Định hướng của tỉnh Ninh Thuận

Một phần của tài liệu 1495_235957 (Trang 88 - 89)

Trên cơ sở cụ thể hóa các định hướng, chính sách của Trung ương, tỉnh Ninh Thuận đã xây dựng các chính sách tạo điều kiện thúc đẩy phát triển DNNVV nhằm tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, minh bạch, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đóng góp ngày càng cao vào phát triển kinh tế - xã hội tỉnh.

Trong 5 năm 2016 - 2020, tỉnh Ninh Thuận đề ra số chỉ tiêu phấn đấu cụ thể sau đây: Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới hàng năm tăng bình quân 13 – 15%/năm. Phấn đấu trong giai đoạn 2016 – 2020 có khoảng 1.500 – 2.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, nâng tổng số doanh nghiệp hoạt động đến năm 2020 khoảng 4.500

- 5.000 doanh nghiệp. Tỷ lệ thu ngân sách từ hoạt động sản xuất kinh doanh của khối doanh nghiệp vào năm 2020, chiếm khoảng 68 – 70% trên tổng thu nội địa. Tổng giá trị gia tăng của khu vực doanh nghiệp năm 2020 chiếm 28 – 30% GDP của tỉnh. Các DNNVV tạo thêm khoảng 15 – 20 nghìn việc làm mới, nâng tổng số lao động làm việc trong khối doanh nghiệp đến năm 2020 khoảng 35– 40 nghìn lao động, chiếm khoảng 38% tổng số lao động trong toàn tỉnh.

Để đạt được mục tiêu trên, Uỷ ban nhân dân tỉnh đề ra 5 nhóm giải pháp sau: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của DNNVV; Tạo môi trường sản xuất, kinh doanh bình đẳng và thuận lợi cho DNNVV; Hỗ trợ

DNNVV tiếp cận về tín dụng, về khoa học công nghệ nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, khuyến khích phát triển DNNVV khu vực nông thôn; Đẩy mạnh công tác trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; Xây dựng và củng cố hệ thống tổ chức trợ giúp DNNVV. Trong đó hỗ trợ DNNVV tiếp cận về vốn vay mang tính căn cơ để định được mục tiêu đến năm 2020 và những năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu 1495_235957 (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w