Nhóm giải pháp hỗ trợ

Một phần của tài liệu 1495_235957 (Trang 99 - 102)

3.2.2.1. Đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ

Đây là yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến chất lượng tín dụng, chất lượng dịch vụ ngân hàng. Bởi chiến lược về con người là chiến lược lâu dài nên ngân hàng cần có sự đầu tư quan tâm thường xuyên đến đội ngũ cán bộ điều hành và trực tiếp làm công tác tín dụng. Và cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ tín dụng theo hướng:

- Tiêu chuẩn của CBTD: CBTD tại chi nhánh ngân hàng được coi là bộ mặt của Chi nhánh. Do vậy, các tiêu chuẩn của CBTD cần phải được hoàn thiện theo hướng nâng cao chất lượng năng lực chuyên môn, các kỹ năng mềm xử lý tình huống cũng như nâng cao về mặt nhận thức, về mặt đạo đức. Các CBTD phải có trình độ chuyên môn cũng như các kỹ năng cần thiết nhằm xử lý công việc đồng thời phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc đạo đức:

+ Thực hiện các công việc được giao với thái độ trung thực, có tính trách nhiệm với công việc, mọi hoạt động đều phải được minh bạch và công khai.

+ Các CBTD không được tham gia các hoạt động kinh doanh bị cấm vì những hoạt động này sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng phán đoán các vấn đề xảy ra của CBTD.

+ Không cung cấp thông tin nội bộ ra ngoài chi nhánh NH nhằm phục vụ mục đích cá nhân hoặc tư lợi.

+ Không sử dụng các phương tiện mình được cung cấp trong quá trình làm việc cho mục đích cá nhân .

- Chi nhánh ngân hàng cần có sự phân công công việc hợp lý cho mỗi CBTD, tránh xảy ra trường hợp kiêm nhiệm hoặc tình trạng quá tải công việc cho CBTD để đảm bảo công việc luôn được thực hiện chính xác và có hiệu quả, tạo điều kiện cho các CBTD có đủ thời gian nghiên cứu, thẩm định và kiểm tra giám sát các khoản vay một cách có hiệu quả, không bị áp lực về mặt thời gian nhằm hạn chế rủi ro.

- Chi nhánh NH cần tăng cường các công tác đào tạo bằng việc tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn và dài hạn cho CBTD, đồng thời thường xuyên tổ chức các cuộc kiểm tra nhằm đánh giá trình độ chuyên môn cũng như khả năng vận dụng lý thuyết vào thực tế của các CBTD từ đó góp phần nâng cao chất lượng tín dụng.

- Thực hiện phương án luân chuyển CBTD trong quản lý danh sách khách hàng thường xuyên nhằm hạn chế những gian lận có thể xảy ra do mức độ thân thiết giữa CBTD và KH.

Hiện nay, thực tế tại Vietcombank Ninh Thuận cho thấy CBTD phải chịu áp lực khá lớn trong quá trình làm việc về mặt thời gian, thường xuyên phải tăng ca để hoàn thiện công việc. So với các ngân hàng khác thì áp lực về chỉ tiêu của cán bộ Vietcombank Ninh Thuận là cao hơn, CBTD không chỉ có chỉ tiêu cho vay mà cả huy động. Điều này làm cho các hoạt động như tiếp xúc với khách hàng, kiểm tra và kiểm

soát các khoản cho vay tại chi nhánh NH được thực hiện chỉ mang tính chất hình thức, không đem lại hiệu quả. Do vậy, để đảm bảo an toàn trong trong hoạt động cho vay cũng như chi nhánh ngân hàng chuẩn bị đầy đủ nguồn nhân lực để nắm bắt những cơ hội kinh doanh mới thì việc nâng cao, tăng cường cả về số lượng và chất lượng CBTD là vô cùng cần thiết.

Bên cạnh đó, chi nhánh không thể bỏ qua việc xây dựng chính sách lương thưởng, đãi ngộ tốt nhằm thu hút được nguồn lực có trí tuệ cao và chất lượng từ đó nâng cao hoạt động tín dụng của chi nhánh. Trong khi các Chi nhánh ngân hàng lớn và lâu đời lại có những chính sách đãi ngộ nhân sự tốt hơn đã khiến việc nhân sự ngân hàng có mong muốn thay đổi môi trường làm việc, việc đó sẽ khiến chi nhánh ngân hàng mất đi những cán sự cốt cán. Do vậy, Vietcombank Ninh Thuận cần có những chính sách đãi ngộ tốt cho mỗi cán bộ trong chi nhánh nhằm đảm bảo mỗi nhân sự sẽ gắn bó lâu dài và làm việc hiệu quả.

3.2.2.2. Tăng cường đầu tư công nghệ hiện đại vào hoạt động cho vay

Công nghệ chính là chìa hóa giúp cho Chi nhánh hội nhập với cộng đồng ngân hàng quốc tế, nâng cao hiệu quả phân loại khách hàng. Đổi mới công nghệ, mạng tin học giúp ngân hàng nâng cao chất lượng phục vụ, tăng tính cạnh tranh, giảm chi phí lao động. Để làm được điều này ngân hàng cần phải thực hiện một số biên pháp như:

- Vietcombank đã thực hiện dự án hiện đại hóa ngân hàng tập trung cơ sở dữ liệu tại Hội sở vì thế cần phát triển và phát huy khả năng giám sát cho vay tức thời của hệ thống, quản lý danh mục cho vay theo ngành, vùng kinh tế, quản lý hạn mức vay của từng doanh nghiệp. Ngoài ra việc tập trung cơ sở dữ liệu là điều kiện thuận lợi cho việc phân loại doanh nghiệp, tính toán rủi ro cho vay…một cách nhanh chóng và chính xác.

- Đẩy mạnh nghiên cứu, đổi mới các chương trình phần mềm hiện đại trong công tác quản lý tài sản nợ - có (quản trị rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối), huy động vốn. Đăc biệt cần chú ý nâng cấp phần mềm thẩm định dự án

cho vay giúp cán bộ thẩm định khách hàng một cách nhanh chóng và chính xác. Hiện đại hóa các nghiệp vụ ngân hàng, giúp ngân hàng hội nhập vào cộng đồng ngân hàng quốc tế về cung cấp và xử lý thông tin.

Một phần của tài liệu 1495_235957 (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w