Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở các địa phương

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC YÊN, TỈNH SƠN LA (Trang 36 - 44)

trong nước

2.2.2.1. Quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở Việt Nam

Đảng và Nhà nước ta đã nhiều lần đổi mới chính sách, pháp luật đất nông nghiệp cho phù hợp với yêu cầu của phát triển kinh tế. Chính sách đất nông nghiệp đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã được các nghị quyết Đại hội

VI và các nghị quyết Bộ Chính trị khóa VI (năm 1998) nhấn mạnh theo hướng coi trọng vị trí đặc biệt của nông nghiệp, chủ trương đổi mới cơ chế quản lý trong các hợp tác xã nông nghiệp, phát huy triệt để vai trò chủ động của hộ nông dân. Đặc biệt, Nghị quyết Đại hội VII và Nghị quyết Trung ương 2 khóa VII (năm 1992) đã đề ra chủ trương: ruộng đất thuộc quyền sở hữu toàn dân, giao cho

nông dân quyền sử dụng lâu dài; Nghị quyết Trung ương 5 khóa VII (năm 1993)

khẳng định: kiên trì và nhất quán thực hiện chính sách phát triển kinh tế nhiều

thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Nghị quyết số 26-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn xác định: “Sửa đổi Luật Đất nông nghiệp theo hướng: tiếp tục khẳng định đất nông nghiệp là sở hữu toàn dân, Nhà nước thống nhất quản lý theo quy hoạch, kế hoạch để sử dụng có hiệu quả; giao đất cho hộ gia đình sử dụng lâu dài; mở rộng hạn mức sử dụng đất; thúc đẩy quá trình tích tụ đất nông nghiệp; công nhận quyền sử dụng đất được vận động theo cơ chế thị trường, trở thành một nguồn vốn trong sản xuất, kinh doanh”.

Cùng với đó, quản lý nhà nước về đất nông nghiệp đã có những tiến bộ rõ rệt góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và thu nhập cho dân cư, cải thiện môi trường sống chung, giữ vững ổn định chính trị - xã hội. Hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về đất nông nghiệp được tăng cường, quyền quản lý đất được phân cấp nhiều hơn cho chính quyền địa phương. Các cơ sở dữ liệu về đất nông nghiệp ngày càng phong phú hơn, đầy đủ hơn, chính xác hơn và được chuẩn hóa, lưu giữ khoa học hơn. Quyền sử dụng đất đã bước đầu trở thành tài sản để Nhà nước và nhân dân vốn hóa đưa vào đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội.

Những kết quả trên đây đã góp phần tạo điều kiện cho việc sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả hơn, góp phần vào quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mà vẫn đảm bảo an ninh lương thực cho quốc gia. Diện tích đất dành cho đô thị tăng nhanh, góp phần hình thành mạng lưới đô thị phân bố tương đối hợp lý trên cả nước. Kéo theo đó là diện tích đất nông nghiệp có sự giảm xuống nhưng giá trị sản xuất nông nghiệp trên một đơn vị diện tích không ngừng tăng (Nếu như năm 2004, giá trị sản xuất trồng trọt bình quân cả nước là 21 triệu đồng/ha thì đến năm 2011 là 55 triệu đồng/ha) (Nguyễn Quang Minh, 2012).

Ngân sách các địa phương thu từ đất nông nghiệp tăng nhanh, diện mạo nông thôn được cải thiện. Quyền và lợi ích hợp pháp của người dân liên quan

đến đất nông nghiệp cơ bản được bảo đảm. Tuy nhiên, thực tiễn những năm qua cho thấy còn nhiều bất cập, hạn chế trong quản lý đất nông nghiệp, như: một số chủ trương, chính sách lớn chậm được triển khai trong thực tiễn như tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quá chậm, giá đất do Nhà nước quy định chưa sát giá thị trường, vấn đề hạn điền, vấn đề quản lý và sử dụng đất theo quy hoạch còn nhiều vướng mắc... Do còn những bất cập này nên đất nông nghiệp chưa được quản lý chặt chẽ, hiệu quả sử dụng đất còn thấp, đất sản xuất nông nghiệp còn manh mún, diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất bị xói mòn còn lớn, việc sử dụng đất còn lãng phí. Tình trạng vi phạm nghiêm trọng pháp luật đất nông nghiệp vẫn diễn ra và chưa có hướng khắc phục triệt để. Những hạn chế, yếu kém trên, một phần là do nguồn gốc lịch sử đất nông nghiệp và pháp lý rất phức tạp do chính sách đất nông nghiệp biến đổi qua nhiều thời kỳ lịch sử với các chế độ sở hữu và cơ chế quản lý đất nông nghiệp khác nhau, nhất là do chuyển từ mô hình quản lý hành chính, quan liêu, bao cấp sang cơ chế quản lý thích hợp với thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Phần khác, nguyên nhân của yếu kém kể trên là do một số chủ trương, chính sách đất nông nghiệp của Đảng ta chậm được đổi mới, cơ chế quản lý của Nhà nước đối với đất nông nghiệp chưa thật sự hợp lý, nhất là hệ thống chính sách, pháp luật về đất nông nghiệp hiện hành vừa phức tạp, vừa chồng chéo, vừa lạc hậu so với thực tiễn nên khó thực hiện, đồng thời tạo nhiều kẽ hở cho kẻ xấu lợi dụng. Do vậy, cần có sự đánh giá đúng về thực trạng công tác quản lý đất nông nghiệp của nhà nước để từ đó đưa ra các chính sách kịp thời khắc phục (Nguyễn Thị Luyến, 2015).

2.2.2.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở các địa phương trong nước

a. Kinh nghiệm của huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội

* Khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.

Bản đồ địa chính xã được tiến hành đo đạc năm 1992-1994 với tổng số tờ trên toàn huyện là 1.291 bao gồm 559 tờ thổ canh tỷ lệ 1/1000 và 737 tờ thổ cư tỷ lệ 1/500. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thực hiện qua các kỳ kiểm kê đất đai 1995, 2000, 2005. Về cơ bản hệ thống bản đồ đã đáp ứng tốt cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai; bản đồ địa chính luôn được chỉnh lý, cập nhật thường xuyên phù hợp với hiện trạng sử dụng đất, tuy nhiên hệ thống bản đồ đã được đo vẽ từ khá lâu, do vậy trên một số tờ đã biến động khá nhiều cần được đo vẽ mới hoặc đo vẽ bổ sung trong thời gian tới để đáp ứng tốt hơn công tác quản lý đất đai (Phan Thế Long, 2019).

* Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được UBND huyện khá quan tâm. Kỳ quy hoạch trước, trên địa bàn huyện Gia Lâm có 21/22 xã, thị trấn đã lập quy hoạch phân bổ sử dụng đất theo Nghị định 64/CP giai đoạn 1995-2015, phương án quy hoạch sử dụng đất của các xã đã được phê duyệt và đang triển khai thực hiện.

Một số quy hoạch chi tiết trên địa bàn huyện đã được thành phố phê duyệt như: Quy hoạch khu đô thị mới Đặng Xá; Quy hoạch chi tiết xã Bát Tràng; Quy hoạch cụm công nghiệp Ninh Hiệp; Khu đất đấu giá tại thị trấn Trâu Quỳ; Quy hoạch cụm công nghiệp Hapro-Lệ Chi; Quy hoạch cụm làng nghề Kiêu Kỵ; Quy hoạch cụm sản xuất làng nghề Bát Tràng... Đến nay, các phương án quy hoạch trên đã và đang triển khai thực hiện tốt.

Năm 2019, UBND huyện Gia Lâm được UBND Thành phố phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất gồm 126 dự án với tổng diện tích 1.122,16ha. Kết quả thực hiện như sau:

- Đã thực hiện 81 dự án với tổng diện tích 783,84 ha, đạt 64,3%.

- Chưa thực hiện 35 dự án với tổng diện tích 338,32 ha, đạt 35,7% (Phan Thế Long, 2019).

Năm 2019, Phòng đã tham mưu UBND huyện báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định, phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2020 gồm 131 dự án với tổng diện tích 349,86ha. Đến nay, UBND Thành phố chưa có quyết định phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2020 huyện Gia Lâm (Phan Thế Long, 2019).

* Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

+ Đối với hộ gia đình, cá nhân

- Hiện nay, trên địa bàn 22 xã, thị trấn đã cấp được 7.741 Giấy xác nhận đăng ký đất đai, đạt 100% kế hoạch.

- Đến ngày 31/12/2019, phòng Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu UBND Huyện cấp được 567 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đạt 189% kế hoạch giao.

+ Công tác cấp lại, cấp đổi GCN sau dồn điền, đổi thửa

Công tác cấp lại, cấp đổi GCN sau dồn điền đổi thửa năm 2019 như sau:

- Về phê duyệt phương án:

Số hộ tham gia thực hiện dồn điền, đổi thửa : 9.285 hộ

Số hộ đã được phê duyệt phương án : 7.990 hộ, đạt 86,05% Số hộ chưa được phê duyệt phương án: 1.295 hộ (1.123 hộ xã Văn Đức; 11 hộ xã Lệ Chi, 161 hộ xã Dương Quang).

- Về cấp GCN sau dồn điền, đổi thửa:

Số hộ đã được phê duyệt phươn án là 7.990 hộ. Trong đó: - Số trường hợp không phải cấp: 166 trường hợp

- Số trường hợp chưa đủ điều kiện cấp: 449 trường hợp (đã khép kín hồ sơ: 165 trường hợp; chưa khép kín hồ sơ: 284 trường hợp, trong đó: Trung Mầu 142 trường hợp; Dương Quang 141 trường hợp).

- Số trường hợp phải cấp: 7.375 trường hợp

+ Số trường hợp đã cấp: 6.764 trường hợp, đạt 91,72%.

+ Số trường hợp chưa cấp: 611 trường hợp (xã Trung Mầu: 609 trường hợp; xã Phú Thị: 02 trường hợp) (Phan Thế Long, 2019).

* Thống kê, kiểm kê đất đai

Kiểm kê đất đai 5 năm 1 lần thường xuyên được huyện duy trì, cụ thể, huyện Gia Lâm đã tiến hành làm tổng kiểm kê đất đai năm 2000 và 2005,2010, 2015 với kết quả được đánh giá với chất lượng tốt. Năm 2019, UBND huyện đang thực hiện kiểm kê đất đai.

Thống kê đất đai hàng năm được duy trì, hàng năm công tác thống kê đất đai được tiến hành cả cấp huyện và xã. UBND huyện Gia Lâm đã chỉ đạo phòng chuyên môn phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tiến hành đo đạc diện tích đất của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện theo Chỉ thị 31 của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn cho các cán bộ địa chính xã về công tác Thống kê, lập hệ thống biểu mẫu đúng theo quy định của Luật.

Qua kết quả thống kê năm 2019, tổng diện tích tự nhiên trên địa bàn huyện là: 11.671,24 ha, trong đó: Nhóm đất nông nghiệp là 6.495,61 ha; Nhóm đất phi nông nghiệp là 5106,00 ha; Nhóm đất chưa sử dụng là 69,63 ha (Phan Thế Long, 2019).

b. Kinh nghiệm của thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình * Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Thực hiện quy định của pháp luật đất đai về lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp, xác định rõ vai trò quan trọng của công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đối với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng nên trong những năm qua công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thành phố được quan tâm, triển khai khá đồng bộ.

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) được ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình phê duyệt tại Quyết định số 147/QĐ-UBND ngày 11 tháng 3 năm 2014. Công tác lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm của thành phố cũng được thực hiện đầy đủ và đúng quy định của pháp luật. Đây thực sự là hành lang pháp lý, là cơ sở để quản lý và sử dụng đất đai, tạo điều kiện cho người sử dụng đất yên tâm đầu tư nhằm sử dụng đất có hiệu quả theo quy hoạch và pháp luật (Lê Thị Phương, 2019).

* Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

Việc giao đất ổn định, lâu dài cho các đối tượng sử dụng là một bước tiến mới trong nhận thức về quản lý đất đai, thực sự là một chính sách quan trọng khắc phục tình trạng đất vô chủ, sử dụng kém hiệu quả, đồng thời tạo điều kiện cho người sử dụng đất yên tâm đầu tư để phát triển sản xuất, kinh doanh, sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả cao hơn. Đến năm 2018 đã thực hiện giao cho các đối tượng quản lý, sử dụng như sau:

- Tổng diện tích đất phân theo đối tượng sử dụng có 3.413,97 ha, chiếm 73,03% diện tích tự nhiên, trong đó:

+ Hộ gia đình, cá nhân : 2.405,08 ha, chiếm 51,45% + Tổ chức trong nước : 982,10 ha, chiếm 21,01%

+ Cộng đồng dân cư : 26,79 ha, chiếm 0,57% (Lê Thị Phương, 2019).

- Tổng diện tích đất phân theo đối tượng được giao để quản lý có 1.260,96 ha, chiếm 26,97% diện tích tự nhiên (được giao cho UBND xã, thị trấn quản lý).

Đối với các dự án đầu tư có sử dụng đất, thành phố đã thực hiện giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp đã được xét duyệt. Tập trung rà soát, xử lý dứt điểm những trường hợp đất đã giao cho nhà đầu tư, các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức đoàn thể nhưng không sử dụng hoặc sử dụng sai mục đích, trái pháp luật. Rà soát các trường hợp đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng sử dụng lãng phí, không đúng mục đích, đầu cơ đất, chậm đưa đất vào sử dụng... để có biện pháp xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Rà soát các chính sách ưu đãi đầu tư của địa phương để điều chỉnh cho phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình thực tế tại địa phương nhằm thu hút đầu tư (Lê Thị Phương, 2019).

* Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất

Mặc dù quy định về nội dung quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất là nội dung mới được đưa vào theo quy định tại khoản 6, Điều 22 của Luật đất đai năm 2013, tuy nhiên từ trước đến nay UBND thành phố đã rất quan tâm chỉ đạo để thực hiện tốt công tác này.

- Về bộ máy quản lý: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu bộ máy các cơ quan tham mưu trực thuộc UBND cấp huyện; thành phố Ninh Bình đã thành lập cơ quan chuyên môn thực hiện quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi

thu hồi đất, đó là Ban giải phóng mặt bằng trực thuộc UBND thành phố. Tổ chức này chuyên đảm nhiệm công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất; quản lý, tổ chức đấu giá quỹ đất sau thu hồi.

- Về kết quả thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng:

Công tác giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án được triển khai đúng quy định, có sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị, giải quyết kịp thời các ý kiến, kiến nghị của người dân, cơ bản đảm bảo đúng tiến độ các dự án. Đã bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để thực hiện 65 dự án nhằm nâng cấp cơ sở hạ tầng đô thị và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn; số hộ bị ảnh hưởng thu hồi đất là 11.090 hộ, trong đó, đất thổ cư là 990 hộ, đất nông nghiệp là 10.100 hộ, với tổng diện tích là 822,9 ha.

Thực hiện tốt giải phóng mặt bằng một số dự án lớn, ảnh hưởng tới nhiều hộ dân như: đường ĐT477 kéo dài (nay là Quốc lộ 1A tránh thành phố Ninh Bình), Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế, mở rộng Quốc lộ 1A, nâng cao an toàn cầu đường sắt tuyến Hà Nội-TP Hồ Chí Minh, khu công nghiệp Phúc Sơn... (Lê Thị Phương, 2019)

* Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC YÊN, TỈNH SƠN LA (Trang 36 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w