Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC YÊN, TỈNH SƠN LA (Trang 46 - 51)

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Bắc Yên là một huyện vùng núi cao của tỉnh Sơn La, nằm cách trung tâm tỉnh Sơn La 95 km về phía Đông Bắc, gồm có 16 xã, thị trấn. - Phía Bắc và phía Tây bắc giáp tỉnh Yên Bái và huyện Mường La.

Hình 3.1. Sơ đồ hành chính huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La

Nguồn: Số liệu điều tra (2020) Phía Nam và Đông nam giáp huyện Yên Châu và huyện Mộc Châu.

Phía Đông giáp huyện Phù Yên.

Phía Tây và Tây nam giáp huyện Mai Sơn.

Bắc Yên là huyện vùng cao, ở phía đông bắc của tỉnh Sơn La, độ cao trung bình từ 1.000 m -1400m so với mặt nước biển. Tọa độ địa lý điểm trung tâm từ 21013’ 23” độ vĩ bắc đến 104022’09” độ kinh đông. Phía đông giáp huyện Phù Yên; phía tây giáp huyện Mường La và huyện Mai Sơn. Phía nam huyện Mộc Châu và huyện Yên Châu. Phía bắc giáp huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. Từ thành phố Sơn La theo quốc lộ số 6 (theo hướng Sơn La - Hà Nội) đến ngã ba tượng đài thanh niên xung phong rẽ trái theo quốc lộ 37 đến trung tâm huyện Bắc Yên có chiều dài khoảng 100 km. Từ thành phố Hà Nội theo quốc lộ 32 qua Sơn Tây, cầu Trung Hà đến ngã tư Thanh Sơn theo quốc lộ 32 đến ngã ba Mường Cơi rẽ trái theo quốc lộ 37 qua thị trấn Phù Yên đến ngã ba Gia Phù rẽ phải theo quốc lộ đến thị trấn Bắc Yên dài khoảng 200 km. Quốc lộ 37 kết nối Bắc Yên với 2 huyện Mai Sơn và Phù Yên (UBND huyện Bắc Yên, 2020a).

3.1.1.2. Đất đai

Theo bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Sơn La huyện Bắc Yên có một số loại đất chính sau: đất phù sa ngòi suối (Py) diện tích khoảng 220 ha, chiếm tỷ lệ 0,2% diện tích tự nhiên, nằm ở địa hình thấp dọc theo ven sông, suối. Hàm lượng dinh dưỡng đất ở mức trung bình, thích hợp cho trồng lúa nước và một số loại hoa màu (ngô, đậu đỗ...). Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất Fs diện tích khoảng 32.980 ha, chiếm 29,8%, phân bố chủ yếu trên địa hình đồi núi cao. Độ dốc phổ biến từ 20-30%, tầng đất dầy từ 50-100 cm. Hàm lượng dinh dưỡng ở mức trung bình đến khá, thích hợp với các loại cây trồng lâu năm có giá trị kinh tế cao như chè, cây ăn quả... Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq) diện tích 31.890 ha, chiếm khoảng 29%, phân bố trên địa hình đồi núi cao từ 600 - 1000 m. Độ dốc thường trên 250. Tầng đất mỏng, phổ biến từ 30- 50 cm, hàm lượng dinh dưỡng nghèo. Đất vàng đỏ trên đá mác ma axít (Fa) diện tích 16.600 ha, chiếm khoảng 15%. Phân bố trên địa hình núi cao từ 400-600 m. Độ dốc phổ biến từ 20-250, đất có hàm lượng dinh dưỡng nghèo. Tầng dầy thường từ 30-70 cm, thích hợp với cây công nghiệp ngắn ngày như đậu đỗ, sắn... Đất mùn vàng nhạt trên đá phiến sét (Hs), diện tích khoảng 11.300 ha, chiếm 10%. Phân bố trên khu vực núi cao trên 1000 m. Loại đất này chỉ có ý nghĩa về lâm sinh. Đất mùn vàng nhạt trên đá cát (Hq) diện tích khoảng 7.700 ha, chiếm 7%. Phân bố trên khu vực núi cao trên 1000 m. Loại đất này chủ yếu để khoanh nuôi và bảo vệ rừng. Ngoài ra còn một

số loại đất có diện tích 10.041 ha, chiếm tỷ lệ 9% so với diện tích tự nhiên như đất dốc tụ (D), đất nâu đỏ trên đá vôi (Fv). Nhiệt độ trung bình hàng năm 18,5oC - 200C. Thường lạnh nhiều vào các tháng 10, 11, 12, đến tháng 1, 2 năm sau. Thường nắng nhiều vào các tháng 4, 5, 6, 7. Thường mưa nhiều vào các tháng 6, 7, 8, 9. Lượng mưa trung bình hàng năm 1160-1600 mm. Nóng ẩm mưa nhiều từ tháng 8. Huyện Bắc Yên chia thành 3 vùng: vùng cao gồm 6 xã: Tà Xùa, Làng Chếu, Xím Vàng, Hang Chú, Háng Đồng, Hua Nhàn, độ cao trung bình 1.300m so với mặt nước biển, khí hậu mát mẻ, mùa đông lạnh (từ 5-100C) quanh năm có sương mù. Vùng giữa gồm 4 xã Phiêng Ban, Mường Khoa, Hồng Ngài, Song Pe và thị trấn, là vùng chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc và thường có sương muối, từ tháng 3 đến tháng 5 hàng năm có gió Lào. Vùng còn lại là các xã vùng lòng hồ sông Đà gồm: Chiềng Sại, Phiêng Côn, Tạ Khoa, Chim Vàn, Pắc Ngà, Song Pe (UBND huyện Bắc Yên, 2020a).

Hiện trạng sử dụng đất năm 2019 huyện Bắc Yên là 109.863,74 ha, được phân bố sử dụng như sau:

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2019 huyện Bắc Yên

TTT Chỉ tiêu Diện tích

(ha) Tỷ lệ %

TỔNG 109.863,74 100,00

11 Đất nông nghiệp NNP 66.209,13 60,26

22 Đất phi nông nghiệp PNN 5571,17 5,07

33 Đất chưa sử dụng CSD 38.083,45 34,66

44 Đất đô thị KDT 778,46 0,71

Nguồn: UBND huyện Bắc Yên (2020) + Đất nông nghiệp 66.209,13 ha, chiếm 60,26 % tổng diện tích tự nhiên + Đất phi nông nghiệp 5.571,17 ha, chiếm 5,07% tổng diện tích tự nhiên + Đất chưa sử dụng 38.083,45ha, chiếm 34,66% tổng diện tích tự nhiên + Đất đô thị 778,46 ha, chiếm 0,71% tổng diện tích tự nhiên

3.1.1.3. Sông, suối

Huyện Bắc Yên có 9 con suối, có chiều dài từ 10km trở lên với tổng chiều dài trên 130km. Suối Lừm khoảng 25 km bắt nguồn từ suối Chế Đồng, hợp lưu

từ suối Nậm Lộng và các con suối nhỏ chảy ra sông Đà, phục vụ nước cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân các xã Hang Chú, Pắc Ngà. Suối Chim dài khoảng 30 km bắt nguồn từ suối Phình Hồ, hợp lưu từ suối Háng Năng, suối Pa Cư Sáng và các con suối nhỏ chảy ra sông Đà cung cấp nước phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân các xã Hang Chú, Xím Vàng, Chim Vàn. Suối Vàn dài khoảng 23 km bắt nguồn từ suối Sồng Chống, hợp lưu của suối Xím Vàng và các con suối nhỏ chảy ra sông Đà cung cấp nước phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân các xã Xím Vàng, Chim Vàn. Suối Pe dài khoảng 18 km bắt nguồn từ suối Cao, hợp lưu từ các con suối nhỏ chảy ra sông Đà cung cấp nước phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân các xã Phiêng Ban, Song Pe. Suối Sập dài khoảng 28 km bắt nguồn từ suối Làng Sáng, hợp lưu từ suối Bẹ và các con suối nhỏ chảy ra sông Đà cung cấp nước phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân các xã Háng Đồng, Tà Xùa, Phiêng Ban, Hồng Ngài. Suối Sại dài khoảng 10 km bắt nguồn từ suối En, hợp lưu từ các con suối nhỏ chảy ra sông Đà, cung cấp nước phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân các xã Phiêng Côn, Chiềng Sại. Suối Sập Việt dài khoảng 45 km bắt nguồn từ huyện Mộc Châu qua Yên Châu, hợp lưu từ các con suối nhỏ chảy ra sông Đà, cung cấp nước phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân các xã Phiêng Côn, Tạ Khoa, Hua Nhàn. Suối Nhạn dài khoảng 18 km bắt nguồn từ bản Hua Nhàn xã Hua Nhàn, hợp lưu từ các con suối nhỏ chảy ra sông Đà, cung cấp nước phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân xã Tạ Khoa. Suối Khoa dài khoảng 20 km bắt nguồn từ suối Chẹn, hợp lưu từ các con suối nhỏ chảy ra sông Đà, cung cấp nước phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân xã Hua Nhàn, Mường Khoa.

Huyện Bắc Yên có khoảng 72 km chiều dài hồ sông Đà với 3.115 ha diện tích đất có mặt nước và các hồ thủy điện Suối Sập I, Suối Sập III, Nậm Chim I, Nậm Chim II, Nậm Lừm I... Bắc Yên còn có nhiều suối nước lạnh (khoảng 150C), phù hợp với nghề nuôi cá hồi (hiện đang được nghiên cứu triển khai). Hệ thống thủy lợi của huyện Bắc Yên chủ yếu là các đập, mương phai nước tự chảy từ các suối. Đã được kiên cố hóa, cơ bản bảo đảm ổn định lượng nước tưới tiêu cho trên 1000 ha lúa 1 vụ và trên 260 ha lúa 2 vụ. Các công trình nước sinh hoạt tự chảy được xây dựng thành các bể, ống dẫn nước, các mó nước từ các suối, khe suối nhỏ. Đến nay toàn huyện đã có 126/152 bản có công trình nước sinh hoạt với 85% số hộ được sử dụng.

Hệ thống sông, suối, hồ, đập là nguồn cung cấp nước sinh hoạt, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, giao thông vận tải, thủy điện. Nhưng cũng tiềm ẩn những nguy cơ tai họa có thể xảy ra, như: Lũ quét, lũ ống năm 2003 làm chết 05 học sinh đi học qua cửa suối Sại. Ngày 25 và 26/9/2008 xảy ra mưa, lũ quét tại các xã của huyện Bắc Yên tổng thiệt hại tài sản của Nhà nước và nhân dân gần 100 tỷ đồng, làm chết 7 người, 9 người bị thương, 07 nhà lớp học bị sạt lở, vùi lấp, 54 nhà dân bị trôi hoàn toàn, 64 nhà dân bị hư hỏng nặng phải di dời, 279 nhà dân bị hư hỏng. Làm trôi 30 thuyền, hàng chục ô tô, xe máy, máy điện, hàng trăm gia cầm, gia súc bị chết. Đường quốc lộ 37 từ xã Mường Khoa đi huyện Mai Sơn bị sạt lở 25km. Tổng khối lượng sụt lở đất đá nền đường khoảng 600.000 m3. Đường nội huyện thuộc các xã Mường Khoa, Tạ Khoa, Phiêng Côn và Hua Nhàn bị sạt lở, ách tắc do đất đá vùi lấp, cô lập hoàn toàn. Tỉnh lộ 112 bị sạt lở với khối lượng đất đá phải giải toả là 3000 m3. Năm 2009, xảy ra cháy rừng khoảng 100 ha tại khu rừng đặc dụng Tà Xùa. Hạn hán năm 2009 - 2010 làm thiệt hại 70% diện tích hoa màu của nhân dân tại các xã (UBND huyện Bắc Yên, 2020a).

3.1.1.4. Địa hình

Huyện Bắc Yên có địa hình rất phức tạp, bị chia cắt mạnh, dốc đứng, núi cao, khe sâu. Có đỉnh núi cao nhất là Phu Sa Phìn cao 2879m, thấp nhất là vùng hồ sông Đà có độ cao 120 m. Hướng dốc chính theo hướng tây bắc - đông nam và hướng bắc - nam 85% diện tích huyện, có độ dốc trên 25o. Có hang A Phủ tại xã Hồng Ngài; Hang Tấng ở bản Nà Dòn xã Chiềng Sại; Hang bản Phù, hang bản En, hang bản Nhèm xã Phiêng Côn; Hang Mó Tôm, hang Dơi, hang Lạnh ở bản Pe, hang Mong, hang Cỏ Thái ở bản Mong xã Song Pe. Huyện Bắc Yên có nhiều loại khoáng sản, đáng kể nhất là mỏ niken - đồng bản Phúc và bản Khoa xã Mường Khoa (diện tích trên 250 ha) có trữ lượng 984.000 tấn quặng với hàm lượng Niken (Ni) 3,55%, đồng (Cu) 1,3% (theo số liệu khảo sát của Công ty trách nhiệm hữu hạn mỏ niken Bản Phúc) hiện nay đang trong giai đoạn khai thác. Ngoài ra còn có mỏ đồng ở Chiềng Sại (diện tích khoảng 100 ha), trữ lượng khoảng 177 tấn, mỏ chì Pắc Ngà, mỏ cao lanh ở Làng Chếu, mỏ uran, kaolin ở Tà Xùa, mỏ đồng - niken ở bản Đung, bản Giàng xã Hồng Ngài, mỏ sirisít ở Hang Chú. Huyện Bắc Yên có tài nguyên rừng khá phong phú với diện tích rừng nguyên sinh đặc dụng 4.696,7 ha; Diện tích rừng phòng hộ 19.135,7 ha; Diện tích rừng sản xuất 11.851 ha; Độ che phủ của rừng 38,4%; Có những loại thực

vật quý hiếm như pơ mu, sa mu, trò, vàng tâm, lát, dổi... Có những loại động vật quý hiếm như: vượn, khỉ, lợn rừng, hoãng, rắn, trăn (UBND huyện Bắc Yên, 2020a).

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC YÊN, TỈNH SƠN LA (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w