Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay

Một phần của tài liệu 1495_235957 (Trang 31 - 36)

Có nhiều chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả cho vay. Trong nghiên cứu này, học viên xin trình bày các chỉ tiêu phù hợp để phân tích hiệu quả cho vay đối với DNNVV Việt Nam.

1.3.2.1. Dư nợ tín dụng

Chỉ tiêu này được đo bằng số tuyệt đối giữa doanh số vay và doanh số thu nợ, nó phản ánh lượng vốn mà khách hàng còn nợ ngân hàng tại một thời điểm cụ thể. Tổng dư nợ thấp phản ánh hiệu quả cho vay thấp, nó chỉ ra ngân hàng không có khả năng mở rộng hoạt động cho vay, khả năng tiếp thị khách hàng kém, thị phần thấp…Tuy nhiên khi xem xét chỉ tiêu này không nên xem xét trong một thời kỳ riêng lẻ mà phải xem xét trong cả quá trình trên cơ sở phân tích các yếu tố bên ngoài để chỉ tiêu này phản ánh một cách có hiệu quả nhất.

Tăng trưởng dư nợ =

( tín dụng

Dư nợ tín dụng năm sau Dư nợ tín dụng năm trước

-1) x 100%

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các năm. Tỷ trọng dư nợ tín dụng

Dư nợ tín dụng DNNVV Tổng dư nợ tín dụng

Chỉ tiêu này phản ánh quy mô tín dụng đối với DNNVV trong hoạt động tín dụng của ngân hàng đồng thời phản ánh mức độ ảnh hưởng của hiệu quả tín dụng DNNVV đến hiệu quả tín dụng của ngân hàng nói riêng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung.

1.3.2.2. Tổng dư nợ quá hạn

Khả năng hoàn trả của người vay là yếu tố quan trọng nhất để cấu thành hiệu quả của hoạt động cho vay. Khi đến hạn trả nợ mà khách hàng không chủ động trả, trên tài khoản tiền gửi không có tiền hoặc không đủ tiền để thu nợ nếu sau khi xem xét mà ngân hàng thấy nguyên nhân chậm trả là do khuyết điểm chủ quan của khách hàng gây nên thì khoản nợ đó sẽ bị chuyển sang nợ quá hạn với lãi suất bằng 150% lãi suất vay vốn.

Nợ quá hạn được chia làm hai loại:

- Nợ quá hạn có khả năng thu hồi: Là những khoản nợ mà khách hàng vẫn có khả năng trả được nợ cho ngân hàng. Đây là loại nợ quá hạn do định kỳ trả nợ ngắn hơn chu kỳ sản xuất kinh doanh hoặc vì một lý do nào đó mà khách hàng chưa thu hồi được khoản tiền bán hàng nên khách hàng chưa trả được nợ đúng hạn cho ngân hàng và khoản nợ đó bị chuyển sang nợ quá hạn.

- Nợ quá hạn không có khả năng thu hồi: Đây là loại nợ quá hạn do khách hàng vay vốn bị phá sản do kinh doanh thua lỗ hoặc bị lừa đảo hoặc khách hàng vay vốn bị chết không còn khả năng trả nợ cho ngân hàng. Khi đó ngân hàng buộc phải chuyển khoản vay này sang nợ quá hạn để chờ xử lý, khả năng thu hồi được khoản vay vốn này là rất ít. Thường thì các ngân hàng sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp cho khoản nợ quá hạn này.

Để đánh giá về khoản nợ quá hạn, người ta thường xem xét chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn.

Tỷ lệ nợ quá hạn = Tổng nợ quá hạn Tổng dư nợ tín dụng x 100% Tỷ lệ vốn có khả năng = mất vốn Nợ có khả năng mất vốn Tổng dư nợ tín dụng x 100%

Chỉ tiêu này phản ánh rõ nhất về hiệu quả cho vay của ngân hàng, nếu tỷ lệ nợ quá hạn cao thì chứng tỏ ngân hàng đó có hoạt động cho vay kém hiệu quả và ngược lại. Tỷ lệ nợ quá hạn phụ thuộc vào tổng dư nợ bị chuyển sang nợ quá hạn và tổng dư nợ tại một thời điểm, thường là ngày cuối quý hoặc cuối năm. Vì vậy, chỉ tiêu này cũng không phản ánh chính xác trong một thời gian dài. Để giảm tỷ lệ nợ quá hạn các ngân hàng thường giảm số tuyệt đối nợ quá hạn nếu dư nợ cho vay tăng không đáng kể hoặc vừa giảm nợ quá hạn vừa tăng dư nợ cho vay không đáng kể hoặc vừa giảm nợ quá hạn vừa tăng dư nợ. Trường hợp không thể giảm được nợ quá hạn hoặc giảm không đáng kể, các ngân hàng thường tăng tổng dư nợ cho vay tức là tăng quy mô dư nợ cho vay. Theo thông lệ quốc tế, tỷ lệ nợ quá hạn ở các ngân hàng phải dưới 3% trên tổng dư nợ là có thể chấp nhận được, tỷ lệ này càng thấp càng tốt. Tuy nhiên, có trường hợp tỷ lệ nợ quá hạn ở dưới mức cho phép song vẫn không được đánh giá là tốt nếu số nợ quá hạn không thể thu hồi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số nợ quá hạn hoặc giá trị tài sản thế chấp không đủ để thu hồi nợ.

1.3.2.3. Vòng quay vốn tín dụng

Vòng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợ trong kỳ

Vòng quay vốn tín dụng còn được thể hiện qua một số chỉ tiêu định tính như: Việc tổ chức thực hiện các quy chế, cơ chế lãi suất, công tác thẩm định khoản vay.

Chỉ tiêu số vòng quay vốn tín dụng cho biết trong một thời gian nhất định vốn tín dụng quay được mấy vòng. Vòng quay vốn tín dụng càng cao chứng tỏ vốn của ngân hàng luân chuyển càng nhanh. Việc đánh giá chỉ tiêu trên thường được so sánh giữa các kỳ khác nhau. So với kỳ trước, nếu vòng quay vốn tín dụng càng nhiều chứng tỏ tốc độ quay vòng vốn tín dụng trong kỳ tăng nhanh và ngược lại.

1.3.2.4. Tỷ trọng doanh thu từ hoạt động cho vay

Tỷ trọng doanh thu từ = hoạt động cho vay

Doanh thu từ hoạt động cho vay Tổng doanh thu

x 100%

Đây là chỉ tiêu định lượng để đánh giá hiệu quả cho vay. Ngân hàng hoạt động với mục tiêu lợi nhuận, do đó ngoài việc đảm bảo an toàn vốn thu đủ gốc cho vay, thì phần lãi vốn vay luôn được ngân hàng quan tâm. Chỉ tiêu cho phép ngân hàng đánh giá chính xác hiệu quả đồng vốn cho vay, đánh giá được khả năng sinh lời của hoạt động cho vay. Từ đó giúp ngân hàng có những chính sách và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của mình.

Một phần của tài liệu 1495_235957 (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w