hàng làm ăn thực sự có hiệu quả. DNNVV vốn đã bị nhiều hạn chế trong khi vay vốn tín dụng như cần phải quan tâm hơn đối với hiệu quả từng đồng vốn. Mặt khác, ngân hàng dựa trên

những hiểu biết, kinh nghiệm nắm bắt thị trường có thể soạn thảo giúp các đơn vị được vay vốn ngân hàng những dự án đầu tư, tư vấn cho khách hàng trong việc sử dụng vốn sao cho có hiệu quả thông qua công cụ tín dụng ngân hàng. Từ đó hạn chế những rủi ro có thể xảy ra đối với những doanh nghiệp cũng như bản thân ngân hàng.

Như vậy, DNNVV phát triển mạnh nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh, ngân hàng đồng thời tạo điều kiện thuận lợi về vốn cho khu vực này phát triển thì việc mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của NHTM đối với khu vực này là cần thiết.

Một phần của tài liệu 1495_235957 (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w