2.2.1. Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
Số lượng DNNVV trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 2.4. Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016 - 2019 Chỉ tiêu Năm So sánh 2017/2016 So sánh 2018/2017 So sánh 2019/2018 2016 2017 2018 2019 Tuyệtđối Tươngđối Tuyệtđối Tươngđối Tuyệtđối Tươngđối
Tổng số lượng doanh nghiệp 2.517 2.698 2.905 3.124 181 7,19% 207 7,67% 219 7,54% Tổng số lượng DNNVV 2.490 2.664 2.863 3.071 174 6,99% 199 7,47% 208 7,27% Tổng số lượng DNNVV vay vốn tại Chi nhánh 49 58 65 74 9 18,37% 7 12,07% 9 13,85%
(Nguồn: Báo cáo số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016 – 2019)
Nhìn vào Bảng 2.4, có thể thấy rằng, tổng số lượng doanh nghiệp, tổng số lượng DNNVV và tổng số DNNVV vay vốn tại Vietcombank Ninh Thuận đều có biến động cùng chiều với nhau và có xu hướng tăng qua các năm. Số lượng DNNVV trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đã tăng từ 2.490 doanh nghiệp năm 2016 lên thành 2.664 doanh nghiệp vào năm 2017, tăng thêm 174 doanh nghiệp tương đương với tốc độ tăng là 6,99%. Năm 2018, số DNNVV trên địa bàn tỉnh là 2.863 doanh nghiệp, tăng 199 doanh nghiệp so với năm 2017, năm 2019 là 3.071 doanh nghiệp, tăng thêm 208 doanh nghiệp so với năm 2018.
Về tổng số lượng DNNVV vay vốn tại Vietcombank Ninh Thuận cũng có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2016, tổng số lượng DNNVV vay vốn tại Vietcombank Ninh Thuận đạt 49 doanh nghiệp, năm 2017 đạt 58 doanh nghiệp, tăng
09 doanh nghiệp, tương đương với tốc độ tăng 18,37% so với năm 2016. Năm 2018 đạt 65 doanh nghiệp và năm 2019 đạt 74 doanh nghiệp. Có thể thấy rằng, trong những năm qua, Vietcombank Ninh Thuận đã luôn chú trọng phát triển nhóm đối tượng này. Dựa theo tình hình hoạt động và chính sách tập trung phát triển kinh tế, chi nhánh đã tích cực tạo điều kiện cho những DNNVV vay vốn. Đặc biệt, trong những năm gần đây, các DNNVV cũng có xu hướng tăng lên mạnh mẽ. Do mới thành lập nên nhu cầu về vốn cao, bên cạnh đó các DNNVV luôn có tâm lý tìm kiếm những nguồn vốn có chất lượng và đảm bảo an toàn, Vietcombank Ninh Thuận là một ưu tiên hàng đầu cho tiêu chí này.
2.2.2. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
Đặc điểm của DNNVV trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận được thể hiện dưới một số mặt sau:
Thứ nhất, quy mô vốn của các DNNVV tại tỉnh Ninh Thuận còn nhỏ, gần 50% số doanh nghiệp có mức vốn sở hữu dưới 10 tỷ đồng, do vậy tình trạng thiếu vốn luôn xảy ra. Vốn tự có không đủ, thị trường kinh tế cạnh tranh gay gắt gây nhiều khó khăn cho DNNVV trong việc tiếp cận với nguồn vốn. Do vậy, nguồn vốn vay của các NHTM là một lựa chọn ưu tiên đối với DNNVV. Tuy nhiên, hiện nay nhiều doanh nghiệp trên địa bàn đang gặp những vướng mắc về lãi suất, thủ tục, chính sách và phương thức vay của các NHTM trên địa bàn, do vậy các DNNVV thường không dễ dàng xin vay được. Do thiếu vốn để sản xuất và kinh doanh nên đa số các DNNVV trên địa bàn tỉnh đã chọn cách sản xuất cầm chừng để duy trì hoạt động. Điều này gây ảnh hưởng đến sự phát triển của chính bản thân DNNVV nói riêng và với nền kinh tế nói chung.
Thứ hai, trình độ chuyên môn của các chủ DNNVV trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận chưa cao. Trên địa bàn tỉnh, có nhiều chủ DNNVV có trình độ học vấn trung cấp trở xuống, số người tốt nghiệp đại học chiếm tỷ trọng gần 40%, trình độ thạc sĩ và tiến sĩ hầu như không có. Điều đáng chú ý đối với các DNNVV tại đây là đa số các chủ doanh nghiệp không được đào tạo bài bản về kiến thức quản trị doanh nghiệp và chủ
yếu thực hiện quản lý theo kinh nghiệm. Điều này gây ảnh hưởng đến việc lập chiến lược phát triển, định hướng kinh doanh và quản lý của các DNNVV tại đây.
Thứ ba, trình độ sử dụng công nghệ của các nhân viên trong các DNNVV trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận còn thấp. Do tài chính thấp, nên các DNNVV khó có thể tiếp cận được với công nghệ mới và các sản phẩm đưa ra thị trường không có tính cạnh tranh.
Thứ tư, hạn chế trong tiếp cận nguồn nguyên liệu với giá cả cạnh tranh và chưa đề cao vấn đề thương hiệu của DNNVV. Đa số các DNNVV trên địa bàn tỉnh đều phải nhập nguyên liệu đầu vào. Bên cạnh đó, công nghiệp chế tạo vẫn chủ yếu là gia công lắp ráp. Cụ thể, một số sản phẩm có sự tăng trưởng cao như hạt điều, may mặc, chế biến thực phẩm….đều phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu từ bên ngoài. Đối với các DNNVV trên địa bàn tỉnh, do các DN này có quy mô nhỏ và vốn tự có ít, vị thế yếu do vậy nếu không có hình thức hợp tác thích hợp để mua nguyên vật liệu thì sẽ luôn ở thế bất lợi về giá cả sản phẩm đầu ra.
2.3. Phân tích hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại Thương chi nhánh tỉnh Ninh Thuận cổ phần Ngoại Thương chi nhánh tỉnh Ninh Thuận
Bảng 2.5: Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ khách hàng DNNVV của Vietcombank Ninh Thuận giai đoạn 2016 – 2019 ĐVT: Triệu đồng,% Chỉ tiêu Năm So sánh 2016 2017 2018 2019 2017/2016 2018/2017 2019/2018 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối 1. Theo thời hạn 419.891 561.866 801.617 840.279 141.975 33,81 239.751 42,67 38.662 4,82 Ngắn hạn 346.205 445.127 531.677 570.012 98.922 28,57 86.550 19,44 38.335 7,21 Trung và dài hạn 73.686 116.739 269.940 270.267 43.053 58,43 153.201 131,23 327 0,12 2. Theo ngành kinh tế
Doanh số cho vay 419.891 561.866 801.617 840.279 141.975 33,81 239.751 42,67 38.662 4,82
Thương mại, dịch vụ 201.115 289.453 405.345 412.357 88.338 43,92 115.892 40,04 7.012 1,73
Công nghiệp, XDCB 135.124 145.672 243.514 305.768 10.548 7,81 97.842 67,17 62.254 25,56
Giao thông vận tải 58.452 70.128 114.385 95.515 11.676 19,98 44.257 63,11 -18.870 -16,50
Các ngành khác 25.200 56.613 38.373 26.639 31.413 124,65 -18.240 -32,22 -11.734 -30,58
Doanh số thu nợ 394.456 520.059 758.817 813.978 125.603 31,84 238.758 45,91 55.161 7,27
Thương mại, dịch vụ 195.425 274.576 397.425 404.537 79.151 40,50 122.849 44,74 7.112 1,79
Chỉ tiêu Công nghiệp, XDCB Năm So sánh 2016 2017 2018 2019 2017/2016 2018/2017 2019/2018 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối 120.457 134.561 224.587 297.517 14.104 11,71 90.026 66,90 72.930 32,47
Giao thông vận tải 57.124 61.247 101.348 89.457 4.123 7,22 40.101 65,47 -11.891 -11,73
Các ngành khác 21.450 49.675 35.457 22.467 28.225 131,59 -14.218 -28,62 -12.990 -36,64
Dư nợ khách hàng 290.476 425.461 520.642 610.105 134.985 46,47 95.181 22,37 89.463 17,18
Thương mại, dịch vụ 135.575 194.561 227.457 250.675 58.986 43,51 32.896 16,91 23.218 10,21
Công nghiệp, XDCB 99.876 142.457 170.575 200.689 42.581 42,63 28.118 19,74 30.114 17,65
Giao thông vận tải 42.451 73.576 102.576 120.754 31.125 73,32 29.000 39,42 18.178 17,72
Các ngành khác 12.574 14.867 20.034 37.987 2.293 18,24 5.167 34,75 17.953 89,61
Qua Bảng 2.5, chúng ta thấy, ngành thương mại, dịch vụ có doanh số cho vay cũng như dư nợ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu cho vay tại chi nhánh. Cùng với doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ khách hàng của nhóm khách hàng DNNVV tại chi nhánh cũng tăng trưởng nhanh. Điều này cũng dễ hiểu bởi lẽ hiện nay phần lớn các DNNVV của tỉnh Ninh Thuận đang hoạt động SXKD trong ngành này (DNNVV ngành thương mại dịch vụ chiếm 75-80% tổng mức bán lẻ toàn tỉnh), nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh là rất lớn. Tuy nhiên, một hạn chế của các doanh nghiệp trong ngành hoạt động với mức vốn đầu tư thấp, quy mô còn nhỏ, thời gian quay vòng vốn nhanh, nhu cầu vay vốn chủ yếu để bổ sung vốn lưu động…Do đó các doanh nghiệp có khuynh hướng đi vay mượn nhiều. Xét về trách nhiệm hoàn trả nợ vay ở góc độ ràng buộc về tài sản và uy tín kinh doanh cũng chưa cao. Đây là điều đáng ngại khi các ngân hàng có xu hướng nâng cao dư nợ cho vay đối với ngành này.
Trong giai đoạn 2016-2019, có sự gia tăng đáng kể trong doanh số cho vay cũng như doanh số thu nợ, dư nợ khách hàng của chi nhánh. Năm 2016, doanh số cho vay đối với ngành thương mại, dịch vụ đạt 201.115 triệu đồng, năm 2017 đạt 289.453 triệu đồng, tăng 88.338 triệu đồng so với năm 2016, tương đương với 43,92%. Cùng với đó, doanh số thu nợ năm 2017 cũng tăng 79.151 triệu đồng so với năm 2016, tương đương với 40,50%. Năm 2018, doanh số cho vay DNNVV ngành thương mại, dịch vụ đạt 405.345 triệu đồng, tăng 115.892 triệu đồng so với năm 2017, tương đương với 40,04%, doanh số thu nợ đạt 397.425 triệu đồng, tăng so với năm 2017 là 122.849 triệu đồng (44,74%). Năm 2019, doanh số cho vay ngành này đạt 412.357 triệu đồng, doanh số thu nợ 404.537 triệu đồng, đều có xu hướng tăng trưởng hơn so với năm 2018. Nhìn chung các chỉ tiêu về doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ khách hàng đối với nhóm ngành kinh tế thương mại, dịch vụ đều có xu hướng tăng. Nguyên nhân là do, nền kinh tế phát triển, số lượng DNNVV xuất hiện ngày càng nhiều với sự khác nhau về quy mô, ngành nghề kinh doanh, thị trường…do vậy nhu cầu sử dụng vốn vay ngân hàng ngày càng cao.
Chiếm tỷ trọng sau ngành thương mại, dịch vụ là ngành công nghiệp, XDCB có sự gia tăng về dư nợ theo tốc độ tăng của nhóm ngành này. Ngành xây dựng là một trong những ngành rất phát triển hiện nay ở nước ta cũng như ở địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Những năm qua, tốc độ đô thị hóa, xây dựng cơ sở hạ tầng diễn ra tấp nập, khẩn trương cùng với đó là việc giải tỏa đền bù và bố trí tái định cư cho người dân, làm cho nhu cầu vốn đầu tư trong ngành xây dựng rất lớn. Chính thực trạng phát triển khả quan trên của ngành công nghiệp, xây dựng trong những năm qua đã có tác động không nhỏ đến việc mở rộng hoạt động cho vay đối với lĩnh vực này của Vietcombank Ninh Thuận.
Qua Bảng 2.5, có thể thấy rằng, doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ khách hàng DNNVV của Vietcombank Ninh Thuận trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng đều có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2016, doanh số cho vay đối với DNNVV ngành công nghiệp, xây dựng đạt 135.124 triệu đồng, doanh số thu nợ đạt 120.457 triệu đồng, dư nợ khách hàng năm 2016 là 99.876 triệu đồng. Đến năm 2017, các chỉ tiêu này đều có sự gia tăng, doanh số cho vay tăng 10.548 triệu đồng, tương đương với 7,81%, doanh số thu nợ tăng 14.104 triệu đồng tương đương với 11,71% và dư nợ khách hàng DNNVV ngành công nghiệp, xây dựng tăng 42.581 triệu đồng tương đương với 42,63% so với năm 2016. Năm 2018, doanh số cho vay đạt 243.514 triệu đồng, tăng 97.842 triệu đồng so với năm 2017, tương đương với 67,17 %, doanh số thu nợ đạt 224.587 triệu đồng, tăng 90.026 triệu đồng so với năm 2017, tương đương với 66,90%, dư nợ khách hàng tăng 28.118 triệu đồng, tương đương tăng 19,74% so với năm 2017. Năm 2019, cũng có sự tăng trưởng trong các chỉ tiêu so với năm 2018, cụ thể là doanh số cho vay đối với DNNVV ngành công nghiệp, XDCB tăng 62.254 triệu đồng, tương đương với 25,56% so với năm 2018, doanh số thu nợ tăng 72.930 triệu đồng, tương đương với 32,47% so với năm 2018 và dư nợ khách hàng tăng 30.114 triệu đồng, tương đương với 17,65% so với năm 2018.
2.3.2. Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu
Tình hình nợ quá hạn:
Tỷ lệ nợ quá hạn là một trong những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay mà ngân hàng phải đối mặt. Mặc dù vậy, trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, nợ quá hạn là một hiện tượng tất yếu, không thể tránh khỏi, chỉ có thể hạn chế chứ không thể triệt tiêu hoàn toàn. Điều quan trọng là phải giảm tỷ lệ nợ quá hạn đến mức thấp nhất. Bảng 2.6, thể hiện tình hình nợ quá hạn tại Vietcombank Ninh Thuận giai đoạn 2016-2019:
Bảng 2.6: Tình hình nợ quá hạn trong cho vay DNNVV tại Vietcombank Ninh Thuận giai đoạn 2016-2019
ĐVT: Triệu đồng,% Chỉ tiêu Năm So sánh So sánh So sánh 2016 2017 2018 2019 2017/2016 2018/2017 2019/2018 Tuyệt
đối Tươngđối Tuyệtđối Tươngđối Tuyệtđối Tươngđối
Tổng dư nợ cho vay DNNVV 290.476 425.461 520.642 610.105 134.985 46,47 95.181 22,37 89.463 17,18 Nợ quá hạn cho vay DNNVV 8.453 12.181 12.347 13.932 3.728 44,10 166 1,36 1.585 12,84 Tỷ lệ nợ quá hạn 2,91 2,86 2,37 2,28 -0,05 -1,62 -0,49 -17,17 -0,09 -3,71
700.000 600.000 500.000 610.105 520.642 425.461 400.000 300.000 200.000 100.000 0 290.476 8.453 12.181 12.347 13.932
Năm 2016Năm 2017Năm 2018Năm 2019
Tổng dư nợ cho vay DNNVV Nợ quá hạn cho vay DNNVV
Ta có biểu đồ thể hiện sau:
Biểu đồ 2.3: Nợ quá hạn trong cho vay DNNVV tại Vietcombank Ninh Thuận giai đoạn 2016-2019
Qua Bảng 2.6 và Biểu đồ 2.3, có thể thấy rằng tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của Vietcombank Ninh Thuận tương đối cao nhưng có xu hướng giảm xuống. Năm 2016, tỷ lệ nợ quá hạn của DNNVV đạt 2,91%, đến năm 2017 đạt 2,86%, năm 2018 giảm còn 2,37% và giảm tiếp trong năm 2019 với mức 2,28%. Dư nợ cho vay DNNVV của toàn chi nhánh tăng đều qua các năm giai đoạn 2016-2019 và nợ quá hạn có xu hướng thay đổi tương tự, tuy nhiên ở các mức độ khác nhau. Năm 2019, tốc độ tăng của tổng dư nợ cho vay DNNVV tại chi nhánh là 17,18% nhưng tốc độ tăng của nợ quá hạn trong cho vay DNNVV tại chi nhánh chỉ 12,84%. Đây là tín hiệu tốt trong cho vay DNNVV tại Vietcombank Ninh Thuận, cho thấy rằng, tỷ lệ nợ quá hạn đã giảm đi so với các năm trước. Tuy nhiên, xét về tổng thể, có thể thấy rằng, hoạt động cho vay của chi nhánh đối với khách hàng DNNVV chưa thực sự đạt hiệu quả tốt. Nguyên nhân là do tình hình sản xuất và tài chính của DNNVV còn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả kinh doanh thấp dẫn đến nợ nần kéo dài, không thanh toán vốn kịp thời, trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng.
Tình hình nợ xấu:
Tỷ lệ nợ xấu trong cho vay khách hàng DNNVV của Vietcombank Ninh Thuận được thể hiện dưới Bảng 2.7 sau:
Bảng 2.7: Tỷ lệ nợ xấu cho vay khách hàng DNNVV tại Vietcombank Ninh Thuận giai đoạn 2016-2019
ĐVT: Triệu đồng,%
STT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
1 Dư nợ cho vay DNNVV 290.476 425.461 520.642 610.105
1.1 Nợ nhóm 1 282.023 413.280 508.295 596.173
1.2 Nợ nhóm 2 1.825 3.716 2.113 2.029
1.3 Nợ nhóm 3 3.550 4.853 7.050 8.770
1.4 Nợ nhóm 4 2.073 2.509 1.937 0
1.5 Nợ nhóm 5 1.005 1.103 1.247 3.133
2 Nợ xấu cho vay DNNVV 6.628 8.465 10.234 11.903
3 Tỷ lệ nợ xấu cho vay DNNVV 2,28 1,99 1,97 1,95
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank Ninh Thuận giai đoạn 2016-2019)
Qua Bảng 2.7, có thể thấy rằng, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ khách hàng DNNVV tại Vietcombank Ninh Thuận giai đoạn 2016-2019 biến động qua các năm. Năm 2016, tỷ lệ nợ xấu là 2,28%, đến năm 2017 giảm còn 1,99%, năm 2018 là 1,97% và lại có xu hướng giảm đi vào năm 2019 với tỷ lệ nợ xấu là 1,95%. Nguyên nhân là do thị trường tín dụng khách hàng DNNVV rất cạnh tranh, việc các ngân hàng tranh giành thị phần và tình trạng lôi kéo khách hàng DNNVV buộc các ngân hàng phải cạnh tranh nhau bằng nhiều hình thức, trong đó có việc nới lỏng hơn các yêu cầu, điều kiện về khoản vay. Điều này mặc dù làm tăng tính linh động của thị trường tín dụng nhưng ở một khía cạnh nào đó sẽ làm tăng tính rủi ro của các khoản vay do không còn có “lá chắn” là các yêu cầu, điều kiện vay khắt khe như trước; giảm khả
năng lường trước rủi ro của các ngân hàng trong đó có Vietcombank Ninh Thuận. Vì vậy, trong thời gian tới Vietcombank Ninh Thuận phải luôn tăng cường các biện