Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu 1495_235957 (Trang 83 - 88)

Thứ nhất, công tác quản lý trước, trong và sau khi cho vay còn chưa chặt chẽ. Trong quy trình cho vay có quy định rất rõ ràng về công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay. Kiểm tra trước khi cho vay là công tác thẩm định khoản vay để đưa ra quyết định khoản vay có được ngân hàng chấp thuận cho vay hay không. Kiểm tra trong khi cho vay là việc giám sát giải ngân vốn vay và định kỳ kiểm tra khách hàng sau giải ngân. Theo quy định thì chậm nhất 15 ngày sau khi giải ngân, CBTD phải tiến hành kiểm tra sử dụng vốn vay và các điều kiện khác của khoản vay. Định kỳ sau đó, tùy theo thời hạn khoản vay mà tiến hành kiểm tra. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều công đoạn cho vay chưa được tiến hành chặt chẽ như công tác phân tích báo cáo tài chính, thẩm định dự án thiếu những thông tin, căn cứ khoa học, dựa vào kinh nghiệm chủ quan của CBTD dẫn đến chất lượng tín dụng thấp. Việc kiểm soát tín dụng tại Vietcombank Ninh Thuận đối với những hoạt động liên quan đến khoản vay còn lơi lỏng.

Thứ hai, một số CBTD không chấp hành nghiêm túc chế độ tín dụng và điều kiện cho vay, thẩm định giá trị tài sản cao hơn giá trị thực tế, khi quyết định cho vay còn dựa trên yếu tố chủ quan về tài sản bảo đảm tiền vay, coi trọng yếu tố này mà chưa coi trọng đến hiệu quả của dự án, phương án vay vốn. Bên cạnh đó, trình độ CBTD còn nhiều bất cập, một số cán bộ không được đào tạo bài bản về nghiệp vụ tín dụng nhưng vẫn làm tín dụng và học hỏi kinh nghiệm của các cán bộ đi trước với cách làm tín dụng truyền thống đã ăn sâu, chưa thích ứng trong môi trường cạnh tranh khốc liệt. Một số bộ phận CBTD bị đồng tiền và cơ chế thị trường cám dỗ, đã đặt lợi ích cá nhân lên trên hết và lợi dụng công việc được giao đã móc ngoặc với khách hàng vay, lợi dụng khe hở của pháp luật để tư lợi cá nhân gây thiệt hại nhiều về tài sản, tiền vốn của ngân hàng.

Thứ ba, việc kiểm tra sử dụng vốn vay còn mang tính hình thức, chiếu lệ, chưa thường xuyên, việc kiểm tra sau khi cho vay chưa được coi trọng như là một tất yếu của quy trình cho vay, từ đó dẫn đến một số khách hàng còn sử dụng vốn vay sai mục đích dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng.

Nguyên nhân khách quan:

Thứ nhất, nguyên nhân thuộc môi trường hoạt động của ngân hàng

- Nợ xấu phát sinh do thiên tai, bão lụt, hạn hán, mất mùa, dịch bệnh,… Đây là những nguyên nhân gây ra nợ xấu vượt ra ngoài tầm kiểm soát và mong muốn của bản thân ngân hàng và cả các khách hàng vay vốn. Là nước kinh tế thuần nông, lại nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của đới khí hậu nhiệt đới gió mùa nên hàng năm nước ta phải hứng chịu nhiều đợt thiên tai (hạn hán, bão, lũ lụt,...). Đây là những rủi ro bất khả kháng và khó có thể lường trước được hết những rủi ro này.

- Sự biến động thị trường, thay đổi lãi suất, tỷ giá, ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và khu vực, những khó khăn của các doanh nghiệp trong kinh doanh khi mất thị trường tiêu thụ sản phẩm, biến động giá cả thị trường, do sắp xếp lại doanh nghiệp, sáp nhập, giải thể, phá sản không còn khả năng trả nợ hoặc không còn đối tượng để thu hồi nợ.

- Môi trường kinh doanh chưa ổn định. Điều này được thể hiện thông qua các định hướng phát triển của Nhà nước thường xuyên thay đổi, điều chỉnh cơ chế chính sách làm ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Cơ chế chính sách của NHNN về cho vay, đảm bảo tiền vay, xử lý nợ xấu... còn nhiều vấn đề chưa phù hợp với thực tế, đổi mới bổ sung còn chậm. Quy chế cho vay của NHNN và hướng dẫn của ngân hàng có điểm quy định thiếu cụ thể, nên khi triển khai còn có nhiều vướng mắc. Pháp luật chưa ban hành đầy đủ các văn bản pháp lý về thẩm quyền của người cho vay hoặc cơ quan chức năng trong việc phát mại tài sản thế chấp, cầm cố... chưa có cơ chế bắt buộc người vay vốn có nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm cho ngân hàng xử lý khi không có khả năng trả nợ. Điều này dẫn tới tình trạng khách hàng chây ỳ, không thực hiện nghĩa vụ trả nợ mà ngân hàng chưa thu hồi được.

- Cơ cấu dư nợ cho vay tập trung chủ yếu vào hộ kinh doanh, cá nhân. Các khách hàng này do trình độ quản lý thấp, SXKD phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và tính tự phát của thị trường nên khả năng phòng chống rủi ro thấp.

- Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch. Quy mô tài sản, nguồn vốn nhỏ bé, tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao là đặc điểm chung của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các sổ sách kế toán vẫn chưa được các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực. Do vậy, sổ sách kế toán mà các doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng nhiều khi chỉ mang tính chất hình thức hơn là thực chất. Khi cán bộ ngân hàng lập các bản phân tích tài chính của doanh nghiệp dựa trên số liệu do các doanh nghiệp cung cấp, thường thiếu tính thực tế và xác thực. Đây cũng là nguyên nhân vì sao ngân hàng vẫn luôn xem nặng phần tài sản thế chấp như là chỗ dựa cuối cùng để phòng chống rủi ro cho vay.

Kết luận chương 2

Trong giai đoạn 2016-2019 hoạt động cho vay DNNVV của Vietcombank – Chi nhánh Tỉnh Ninh Thuận tăng trưởng ổn định, mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng và đóng góp tích cực vào quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa tỉnh Ninh Thuận. Tuy nhiên, hoạt động cho vay DNNVV ngày càng phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro cao đặc biệt trong điều kiện Việt Nam hội nhập sâu, rộng vào kinh tế quốc tế, khu vực và trước những biến động phức tạp của môi trường vĩ mô.

Trong chương 2, luận văn đã đi sâu phân tích thực trạng kết quả và hiệu quả cho vay đối với DNNVV tại Vietcombank – Chi nhánh Tỉnh Ninh Thuận, phân tích các thành tích đạt được và các mặt hạn chế và nguyên nhân của hoạt động cho vay đối với DNNVV. Qua phân tích cho thấy mặc dù hiệu quả cho vay ngày càng được cải thiện song hoạt động cho vay DNNVV tại Vietcombank – Chi nhánh Tỉnh Ninh Thuận vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề. Trên cơ sở đó, luận văn đã đánh giá những ưu

điểm, tồn tại của hoạt động cho vay đối với DNNVV tại Vietcombank – Chi nhánh Tỉnh Ninh Thuận. Vì vậy việc tìm ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay DNNVV là hết sức cần thiếu. Điều này sẽ được nghiên cứu trong chương tiếp theo.

CHƯƠNG 3:

GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH NINH THUẬN

Một phần của tài liệu 1495_235957 (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w