Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Một phần của tài liệu 1495_235957 (Trang 62 - 63)

Đặc điểm của DNNVV trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận được thể hiện dưới một số mặt sau:

Thứ nhất, quy mô vốn của các DNNVV tại tỉnh Ninh Thuận còn nhỏ, gần 50% số doanh nghiệp có mức vốn sở hữu dưới 10 tỷ đồng, do vậy tình trạng thiếu vốn luôn xảy ra. Vốn tự có không đủ, thị trường kinh tế cạnh tranh gay gắt gây nhiều khó khăn cho DNNVV trong việc tiếp cận với nguồn vốn. Do vậy, nguồn vốn vay của các NHTM là một lựa chọn ưu tiên đối với DNNVV. Tuy nhiên, hiện nay nhiều doanh nghiệp trên địa bàn đang gặp những vướng mắc về lãi suất, thủ tục, chính sách và phương thức vay của các NHTM trên địa bàn, do vậy các DNNVV thường không dễ dàng xin vay được. Do thiếu vốn để sản xuất và kinh doanh nên đa số các DNNVV trên địa bàn tỉnh đã chọn cách sản xuất cầm chừng để duy trì hoạt động. Điều này gây ảnh hưởng đến sự phát triển của chính bản thân DNNVV nói riêng và với nền kinh tế nói chung.

Thứ hai, trình độ chuyên môn của các chủ DNNVV trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận chưa cao. Trên địa bàn tỉnh, có nhiều chủ DNNVV có trình độ học vấn trung cấp trở xuống, số người tốt nghiệp đại học chiếm tỷ trọng gần 40%, trình độ thạc sĩ và tiến sĩ hầu như không có. Điều đáng chú ý đối với các DNNVV tại đây là đa số các chủ doanh nghiệp không được đào tạo bài bản về kiến thức quản trị doanh nghiệp và chủ

yếu thực hiện quản lý theo kinh nghiệm. Điều này gây ảnh hưởng đến việc lập chiến lược phát triển, định hướng kinh doanh và quản lý của các DNNVV tại đây.

Thứ ba, trình độ sử dụng công nghệ của các nhân viên trong các DNNVV trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận còn thấp. Do tài chính thấp, nên các DNNVV khó có thể tiếp cận được với công nghệ mới và các sản phẩm đưa ra thị trường không có tính cạnh tranh.

Thứ tư, hạn chế trong tiếp cận nguồn nguyên liệu với giá cả cạnh tranh và chưa đề cao vấn đề thương hiệu của DNNVV. Đa số các DNNVV trên địa bàn tỉnh đều phải nhập nguyên liệu đầu vào. Bên cạnh đó, công nghiệp chế tạo vẫn chủ yếu là gia công lắp ráp. Cụ thể, một số sản phẩm có sự tăng trưởng cao như hạt điều, may mặc, chế biến thực phẩm….đều phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu từ bên ngoài. Đối với các DNNVV trên địa bàn tỉnh, do các DN này có quy mô nhỏ và vốn tự có ít, vị thế yếu do vậy nếu không có hình thức hợp tác thích hợp để mua nguyên vật liệu thì sẽ luôn ở thế bất lợi về giá cả sản phẩm đầu ra.

Một phần của tài liệu 1495_235957 (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w